HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/2018/NQ-HĐND |
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 12 năm 2018 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA IX, NHIỆM KỲ
2016-2021, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT);
Xét Tờ trình số 8849/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quy định một số mức chi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT cho các đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, như sau:
1. Phân bổ Công an thành phố (bao gồm Công an các quận, huyện, phường, xã): 70% ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn thành phố.
2. Phân bổ cho các lực lượng khác của địa phương tham gia công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn thành phố: 30% ngân sách trung ương bổ sung (quy về 100%) và phân bổ như sau:
a) Ban ATGT thành phố (bao gồm Thanh tra Sở Giao thông Vận tải): 70% để phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn thành phố.
b) Ban ATGT các quận, huyện (chia đều cho 07 quận, huyện): 30% để phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn quận, huyện.
Các nội dung chi bảo đảm trật tự ATGT của Ban ATGT các quận, huyện trên địa bàn các quận, huyện như sau:
1. Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT;
2. Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT;
3. Chi tập huấn nghiệp vụ về trật tự ATGT;
4. Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ trực tiếp phục vụ công tác bảo đảm trật tự ATGT theo quy định của pháp luật hiện hành;
5. Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự ATGT theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành;
6. Chi xăng dầu, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự ATGT;
7. Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự ATGT theo quy định của pháp luật;
8. Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn trong dịp “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”;
9. Chi xây dựng kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp (bao gồm cả cấp xã) trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT và khắc phục ùn tắc giao thông;
10. Chi khắc phục sự cố đảm bảo ATGT, chống ùn tắc giao thông;
11. Chi khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm trật tự ATGT theo quy định của pháp luật;
12. Chi thực hiện một số nhiệm vụ khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm trật tự ATGT do Hội đồng nhân dân thành phố quy định hiện hành.
Điều 3. Quy định mức chi cho các nội dung chi của địa phương tại Thông tư số 01/2018/TT-BTC chưa có mức chi
1. Chi bồi dưỡng cho các thành viên tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, khảo sát hiện trường về công tác bảo đảm trật tự ATGT và chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra
a) Đối tượng áp dụng: Các thành viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, khảo sát hiện trường về công tác bảo đảm trật tự ATGT và công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra trên địa bàn thành phố.
b) Mức chi: 100.000 đồng/người/buổi. Việc chi cho các thành phần tham gia được căn cứ theo biên bản làm việc, báo cáo, thông báo kết luận... tại các cuộc họp hoặc buổi làm việc có liên quan; thực hiện thanh quyết toán theo các chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
2. Chi xây dựng kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp (bao gồm cả cấp xã) trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT và khắc phục ùn tắc giao thông; và chi xây dựng các chương trình, đề án về bảo đảm trật tự ATGT, nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm trật tự ATGT
a) Đối tượng áp dụng: Ban ATGT thành phố và Ban ATGT các quận, huyện.
b) Mức chi:
- Thành phố: 1.000.000 đồng/kế hoạch, chương trình, đề án, báo cáo;
- Quận, huyện: 500.000 đồng/kế hoạch, chương trình, đề án, báo cáo.
3. Chi hỗ trợ cho các lực lượng huy động trực tiếp tham gia giải quyết khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông (áp dụng cho đối tượng không hưởng lương từ ngân sách)
a) Đối tượng áp dụng: Các lực lượng như người dân, dân quân tự vệ, dân phòng, bảo vệ dân phố, đoàn thanh niên... trực tiếp tham gia giải quyết khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố (không hưởng lương từ ngân sách).
b) Mức chi: 100.000 đồng/người/buổi. Việc chi cho các thành phần tham gia được căn cứ trên thực tế phát sinh tại hiện trường do lãnh đạo Ban ATGT quyết định.
1. Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức và người lao động bị tai nạn hoặc cho gia đình của cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức và người lao động hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT
a) Đối tượng áp dụng: Cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức người lao động đang làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b) Mức chi:
- Bị thương: 3.000.000 đồng/người;
- Hy sinh: 10.000.000 đồng/người.
2. Chi hỗ trợ cho các lực lượng tham gia trực cảnh giới đường sắt tại các lối đi dân sinh và một số đường ngang qua đường sắt nguy hiểm trên địa bàn thành phố
a) Đối tượng áp dụng: Các lực lượng tham gia trực cảnh giới đường sắt tại các lối đi dân sinh và một số đường ngang qua đường sắt nguy hiểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b) Mức chi: 2,5 lần mức lương cơ sở hiện hành/người/tháng (trong đó: thành phố hỗ trợ 50%, quận, huyện 50%), danh sách, vị trí và số lượng cụ thể do Chủ tịch UBND thành phố quyết định.
3. Chi hỗ trợ cho các lực lượng làm các nhiệm vụ cấp bách do UBND, lãnh đạo Ban ATGT các cấp giao về công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức, điều hòa hướng dẫn giao thông hoặc các hoạt động khác trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự ATGT
a) Đối tượng áp dụng: Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Trung tâm Điều hành Đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng, Trạm cân kiểm soát tải trọng xe lưu động, lực lượng kiểm tra quy tắc đô thị, Tổ kiểm tra liên ngành và các lực lượng khác tham gia trực tiếp đến công tác bảo đảm trật tự ATGT.
b) Mức chi: Tối đa 100.000 đồng/người/ca ngoài giờ (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên). Chỉ áp dụng cho các trường hợp làm nhiệm vụ cấp bách theo chủ trương của UBND, lãnh đạo Ban ATGT các cấp. Việc thanh quyết toán chi cho các thành viên tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp bách được giao và thời gian này không được tính vào chi ngoài giờ theo quy định hiện hành (không quá 200 giờ/năm).
Điều 5. Về nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bố trí từ nguồn chi các hoạt động kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan và địa phương, theo đó:
a) Ngân sách cấp thành phố đảm bảo kinh phí thực hiện các nội dung thuộc thành phố quản lý theo phân cấp.
b) Ngân sách cấp quận huyện đảm bảo kinh phí thực hiện các nội dung thuộc quận, huyện quản lý theo phân cấp.
2. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố được phân chia theo tỷ lệ quy định nêu trên.
3. Các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo trật tự ATGT.
4. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 19 tháng 12 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.