HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2022/NQ-HĐND |
An Giang, ngày 11 tháng 11 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 10 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 733/TTr-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang Khóa X Kỳ họp thứ 10 (chuyên đề) thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 11 năm 2022 và thay thế Nghị quyết số 15/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang.
|
CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG HỖ TRỢ, MẪU HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LỰA CHỌN DỰ
ÁN, KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, LỰA CHỌN ĐƠN VỊ ĐẶT HÀNG TRONG THỰC HIỆN CÁC
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 15 năm 2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh An Giang)
Quy định này quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang, gồm:
1. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Dự án 2).
2. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Tiểu dự án 1 Dự án 3).
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 3. Đối tượng, phương thức, nguyên tắc hỗ trợ
1. Đối tượng hỗ trợ
a) Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Quyết định số 90/QĐ-TTg).
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện theo quy định tại gạch đầu dòng (-) thứ hai điểm a khoản 3 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg .
2. Phương thức hỗ trợ
Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thực hiện theo dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
3. Nguyên tắc hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH).
Điều 4. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
1. Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
a) Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Dự án 2): Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Tiểu dự án 1 Dự án 3): Thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tư số 04/2022/TT- BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT).
2. Mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
b) Hỗ trợ tối đa không quá 1.500 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết cấp huyện phê duyệt. Phương thức hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện 01 dự án, kế hoạch liên kết hoặc 01 dự án, phương án sản xuất.
c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP .
3. Mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất (dự án); lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
a) Mẫu hồ sơ: Thực hiện theo Mẫu số 1, Mẫu số 2 kèm theo Nghị quyết này.
b) Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất; lựa chọn đơn vị đặt hàng.
- Bước 1. Khảo sát, xây dựng dự án: Thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH và theo Mẫu số 01 kèm theo Nghị quyết này.
- Bước 2. Thẩm định dự án: Thực hiện theo đoạn thứ nhất (1), thứ hai (2), thứ tư (4) điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
Thành phần Hội đồng bao gồm: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Chủ tịch Hội đồng đối với dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo - Dự án 2) và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ tịch Hội đồng đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
- Tiểu dự án 1, Dự án 3); các thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án, kế hoạch liên kết, đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, ngành, lĩnh vực chuyên môn và chuyên gia độc lập hoặc các thành phần khác (nếu cần thiết).
- Bước 3. Phê duyệt dự án
Căn cứ ý kiến thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
Nội dung quyết định dự án, kế hoạch liên kết: Theo đoạn thứ hai (2) điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
- Thời gian quyết định phê duyệt dự án: Theo điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
Điều 5. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
1. Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
a) Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Dự án 2): Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Tiểu dự án 1 Dự án 3): Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị quyết này.
2. Mức hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
b) Hỗ trợ tối đa không quá 800 triệu đồng/dự án, phương thức hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện 01 dự án, kế hoạch liên kết hoặc 01 dự án, phương án sản xuất, trong đó mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Hỗ trợ cho các hộ tham gia dự án đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, phân bón, thức ăn chăn nuôi,... theo định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cho đối tượng tham gia dự án (hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật), cụ thể:
+ Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, mức hỗ trợ tối đa 25 triệu đồng/hộ.
+ Đối với hộ mới thoát nghèo, mức hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/hộ.
+ Đối với hộ dân (không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo) trên địa bàn huyện nghèo: Mức hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hộ.
- Hỗ trợ về xây dựng và quản lý dự án (mức tối đa 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Thông tư số 46/2022/TT- BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Thông tư số 46/2022/TT-BTC)), để thực hiện các nội dung:
+ Nghiên cứu, lập dự án và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất (1) điểm b khoản 7 Điều 13 Thông tư số 46/2022/TT-BTC: Tối đa 03 triệu đồng.
+ Khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện theo quy định tại gạch đầu dòng thứ hai (2) điểm b khoản 7 Điều 13 Thông tư số 46/2022/TT-BTC: Tối đa 10 triệu đồng.
+ Triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại gạch đầu dòng thứ ba (3) điểm b khoản 7 Điều 13 Thông tư số 46/2022/TT-BTC: Tối đa 06 triệu đồng.
+ Các nội dung khác về quản lý dự án (nếu có) theo thực tế phát sinh.
- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Tối đa 40 triệu đồng.
- Hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả: Chi theo thực tế nhưng không quá 500.000 đồng/tháng.
c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP .
3. Mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất (dự án); lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
a) Mẫu hồ sơ: Thực hiện theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH và Mẫu số 02, Mẫu số 03 kèm theo Nghị quyết này.
b) Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất; lựa chọn đơn vị đặt hàng:
- Bước 1. Xây dựng dự án: Thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH và Mẫu số 02, Mẫu số 03 kèm theo Nghị quyết này.
- Bước 2. Thẩm định dự án: Thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
- Bước 3. Phê duyệt dự án: Thực hiện theo điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
- Thời gian quyết định phê duyệt dự án thực hiện theo điểm d khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH .
1. Sử dụng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Dự án 2 và Tiểu dự án 1 Dự án 3 thuộc Chương trình), gồm:
a) Ngân sách trung ương.
b) Ngân sách địa phương (đối ứng tối thiểu 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện).
2. Vốn huy động hợp pháp và vốn đóng góp của Nhân dân (nếu có).
Mẫu số 01. Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP
ĐỒNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Số:......./20...../HĐSXTT
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành;
Căn cứ biên bản cử đại diện nhóm hộ nông dân ngày ...... tháng ...... năm ...... tại ........................;
Hôm nay, ngày ...... tháng ....... năm …… tại ......……....…........................., chúng tôi gồm:
BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN
Địa chỉ trụ sở giao dịch: .........................................................................................
Điện thoại: ………….... Fax: …….............. Di động: ..........................................
Tài khoản số: …………………… Mở tại ngân hàng: ..........................................
Mã số thuế doanh nghiệp: .....................................................................................
Đại diện bởi ông (bà): ............................................. Chức vụ: ..............................
(Giấy ủy quyền số: ................................., viết ngày ....... tháng ....... năm ....... bởi ông (bà): ................................................ Chức vụ:............................... ký (nếu có)).
BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN
Đại diện cho ...... nông dân có tên trong danh sách kèm theo hợp đồng này.
Do ông (bà) :…………………….... Chức vụ: ………………....... làm đại diện.
CMND/CCCD số: .......……………. Ngày cấp …………… Nơi cấp .................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Điện thoại: ………….... Fax: …….............. Di động: ..........................................
Tài khoản số: …………………… Mở tại ngân hàng: ..........................................
Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời hạn ................ năm (vụ), với các nội dung sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
Bên A cam kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm do bên B sản xuất. Bên B cam kết sản xuất và bán sản phẩm cho bên A trong thời gian sản xuất: Từ ngày ...... tháng ...... năm ....... đến ngày ....... tháng ........ năm ........
- Loại giống: ..........................................................................................................
- Diện tích sản xuất: ...............................................................................................
- Sản lượng dự kiến: ..............................................................................................
- Địa điểm thực hiện tại: ........................................................................................
Điều 2. Trách nhiệm của hai bên
1. Trách nhiệm của bên A
Bên A cung cấp (bán ghi nợ/ứng trước) giống và vật tư nông nghiệp để bên B sản xuất, cụ thể như sau:
Stt |
Tên sản phẩm |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
Giống (cây trồng/vật nuôi) |
|
|
|
2 |
Phân bón/thức ăn |
|
|
|
3 |
Thuốc |
|
|
|
.... |
......... |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Trong trường hợp, nếu bên B tự mua giống và vật tư, phải là loại đạt tiêu chuẩn, chất lượng, được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền và phải thông báo cho bên A biết.
2. Trách nhiệm của bên B
- Bên B cam kết bán sản phẩm cho bên A.
- Số lượng sản phẩm tạm tính: (1) ......................................................... kg.
((1) Sản lượng sản phẩm được hai bên xác định cụ thể tùy vào năng suất và sản lượng tại thời điểm thu hoạch)
- Quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm (do hai bên đã thoả thuận):
+ Độ ẩm (hoặc trọng lượng): .................................................................................
+ Tạp chất/chất lượng:............................................................................................
+ Dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm: ..........................................................
+ .............................................................................................................................
Điều 3. Giá cả, phương thức thanh toán
1. Sản phẩm do bên A cung cấp cho bên B
- Giá cả: ..................................................................................................................
- Phương thức thanh toán: ......................................................................................
- Thời hạn thanh toán và địa điểm giao nhận hàng: ...............................................
2. Sản phẩm hàng hóa do bên B bán cho bên A
- Giá cả và cách xác định giá:…………(2)………………………………………
((2)Áp dụng giá sàn, giá cố định hoặc giá thị trường tại thời điểm thu mua hoặc thỏa thuận khác giữa hai bên. Nêu rõ phương thức tính giá, cách xác định giá thu mua)
- Trước ngày thu hoạch 5 - 7 ngày, hai bên xác định giá thu mua (chốt giá). Đến ngày thu hoạch nếu giá tăng hay giảm so với giá thu mua đã xác định thì hai bên chia sẻ phần chênh lệch giá theo tỷ lệ ….% (ví dụ 50%-50%).
- Phương thức và thời điểm thanh toán: Bên A thanh toán tiền mua sản phẩm cho bên B bằng tiền mặt sau khi trừ đi các khoản tiền vật tư do bên B ứng trước cho bên A để sản xuất (nếu có) vào ngày …... tháng … năm ...…., tại ………………….(3)
((3) Cách xác định ngày, do hai bên thoả thuận, nếu áp dụng hình thức thanh toán khác phải nêu rõ)
- Thời gian và địa điểm giao nhận hàng: Bên B giao hàng cho bên A vào ngày … tháng …. năm …., tại ...................................................................................................
3. Hai bên giao và nhận giống, vật tư, sản phẩm hàng hóa phải lập biên bản giao, nhận, xác nhận rõ số lượng, đơn giá, thành tiền, có chữ ký, họ tên của người giao và người nhận của hai bên. Mỗi bên giữ 01 (một) bản.
Điều 4. Thời gian, địa điểm thu mua
Căn cứ vào thời điểm thu hoạch, bên A thông báo thời gian, địa điểm thu mua sản phẩm cho bên B trước khi thu hoạch ít nhất ….. ngày.
Điều 5. Chi phí vận chuyển và bốc xếp
- Chi phí vận chuyển, bốc xếp giống và vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất do bên …….. chịu.
- Chi phí vận chuyển và bốc xếp sản phẩm hàng thu mua do bên ...... chịu.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên A
- Trong trường hợp, ngoài các giống và vật tư do bên A cung cấp cho bên B theo quy định tại Điều 1, nếu bên B có nhu cầu, bên A sẽ giới thiệu các doanh nghiệp khác cung cấp về giống và vật tư cho bên B.
- Đảm bảo cung cấp giống, vật tư đúng số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn đã cam kết.
- Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo quy cách, tiêu chuẩn và số lượng thực tế như đã cam kết ban đầu.
- Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua theo thời gian, địa điểm thu hoạch theo thỏa thuận giữa các bên.
- Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra hướng dẫn cho bên B/các hộ dân trực tiếp canh tác.
- Cung cấp bao bì đựng ….. cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
- Kiểm tra quy cách, tiêu chuẩn hàng hóa thu mua.
- Thanh toán đầy đủ và kịp thời tiền mua hàng hóa cho bên B.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B.
- Phải tuân thủ các quy trình canh tác theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của bên A và những trường hợp khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
- Sử dụng giống và vật theo yêu cầu của bên A (nếu có).
- Cung cấp cho bên A các thông tin về quy trình canh tác, sử dụng giống và các loại vật tư, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng.
- Lập danh sách các hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất (có biên bản làm việc hoặc hợp đồng).
- Bán sản phẩm hàng hóa cho bên A đúng theo quy cách, tiêu chuẩn và số lượng thực tế như đã cam kết ban đầu.
- Phối hợp với bên A tổ chức các biện pháp thu mua theo thời gian, địa điểm thu hoạch theo sự thoả thuận giữa các bên.
- Nhận tiền bán sản phẩm hàng hoá của bên A trả sau khi trừ đi các khoản giống và vật tư do bên A ứng trước (nếu có).
Điều 8. Xử lý vi phạm hợp đồng
- Nếu bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bên A phải bồi thường tất cả các chi phí ban đầu do bên B đầu tư sản xuất và các chi phí khác có liên quan. (4)
- Nếu bên B không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bên B phải bồi thường tất cả các chi phí ban đầu do bên A đầu tư sản xuất và các chi phí khác có liên quan. (4)
(4) Chi phí bồi thường do hai bên xác định và thoả thuận thống nhất).
Điều 9. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Điều kiện thoả thuận khác
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên B hoàn thành tốt các nội dung đã ký kết trong hợp đồng, bên A sẽ thực hiện việc khen thưởng hoặc trích tỷ lệ phần trăm (%) hoa hồng cho bên B theo sự thoả thuận giữa hai bên (nếu có).
Điều 11. Điều khoản chung
1. Sau khi đã đọc hợp đồng, hai bên đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng, công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này và cùng ký tên vào hợp đồng này.
2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm được hai bên ký tên.
3. Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được sự thỏa thuận của các bên và lập thành biên bản có chữ ký của các bên xác nhận.
Hợp đồng này được làm thành … bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN
BÁN (B) |
ĐẠI DIỆN BÊN
MUA (A) |
UBND XÃ……………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……………ngày …. tháng…năm….. |
BIÊN BẢN HỌP DÂN
Hôm nay, vào lúc …… giờ …… phút, ngày…… tháng …… năm ……, tại (ghi rõ địa điểm tổ chức họp) Khóm/Ấp ………………………………… tổ chức họp để: ................................................... (nêu mục đích cuộc họp).
1. Thành phần tham dự: (ghi rõ họ và tên, chức danh người chủ trì); Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, họ và tên, chức danh); Thành phần tham gia (Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, đoàn thể, số lượng đối tượng tham gia: ...)
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã:
Ông/ bà ………………………………. chức vụ .........................................
Ông/ bà ………………………………. chức vụ .........................................
- Khóm/Ấp ..................................................................................................
Ông/bà …………………………… chức vụ: Trưởng ấp (chủ trì cuộc họp)
Ông/bà ……………………… ……………… (thư ký cuộc họp)
- Tổng số hộ dân: ……/…… hộ tham gia.
2. Nội dung cuộc họp:
- Phổ biến dự án: Tên dự án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; định mức kinh tế kỹ thuật, mức chi hỗ trợ dự án…
- Thông báo phương án thực hiện dự án, hỗ trợ của nhà nước, thống nhất về việc đóng góp của thành viên tổ cộng đồng, cơ chế quay vòng vốn;
- Thành lập tổ/nhóm cộng đồng tham gia dự án (áp dụng đối với các khóm/ấp chưa có tổ/ nhóm cộng đồng): Thành lập tổ/nhóm cộng đồng, bầu ra tổ trưởng/trưởng nhóm làm người đại diện, tổ phó/phó nhóm và các thành viên.
(Thành lập tổ cộng đồng phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo. Có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi)
Sau khi triển khai và thảo luận chúng tôi thống nhất thành lập tổ/nhóm cộng đồng (tên tổ/nhóm cộng đồng) ……………………….. tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ……….….................. do ông/bà ……………………….
Tổ trưởng/trưởng nhóm làm đại diện. Tổ/nhóm cộng đồng ……………………... gồm ……. thành viên danh sách cụ thể như sau:
3. Danh sách thành viên tổ/nhóm cộng đồng tham gia dự án:
TT |
Tên thành viên tham gia dự án |
Ngày tháng năm sinh |
Dân tộc |
Địa chỉ (ấp, xã) |
Thuộc đối tượng ( hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, hộ khác) |
Chức danh |
Đăng ký hỗ trợ |
Đối ứng của hộ |
Ký xác nhận |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
Tổ trưởng/ trưởng nhóm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ phó/ phó nhóm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thành viên |
|
|
|
Có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi |
Cuộc họp kết thúc vào lúc …… giờ …… cùng ngày. Được thông qua và các thành phần đều nhất trí nội dung biên bản. Biên bản này được dùng làm căn cứ để xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ………………………………../.
Thư ký |
Đại diện tổ/nhóm cộng đồng |
Đại diện UBND xã |
Chủ trì |
Mẫu số 03. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………………… , ngày ...... tháng ....... năm ……
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Dự án …………………………………………….………………
I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: …………………………………………………………... .....
2. Mục tiêu của dự án: ..................................................................................
3. Đối tượng tham gia dự án
- Đại diện cộng đồng dân cư (gồm: họ và tên người đại diện, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc).
- Số lượng hộ gia đình tham gia dự án (phân theo từng loại đối tượng được quy định theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững) ……………………………..
4. Địa điểm thực hiện dự án: ........................................................................
5. Thời gian thực hiện dự án: ………………………………………………
6. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện sản xuất: ……………………………..
7. Quy mô sản xuất: .....................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
8. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong quá trình sản xuất: ..............................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
9. Hình thức hỗ trợ sản xuất: ........................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Nhu cầu sản xuất sản phẩm của ...............................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Xác định các hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng mục tiêu dự án của ........
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Dự kiến kết quả sản xuất sản phẩm của ...................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường (trong nhân dân, thương lái, hợp tác xã, doanh nghiệp).
5. Phương án bố trí cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác phục vụ sản xuất.
III. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
1. Phương án huy động và sử dụng vốn
Tổng chi phí, cơ cấu từng nguồn vốn: Ngân sách nhà nước (chi tiết kinh phí hỗ trợ cho từng nội dung, chi tiết), vốn đối ứng tham gia của cộng đồng dân cư, vốn hỗ trợ của doanh nghiệp và hợp tác xã, vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện
2. Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.