HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2022/NQ-HĐND |
Quảng Trị, ngày 31 tháng 5 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 90/TTr-UBND ngày 30/5/2022 của UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng của ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Khóa VIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 31 tháng 5 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 6 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
NGUYÊN TẮC TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG, VỐN ĐỐI
ỨNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND
ngày 31/5/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Quy định này quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng của ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi tắt là Chương trình); là căn cứ để các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan lập kế hoạch trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị xã; các xã và các đơn vị khác sử dụng vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi tắt là các Sở, ban, ngành, địa phương).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm từ nguồn ngân sách nhà nước của Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình
1. Nguồn vốn ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh, nguồn vốn ngân sách địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch và phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật; tạo quyền chủ động cho các Sở, ban, ngành, địa phương; bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, dễ áp dụng; bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030), xã đạt dưới 15 tiêu chí.
4. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đã đạt chuẩn nhưng ở mức thấp để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững. Cấp tỉnh, cấp huyện cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
5. Ngân sách địa phương đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng cho cả Chương trình theo tỷ lệ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; phân bổ vốn ngân sách trung ương cho 02 huyện có khả năng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023 theo lộ trình.
1. Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương
a) Phân bổ cho đối tượng các xã
Vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) phân bổ cho 101 xã theo hệ số như sau: xã đặc biệt khó khăn: hệ số 4,0; các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên: hệ số 1,3; các xã còn lại không thuộc đối tượng ưu tiên nêu trên (bao gồm cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững): hệ số 1,0.
Vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2022-2025 phân bổ cho 71 xã (trừ các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển) theo hệ số như sau: xã đạt dưới 15 tiêu chí: hệ số 5,0; xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: hệ số 3,0; xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: hệ số 1,0.
b) Tiêu chí, hệ số phân bổ theo đối tượng huyện
Phân bổ ngân sách trung ương cho 02 huyện có khả năng đạt chuẩn vào năm 2023: Hệ số 20,0.
c) Phân bổ cho các nội dung khác
Phân bổ vốn thực hiện các chương trình chuyên đề thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (bao gồm: Chương trình mỗi xã một sản phẩm; chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới); hỗ trợ thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ thực hiện đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 10% vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương.
2. Phương án phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách trung ương
Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình, UBND tỉnh xây dựng phương án phân bổ cụ thể cho các cấp (tỉnh, huyện, xã), các ngành để triển khai hiệu quả nguồn vốn được giao và hoàn thành các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quy định vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
Hàng năm ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu 1:1), trong đó:
a) Ngân sách tỉnh
Hỗ trợ cho 02 huyện chưa được ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo mức ngân sách hỗ trợ cho các huyện phấn đấu đạt chuẩn trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh là bằng nhau.
Hỗ trợ cho 02 huyện được ngân sách trung ương hỗ trợ ở điểm b khoản 1 Điều 4 để đối ứng ngân sách tỉnh theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 Quy định này và đảm bảo khả năng đạt chuẩn (bao gồm ngân sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới tại Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 30/8/2021 của HĐND tỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025).
Hỗ trợ cho huyện Cam Lộ phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
Hỗ trợ các xã nằm trong kế hoạch, lộ trình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; chính sách khen thưởng bằng công trình phúc lợi đối với các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới ở các cấp độ; chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới; chương trình mỗi xã một sản phẩm; hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Ngân sách cấp huyện
Các huyện bố trí nguồn vốn đối ứng đảm bảo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Quy định này. Đối với các huyện đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, các địa phương chủ động bố trí thêm từ ngân sách cấp huyện để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; bố trí thêm ngân sách huyện để đảm bảo mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Điều 5. Cơ chế hỗ trợ chương trình
Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung, công việc thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
1. Hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước
a) Rà soát, điều chỉnh lập mới quy hoạch cấp xã và quy hoạch vùng huyện; công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ các cấp; kinh phí quản lý thực hiện Chương trình các cấp; nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới.
b) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (các đối tượng hỗ trợ thuộc địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển, huyện nghèo bố trí từ kinh phí của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để thực hiện).
2. Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cấp huyện
Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ các huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu hoàn thành hạ tầng giao thông kết nối xã, huyện; hạ tầng phục vụ sản xuất và các hoạt động của cộng đồng; phát triển y tế - văn hóa - giáo dục; công trình thu gom, xử lý, chất thải rắn, nước thải sinh hoạt; xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; công trình nước sạch tập trung.
Định mức hỗ trợ cho một công trình, dự án được bố trí từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới như sau:
Công trình, dự án hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Ngân sách trung ương hỗ trợ không quá 50%, ngân sách tỉnh hỗ trợ không quá 30%, ngân sách huyện và các nguồn vốn khác tối thiểu 20%.
Công trình, dự án hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: Ngân sách tỉnh hỗ trợ không quá 80%, ngân sách huyện và các nguồn vốn khác tối thiểu 20%.
b) Hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cấp xã
Nội dung và định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các nội dung, công việc thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
c) Các nội dung hỗ trợ còn lại thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Cơ chế khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chính sách khen thưởng bằng công trình phúc lợi từ ngân sách tỉnh đối với các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và có nhiều nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
a) Đối với cấp huyện
Huyện đạt chuẩn nông thôn mới được tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 2.000 triệu đồng.
Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 3.000 triệu đồng.
Huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu được tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 5.000 triệu đồng.
b) Đối với cấp xã
Xã đạt chuẩn nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Cờ thi đua vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” được tặng thưởng công trình trị giá 500 triệu đồng.
Xã đạt chuẩn nông thôn mới ở các cấp độ giai đoạn 2021-2025 như sau: xã đạt chuẩn nông thôn mới được tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 300 triệu đồng; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 400 triệu đồng; xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu được tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 500 triệu đồng.
Xã đặc biệt khó khăn có nhiều nỗ lực vươn lên trong xây dựng nông thôn mới (có mức tăng mới 08 tiêu chí trở lên trong giai đoạn 2021-2025, trong đó có tiêu chí thu nhập và hộ nghèo) tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 300 triệu đồng (tổng kết giai đoạn chọn tối đa 03 xã tiêu biểu để khen thưởng)./.
QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO CÁC NỘI DUNG, CÔNG VIỆC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 31/5/2022 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quảng Trị)
TT |
Nội dung hỗ trợ |
ĐVT |
Địa bàn và định mức hỗ trợ |
|||||
Xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (xã khu vực III) |
Xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển; xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (xã khu vực I, khu vực II) |
Xã còn lại |
||||||
Ngân sách nhà nước tối đa |
Nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác tối thiểu |
Ngân sách nhà nước tối đa |
Nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác tối thiểu |
Ngân sách nhà nước tối đa |
Nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác tối thiểu |
|||
I |
Công trình giao thông nông thôn |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện |
% |
95 |
5 |
95 |
5 |
90 |
10 |
2 |
Đường thôn, bản; đường liên thôn, bản; đường ngõ, xóm |
% |
95 |
5 |
80 |
20 |
50 |
50 |
3 |
Đường trục chính nội đồng, đường vào khu sản xuất tập trung |
% |
95 |
5 |
80 |
20 |
70 |
30 |
4 |
Cống, rãnh thoát nước |
% |
95 |
5 |
80 |
20 |
70 |
30 |
5 |
Cầu qua đường giao thông nông thôn |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
80 |
20 |
II |
Công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Đầu tư kiên cố hóa kênh mương và công trình trên kênh |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
50 |
50 |
7 |
Công trình phòng chống thiên tai cấp xã |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
90 |
10 |
III |
Công trình giáo dục |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Cơ sở vật chất trường học (trường mầm non, tiểu học, THCS; hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) |
% |
95 |
5 |
95 |
5 |
80 |
20 |
IV |
Công trình y tế |
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Xây mới, sửa chữa, nâng cấp trạm y tế xã |
% |
95 |
5 |
95 |
5 |
90 |
10 |
V |
Công trình văn hóa |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Trung tâm thể thao (sân thể thao), nhà văn hóa xã hoặc hội trường đa năng |
% |
95 |
5 |
95 |
5 |
80 |
20 |
11 |
Khu thể thao, nhà văn hóa thôn, |
% |
95 |
5 |
95 |
5 |
80 |
20 |
12 |
Điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi |
% |
95 |
5 |
80 |
20 |
70 |
30 |
VI |
Công trình cấp nước sinh hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Công trình, hệ thống vật tư, thiết bị cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
80 |
20 |
VII |
Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn |
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
80 |
20 |
15 |
Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của cụm xã, xã và các thôn |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
80 |
20 |
16 |
Thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
80 |
20 |
VIII |
Cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
17 |
Đầu tư mới đài truyền thanh xã |
% |
95 |
5 |
95 |
5 |
90 |
10 |
IX |
Hệ thống lưới điện nông thôn |
|
|
|
|
|
|
|
18 |
Hệ thống điện chiếu sáng các trục đường nông thôn |
% |
95 |
5 |
80 |
20 |
70 |
30 |
X |
Hạ tầng thương mại nông thôn |
|
|
|
|
|
|
|
19 |
Chợ nông thôn |
% |
95 |
5 |
90 |
10 |
80 |
20 |
20 |
Điểm mua bán, trao đổi hàng hóa tập trung |
% |
80 |
20 |
70 |
30 |
50 |
50 |
XI |
Hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản |
% |
95 |
5 |
80 |
20 |
70 |
30 |
XII |
Cải tạo cảnh quan nông thôn |
|
|
|
|
|
|
|
22 |
Các công trình cải tạo cảnh quan nông thôn |
% |
80 |
20 |
70 |
30 |
50 |
50 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.