HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2008/NQ-HĐND |
Cao Bằng, ngày 16 tháng 7 năm 2008 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước;
Xét Tờ trình số 1209/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn Đề án đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2008 - 2011;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí phê chuẩn Đề án đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2008 - 2011 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khoá XIV kỳ họp thứ 15 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG TÂY - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/2008/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2008 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
1. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của địa phương trong thời kỳ hội nhập.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm, chọn cử ít nhất 04 cán bộ đi học tại Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc về các chuyên ngành đang có nhu cầu cần thiết của tỉnh;
- Hàng năm, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xét tuyển ít nhất 05 học sinh đã thi đỗ vào một trường đại học trong nước hệ chính quy để đi học tại Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN CỬ ĐI ĐÀO TẠO
1. Cán bộ cử đi học phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn sau
- Đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong tỉnh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, có điểm trung bình toàn khoá học từ 6,0 trở lên; có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung chương trình của khoá đào tạo;
- Có lý lịch rõ ràng; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác;
- Tuổi đời không quá 35 tuổi, có đủ sức khoẻ;
- Có thời gian công tác trong ngành ít nhất 02 năm trở lên.
2. Học sinh
a) Học sinh cử đi học phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn sau
- Là người có hộ khẩu thường trú ở trong tỉnh (thời gian thường trú tại tỉnh từ 36 tháng trở lên tính đến ngày tuyển sinh);
- Có 3 năm học Trung học phổ thông đạt học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, đã thi đỗ một trường đại học trong nước, hệ chính quy.
- Tuổi đời đủ từ 18 đến dưới 22 tuổi, có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, đủ sức khoẻ để học tập và công tác lâu dài.
b) Học sinh đăng ký đi học tự túc hoàn toàn mọi chi phí, phải đảm bảo các tiêu chuẩn
- Có hộ khẩu thường trú trong tỉnh, có đơn xin dự tuyển;
- Có học lực khá, hạnh kiểm tốt và đã tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Tuổi đời từ 18 đến dưới 22 tuổi, có đủ sức khỏe để học tập.
III. CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Chương trình đào tạo
a) Đào tạo cử nhân
Một năm học tiếng Trung Quốc và 4 năm học đại học chuyên ngành;
b) Đào tạo sau đại học
Một đến hai năm học tiếng Trung Quốc (đối với sinh viên chưa học tiếng Trung Quốc) và 3 năm học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.
2. Chuyên ngành đào tạo
Tập trung vào các ngành: khai thác khoáng sản, luyện kim, thủy điện, công nghệ sinh học, chế biến nông lâm sản, quản lý hành chính, thương mại quốc tế, quản lý công thương, quản lý du lịch và một số ngành khác thực sự cần thiết theo yêu cầu của tỉnh và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Phương thức đào tạo
Theo Thỏa thuận Ủy thác đào tạo sinh viên giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng với Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc, ký ngày 16 tháng 6 năm 2006.
4. Kinh phí đào tạo
4.1. Về học phí
a) Đối với cán bộ: được hỗ trợ 100% tiền học phí bằng nguồn ngân sách Nhà nước nộp cho nhà trường theo mức quy định của Thỏa thuận Ủy thác đào tạo sinh viên giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và Trường Đại học Quảng Tây, Trung Quốc:
- Học tiếng Trung Quốc: 10.000 nhân dân tệ/năm/người.
- Đào tạo cử nhân:
+ Đối với chuyên ngành thuộc khoa học xã hội: 12.000 nhân dân tệ/năm/người;
+ Đối với chuyên ngành thuộc khoa học tự nhiên: 14.000 nhân dân tệ/năm/người.
- Đào tạo thạc sĩ:
+ Đối với chuyên ngành thuộc khoa học xã hội: 15.000 nhân dân tệ/năm/người;
+ Đối với chuyên ngành thuộc khoa học tự nhiên: 18.000 nhân dân tệ/năm/người.
- Đào tạo tiến sĩ:
+ Đối với chuyên ngành thuộc khoa học xã hội: 19.000 nhân dân tệ/năm/người;
+ Đối với chuyên ngành thuộc khoa học tự nhiên: 22.000 nhân dân tệ/năm/người.
b) Đối với học sinh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, khoản 2, mục II được tỉnh hỗ trợ bằng nguồn ngân sách Nhà nước 50% tiền học phí so với tổng số học phí phải nộp trong năm học nêu tại tiết a, điểm 4.1, khoản 4, mục III. Trong quá trình học tập nếu kết quả học tập yếu kém sẽ cắt toàn bộ khoản học phí hỗ trợ.
4.2. Cán bộ đi học được hưởng nguyên lương và được hưởng thêm các khoản hỗ trợ, trợ cấp (ngoài lương), như sau
a) Tiền làm hộ chiếu, cấp visa, chi phí báo danh.
b) Tiền ở ký túc xá là 1.200 nhân dân tệ/năm/người.
c) Trợ cấp 450.000 đồng/tháng/người (bốn trăm năm mươi nghìn đồng VNĐ) trong những tháng đi học;
d) Đi học sau đại học khi bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp được trợ cấp như sau:
- Thạc sỹ và tương đương được trợ cấp 8.000.000 đồng (tám triệu đồng VNĐ).
- Tiến sỹ được trợ cấp 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng VNĐ).
e) Hỗ trợ tiền mua tài liệu 2.000.000 đồng/người/năm (hai triệu đồng VNĐ)
Tỷ giá đồng nhân dân tệ từng thời điểm thực hiện theo thông báo của Bộ Tài chính.
4.3. Chính sách khác
- Đối tượng là học sinh đã được tỉnh hỗ trợ tiền học phí trong tất cả các năm học, sau khi tốt nghiệp được ưu tiên xem xét tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị theo đúng chuyên ngành đào tạo.
- Đối tượng học sinh đăng ký đi học tự túc toàn bộ các chi phí, được tỉnh tạo điều kiện và hỗ trợ làm các thủ tục xuất, nhập cảnh và thủ tục nhập học, sau khi học xong được tỉnh tạo điều kiện xem xét bố trí công tác.
4.4. Nguồn kinh phí
- Kinh phí để thanh toán học phí cho cán bộ, công chức và học sinh đi học, tiền làm hộ chiếu, cấp visa, chi phí báo danh, ở ký túc xá đối với cán bộ, hàng năm tính theo tỷ giá ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính tại thời điểm thanh toán.
- Hàng năm, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư xây dựng dự toán phần kinh phí chi hỗ trợ cho cán bộ, học sinh trong đề án giao Sở Nội vụ thực hiện. Phần học phí do gia đình đóng góp cho số học sinh được Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi học hàng năm nộp tại Sở Nội vụ.
4.5. Dự trù kinh phí thực hiện Đề án: 4.592.270.600 đồng (VNĐ)
- Từ năm 2008 đến 2011: 3.300.621.060 đồng, trong đó:
+ Năm 2008: 487.054.460 đồng
+ Năm 2009: 772.156.620 đồng
+ Năm 2010: 1.088.797.580 đồng
+ Năm 2011: 952.612.400 đồng
- Từ năm 2012 đến 2014: kinh phí là: 1.201.649.540 đồng (năm 2011 là năm hết giai đoạn của Đề án, do đó không cử thêm cán bộ và học sinh đi học, nhưng vẫn phải duy trì số đã cử đi học từ năm 2010 trở về trước cho đến khi ra trường vào năm 2014).
+ Năm 2012: 680.331.600 đồng
+ Năm 2013: 396.520.800 đồng
+ Năm 2014: 124.797.140 đồng
- Chi khác + dự phòng (2% so với tổng kinh phí thực hiện Đề án): 90.000.000 đồng.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án
Ban Chỉ đạo thực hiện đề án do một đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó Trưởng ban thường trực; lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo làm Phó Trưởng ban, các Ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Ngoại vụ.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Hàng năm, thông báo việc chọn cử và tuyển sinh đi học đại học và sau đại học tại Quảng Tây, Trung Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng kế hoạch chọn cử cán bộ và học sinh đi học;
- Xây dựng quy chế chọn cử cán bộ và học sinh đi học;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về nhân sự để ra Quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển sinh hàng năm;
- Phối hợp với Trường Đại học Quảng Tây thiết lập quỹ học bổng để khuyến khích những sinh viên học giỏi;
- Phối hợp với lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc, các cơ quan, tổ chức có liên quan và gia đình giải quyết những vấn đề liên quan đến lưu học sinh trong quá trình học tập.
2. Sở Nội vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo và các ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nội dung Đề án;
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và gia đình có người đi học, tổ chức đưa sinh viên đi học; giữ mối liên hệ chặt chẽ với Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc trong quá trình đào tạo;
- Tổ chức theo dõi, quản lý lưu học sinh và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ hướng dẫn làm thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ và sinh viên, giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến lưu học sinh trong quá trình học tập tại trường.
3. Các cam kết trách nhiệm của gia đình và người được chọn cử đi học
- Gia đình và người được cử đi học cần cam kết thực hiện quy định sau:
+ Đối với gia đình: Giáo dục, động viên con em mình tích cực học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt nhất, chấp hành nghiêm luật pháp của nước sở tại, chấp hành tốt các quy định của địa phương, của nhà trường nơi theo học. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của tỉnh. Nếu xảy ra vi phạm các quy định trên thì gia đình chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng để giải quyết.
+ Người được chọn cử đi học phải tích cực học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt nhất, chấp hành nghiêm luật pháp của nước sở tại, chấp hành tốt các quy định của địa phương, của nhà trường nơi theo học. Chấp hành nghiêm các quy định của tỉnh. Khi để xảy ra vi phạm quy định, cá nhân người học phải chịu trách nhiệm về việc do mình gây ra.
- Gia đình và cán bộ, học sinh được tỉnh chọn cử đi học và được tỉnh hỗ trợ kinh phí đều phải có giấy cam đoan, sau khi học xong trở lại tỉnh công tác ít nhất 5 năm mới được chuyển công tác ra ngoài tỉnh. Nếu cán bộ, học sinh học xong không trở lại tỉnh công tác hoặc bỏ học, hoặc vi phạm kỷ luật bị buộc thôi học thì phải bồi hoàn toàn bộ các khoản kinh phí đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trong thời gian đi học.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.