HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/NQ-HĐND |
Hải Phòng, ngày 22 tháng 7 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009, Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đất năm 2050; số 535/QĐ-TTg ngày 15/5/2018 về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 86/TTr-UBND ngày 07/7/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (có Phụ lục, Thuyết minh và Đồ án quy hoạch kèm theo), cụ thể như sau:
1.1. Tính chất:
Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, một trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại; đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.
1.2. Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
2. Định hướng Quy hoạch chung thành phố
2.1. Mô hình phát triển không gian đô thị:
Kế thừa và phát triển mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh” lên thành mô hình “Đô thị đa trung tâm”, gồm hai vành đai kinh tế (ven biển và ven quốc lộ 10), ba hành lang cảnh quan (sông cấm, sông Lạch Tray và sông Văn Úc), ba đô thị trọng điểm (Đô thị trung tâm, Đô thị hàng hải và Đô thị sân bay) và các đô thị mới.
2.2. Định hướng phát triển khu vực đô thị:
Kế thừa và phát triển định hướng mở rộng đô thị theo năm hướng: phía Bắc (huyện Thủy Nguyên), phía Đông (huyện Cát Hải), phía Nam và Đông Nam (các quận Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn và huyện Kiến Thuỵ), phía Tây (huyện An Dương) và Khu vực đô thị dự kiến mở rộng sau năm 2045, tầm nhìn đến năm 2050 (huyện Tiên Lãng).
2.3. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:
Phát triển thành phố đến năm 2045 với ba trụ cột chiến lược là: (1) Cảng biển; (2) Công nghiệp; (3) Du lịch và thương mại.
2.4. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội và an ninh quốc phòng:
Phát triển hạ tầng xã hội đảm bảo đến năm 2025 đạt các tiêu chí đô thị loại I, đến năm 2035 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại đặc biệt. Quy hoạch phát triển thành phố gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững ổn định, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
2.5. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Áp dụng kỹ thuật hiện đại, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên và cảnh quan đô thị.
3. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2025 và các chương trình chiến lược, dự án ưu tiên đầu tư:
Triển khai xây dựng khung hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại; phát triển công nghiệp xanh, hiện đại; phát triển đô thị “hàng hải toàn cầu”; phát triển du lịch “điểm đến hấp dẫn”; bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(Chi tiết tại Phụ lục, Thuyết minh và Đồ án quy hoạch kèm theo)
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố trên cơ sở định hướng đã được Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố thông qua, tiếp tục tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hài Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; chỉ đạo tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan để trình duyệt Đồ án theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 22/7/2020./.
|
CHỦ TỊCH |
CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH CỦA ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2050
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hải Phòng)
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi và thời hạn lập quy hoạch:
2.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu liên vùng: Bao gồm không gian lãnh hải, không gian kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng liên quan với các tỉnh, thành phố nằm trong khu vực Bắc Bộ.
2.2. Thời hạn lập quy hoạch:
Ngắn hạn đến năm 2025, dài hạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
- Đến năm 2025: Thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hưởng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ biển của cả nước, trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc; Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế. Hoàn thành việc di chuyển trung tâm hành chính thành phố sang phía Bắc Sông cấm; xây dựng chính quyền đô thị với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Đến năm 2030: Trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao; trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển. Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt. Hoàn thành việc chuyển đổi 50% số huyện thành đơn vị hành chính quận. Chính quyền đô thị được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của thành phố thông minh.
Tầm nhìn đến năm 2045: Hài Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.
4.1. Dân số toàn đô thị:
Dân số toàn đô thị đến năm 2025 đạt khoảng 2,4 - 2,7 triệu người (tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70 -76%); đến năm 2035 đạt khoảng 3,5 - 4,5 triệu người (tỷ lệ đô thị hóa khoảng 82 -86%); đến năm 2050 đạt khoảng 5 - 5,5 triệu người (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 94%).
4.2. Đất đai toàn đô thị:
Đất xây dựng đô thị - nông thôn đến năm 2025 khoảng 56.000-58.000 ha; đến năm 2035 khoảng 83.000-85.000 ha; sau năm 2035 (tầm nhìn 2050) khoảng 105.000-110.000ha.
5. Định hướng tổ chức phát triển không gian đô thị - nông thôn:
5.1. Điều chỉnh mô hình phát triển không gian đô thị:
Kế thừa và phát triển mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh” lên thành mô hình “Đô thị đa trung tâm”, gồm hai vành đai kinh tế (ven biển và ven quốc lộ 10), ba hành lang cảnh quan (sông Cấm, sông Lạch Tray và sông Văn Úc), ba đô thị trọng điểm (Đô thị trung tâm, Đô thị hàng hải và Đô thị sân bay) và các đô thị mới.
5.2. Định hướng phát triển khu vực đô thị:
Kế thừa và phát triển định hướng mở rộng đô thị theo năm hướng, trong đó ba hướng đột phá là:
(1) Phía Bắc (huyện Thủy Nguyên): Là trung tâm hành chính, chính trị thành phố Hải Phòng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch giải trí, y tế, giáo dục vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ; xây dựng huyện Thủy Nguyên thành Thành phố trực thuộc thành phố.
(2) Phía Đông (huyện Cát Hải): Là trung tâm du lịch, công nghiệp công nghệ cao, cảng cửa ngõ và dịch vụ hàng hải tầm vóc quốc tế.
(3) Phía Nam và Đông Nam (quận Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn, huyện Kiến Thuỵ): Là trung tâm dịch vụ hàng hải quốc tế; trung tâm thương mại, tài chính khu vực Bắc Bộ; trung tâm công nghiệp, du lịch giải trí, thể thao, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.
Hai hướng còn lại đáp ứng cho nhu cầu phát triển mở rộng đô thị trong tương lai:
(1) Phía Tây (huyện An Dương): Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistics, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.
(2) Khu vực đô thị dự kiến mở rộng sau năm 2045, tầm nhìn đến năm 2050 (huyện Tiên Lãng): Xây dựng dải đô thị mới từ đô thị Tiên Lãng đến đô thị Hùng Thắng gắn với xây dựng sân bay mới Tiên Lãng (sau năm 2045), phát triển cảng sông Văn Úc và logistics tại Tiên Lãng.
5.3. Định hướng phát triển khu vực nông thôn:
Hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện, đạt 100% xã nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng các tiêu chí nông thôn mới tiệm cận với tiêu chí của đô thị, tạo điều kiện để nông thôn tham gia vào quá trình đô thị hoá.
6. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:
6.1. Chiến lược về cảng biển:
Quy hoạch mở rộng hệ thống cảng biển kết hợp với hạ tầng giao thông, dịch vụ, logistics khẳng định vai trò là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, kết nối vùng với khu vực và quốc tế. Mở rộng quy hoạch khu bến Lạch Huyện; mở rộng và chuyển đổi cảng Nam Đồ Sơn thành cảng dân dụng, khi cần thiết có thể chuyển đổi thành cảng quân sự; bổ sung cảng Cái Tráp, cảng cửa sông Văn Úc, cảng Bạch Long Vỹ.
Từng bước di dời Khu bến trên sông Cấm để quy hoạch phát triển đô thị Nam sông Cấm (ưu tiên chuyển đổi sang đất cây xanh, cộng cộng và các công trình phục vụ cộng đồng).
6.2. Chiến lược về công nghiệp:
Quy hoạch ngành công nghiệp thành phố theo định hướng trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Mở rộng Khu kinh tế Đinh Vũ - Cát Hải, mờ rộng và phát triển thêm các Khu công nghiệp sạch, công nghệ cao ven Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, đường ven biển, ven sông Văn Úc.
6.3. Chiến lược về du lịch, dịch vụ, thương mại:
Quy hoạch phát triển du lịch thành phố trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao tầm quốc tế, trọng điểm là khu vực Cát Bà, Đồ Sơn và du lịch lịch sử - văn hóa. Mở rộng không gian du lịch - dịch vụ tại Đồ Sơn, Cát Bà; kết nối du lịch Vịnh Lan Hạ - Long Châu - Bạch Long Vỹ; hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới. Hình thành con đường di sản Cái Bèo - Tràng Kênh - Bạch Đằng Giang - Núi Voi - Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - khu tưởng niệm Nhà Mạc... trong đó trọng tâm là bảo tồn, phát huy giá trị các khu vực liên quan tới các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên dòng sông Bạch Đằng.
Định hướng quy hoạch phát triển dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu là trung tâm dịch vụ logistics, hàng hải và vận tải biển lớn trọng điểm cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính, thương mại, giao dịch ngoại thương, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước; trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế lớn. Thiết lập hệ thống trung tâm thương mại, tài chính tổng hợp, mạng lưới logistics, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị gắn với lợi thế về giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không.
7. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội và an ninh quốc phòng
Thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục đại học của vùng duyên hải Bắc Bộ (năm 2025); trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển (năm 2030); hệ thống y tế hiện đại, hoàn chỉnh và hiệu quả trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao khu vực phía Bắc, một trong những trung tâm y tế lớn của cả nước và dần tiến tới là một trung tâm y tế có uy tín ở khu vực và quốc tế; trung tâm văn hóa vùng duyên hải Bắc Bộ. Xây dựng Hải Phòng là trung tâm văn hóa, thể thao lớn tầm khu vực duyên hải Bắc Bộ, xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao từ thành phố đến cơ sở đồng bộ và hiện đại.
Xây dựng khu vực quốc phòng nhân dân trên các đảo Cát Hải, Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ và các khu vực trọng yếu tại Đồ Sơn, Kiến An, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Lão. Bố trí quỹ đất để từng bước di dời các đơn vị quốc phòng từ trung tâm đô thị cũ và trong các khu vực phát triển đô thị mới ra các khu vực trọng yêu cần được bảo vệ; đi đôi với sắp xếp, nâng cấp, cải tạo chỉnh trang các khu đất an ninh quốc phòng hiện hữu theo quy hoạch chuyên ngành an ninh quốc phòng.
Trong khu vực đô thị cũ, chỉnh trang, cải thiện điều kiện sống tại các khu ở, tái thiết các khu chung cư cũ thành nhà ở cao tầng, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong nội đô ra các khu, cụm công nghiệp để dành diện tích đất cho công viên cây xanh và sân chơi, công trình công cộng và hạ tầng xã hội. Kiểm soát quy hoạch và kiến trúc nhà ở riêng lẻ.
Bảo tồn, chỉnh trang các khu đô thị cũ, gìn giữ các công trình văn hóa, kiến trúc có giá trị của thành phố.
Xây dựng các khu đô thị mới đồng bộ hiện đại; tăng cường xây dựng nhà ở cao tầng, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
Duy trì và phục hồi đa dạng sinh học các danh thắng, hình thành các dải xanh ven sông kết hợp bảo vệ nguồn nước, xây dựng các hồ điều hòa; chỉnh trang các công viên hiện hữu, phát triển các công viên trong các khu đô thị, khu công nghiệp mới.
Xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng thông tin băng thông rộng, tạo nền tảng cốt lõi phát triển đô thị thông minh. Xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, trung tâm dữ liệu Bigdata khu vực Đông Nam Á, hình thành các khu nghiên cứu, phát triển công nghệ thông tin.
8. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
8.1. Định hướng quy hoạch giao thông:
a) Giao thông đối ngoại:
- Đường bộ: Quy hoạch mới tuyến đường bộ với quy mô đường cao tốc nối khu vực cảng Đình Vũ, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (đường Tân Vũ - Lạch Huyện) với Quốc lộ 18 và đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long; cầu và đường Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cầu (hoặc hàm) Tân Vũ - Lạch Huyện 3; cầu Bến Rừng nối đường 359 với khu vực Quảng Yên (Quảng Ninh); cầu Nghìn mới nối đường tránh của Quốc lộ 10 với tỉnh Thái Bình ...
- Đường hàng không: nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi với công suất đạt khoảng 13 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và 16,6 triệu hành khách/năm vào năm 2035; điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế tại khu vực Tiên Lãng trong giai đoạn dài hạn (sau 2045) khi sân bay Cát Bi đã khai thác hết công suất; quy hoạch mới sân bay taxi tại Cát Bà, Bạch Long Vỹ phục vụ du lịch và cứu hộ.
- Đường sắt: quy hoạch mới tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hải Phòng (Lạch Huyện), đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, đường sắt nối đường sắt Yên Viên - Hạ Long đi cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
- Đường biển: Mở rộng quy hoạch khu bến Lạch Huyện; mở rộng và chuyển đổi cảng Nam Đồ Sơn thành cảng dân dụng (chuyển đổi thành cảng quân sự khi cần thiết); bổ sung cảng Cái Tráp, cảng cửa sông Văn Úc, cảng Bạch Long Vỹ.
- Đường thủy nội địa: Quy hoạch mới tổ hợp bến tàu khách quốc tế kết hợp thương mại dịch vụ tại khu vực bến Bính, nâng cấp mở rộng bến tàu khách trung tâm Cát Bà, Cái Viềng, bến Gót, Cát Hải.
b) Giao thông đô thị:
- Đưòng bộ nội đô: Quy hoạch mới đường cao tốc qua đô thị (Bắc Nam) nối Khu đô thị mới Bắc sông Cấm với Đô thị hàng không (Tiên Lãng), đường trục Đông Tây nối khu vực đô thị - công nghiệp Vĩnh Bảo với khu đô thị Hàng hải quốc tế (Hải An) và đảo Cát Hải, đường trục Bắc Nam song song với Quốc lộ 10. Kiểm soát chống ùn tắc giao thông, khoanh vùng hạn chế phương tiện cơ giới đi qua khu vực đô thị lõi trung tâm.
- Giao thông công cộng: Vận tải hành khách công cộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2025, tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt vào năm 2035. Mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường sắt đô thị (trên cao, ngầm), các tuyến xe buýt nhanh trên các hành lang Đông Tây và Bắc Nam.
8.2. Định hướng cao độ nền và thoát nước mặt:
Định hướng cao độ nền và thoát nước mặt đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chia thành phố ra làm các lưu vực để thoát nước về các sông Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Hóa và ra biển.
8.3. Định hướng cấp nước:
Sử dụng nguồn nước mặt từ sông Giá, sông Hòn Ngọc, sông Đa Độ, hệ thống An Kim Hải (sông Sái, sông Vật Cách, sông Rế), sông Chanh Dương.
8.4. Định hướng cấp điện:
Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực, đảm bảo cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.
Giữ nguyên quy hoạch Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 (4x300MW) công suất 1200MW (đã xây dựng). Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm nhiệt điện Hải Phòng 3 tại Thủy Nguyên thành Nhà máy điện khí (LNG) Hải Phòng tại Cát Hải (hoặc Tiên Lãng) công suất 3.000MW. Khuyến khích các dự án đốt rác phát điện, điện gió, điện mặt trời.
8.5. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
Áp dụng kỹ thuật hiện đại, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên và cảnh quan đô thị.
a) Thoát nước thải:
Sử dụng hệ thống thoát nước riêng, xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt và các trạm xử lý nước thải trong khu, cụm công nghiệp nhằm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định mới được thoát ra môi trường.
b) Quản lý chất thải rắn:
Điều chỉnh thời hạn hoạt động của khu xử lý Đình Vũ, Tràng Cát; bổ sung thêm chức năng cho các khu xử lý bằng phương pháp đốt rác, tái chế và thu hồi năng lượng. Bổ sung quy hoạch một số nhà máy xử lý theo phương pháp tái chế rác đã qua phân loại trong các khu cụm công nghiệp.
c) Nghĩa trang:
Mở rộng và quy hoạch mới một số nghĩa hang gắn với xây dựng mới các nhà tang lễ, khu hỏa táng tại các huyện./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.