HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2022/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 10 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ CHÍN (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 149/TTr-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV, Kỳ họp thứ chín (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 28 tháng 10 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 08 tháng 11 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC; CƠ CHẾ HUY
ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC KHÁC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 20/2022/NQ-HĐND ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Quy định này quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025.
1. Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn
Việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP).
Điều 4. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
a) Nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm: vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp).
b) Nguồn vốn ngân sách địa phương: Ngân sách tỉnh, huyện, xã (bao gồm: Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp).
2. Vốn vay từ các tổ chức tín dụng (bao gồm: Tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại).
3. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
4. Nguồn vốn huy động khác
a) Vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư.
b) Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
c) Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật, tài sản hợp pháp khác hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 5. Cơ chế huy động các nguồn vốn hợp pháp khác
1. Đối với nguồn vốn tín dụng
a) Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn tín dụng, ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Bảo vệ môi trường để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Hằng năm ngân sách tỉnh bố trí kế hoạch vốn thực hiện Nghị quyết số 199/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thái Nguyên và bổ sung dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật để bảo đảm nguồn vốn cho các Quỹ, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện nhiệm vụ.
2. Đối với nguồn vốn huy động hợp pháp khác
a) Huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật, vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
b) Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư (bằng tiền, hiện vật, tài sản hợp pháp khác hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo sự tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng nguồn đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 6. Nội dung lồng ghép các nguồn vốn
1. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
a) Dự án đầu tư: Tập trung ưu tiên lồng ghép vốn hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn, phần còn lại do người dân đóng góp và từ các nguồn vốn hợp pháp khác tại địa phương để thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư. Mức bố trí vốn thực hiện từng dự án cụ thể từ ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quyết định.
c) Đối với các dự án khác: Thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (hỗ trợ sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất cộng đồng, phát triển sản xuất theo nhiệm vụ) thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. Ưu tiên thực hiện lồng ghép vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện mô hình liên kết phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, thời gian thực hiện đủ dài, quy mô phù hợp với phát triển chuỗi giá trị, đạt được mục tiêu và hiệu quả, tính bền vững của dự án, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị: Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia, Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 3.000 triệu đồng/01 dự án, kế hoạch (không kể hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết).
b) Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng: Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án, phương án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án, phương án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, phương án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 3.000 triệu đồng/01 dự án, phương án.
c) Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ: Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 3.000 triệu đồng/01 dự án. Khuyến khích bên nhận đặt hàng, các hộ gia đình, cộng đồng tham gia dự án có đóng góp đối ứng (bằng tiền, ngày công, hiện vật).
d) Mức hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn ngân sách nhà nước cho từng nội dung, cụ thể như sau:
Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết; chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng dự án, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường nhưng không quá 100 triệu đồng/01 dự án, phương án, kế hoạch.
Hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống cây trồng, giống vật nuôi và thủy sản để phát triển mô hình kinh tế tập trung nhưng không quá 1.000 triệu đồng/01 dự án, kế hoạch.
Hỗ trợ mua vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, hóa chất, vắc xin, chế phẩm sinh học), công cụ, dụng cụ trong sản xuất, chế biến. Mức hỗ trợ: 100% kinh phí trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 70% kinh phí trên địa bàn khó khăn; 50% kinh phí trên địa bàn còn lại.
Hỗ trợ hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ sản xuất. Mức hỗ trợ 40% chi phí đầu tư cho một dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 20 triệu đồng/ha chè, cây ăn quả; 30 triệu đồng/ha rau, hoa.
Hỗ trợ 100% chi phí bao bì, nhãn mác sản phẩm; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhưng không quá 1.000 triệu đồng/01 dự án, kế hoạch.
Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với mã vùng nguyên liệu; hỗ trợ chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ và các chứng nhận khác tương đương.
Hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, nhà kính; hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mức hỗ trợ: 80% kinh phí trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 70% kinh phí trên địa bàn khó khăn; 50% kinh phí trên địa bàn còn lại. Hỗ trợ không quá 3.000 triệu đồng/dự án, kế hoạch.
Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức đi thực tế học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; các hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyên môn. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Thực hiện lồng ghép hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp, do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 7. Cách thức, quy trình và thẩm quyền quyết định lồng ghép
1. Cách thức lồng ghép: Một nội dung, một hoạt động, một dự án đầu tư xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được mục tiêu, bao gồm: Nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn huy động, các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong đó
a) Trên cùng một địa bàn đầu tư: Lấy mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới và mục tiêu thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó khăn làm trọng tâm, trọng điểm để thực hiện rà soát các tiêu chí chưa đạt, cần hỗ trợ đầu tư thuộc các đối tượng đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó ưu tiên thực hiện và lồng ghép từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; đối với các tiêu chí, dự án thành phần không thuộc đối tượng đầu tư của 02 chương trình mục tiêu này thì thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Trong cùng một nội dung, hoạt động, dự án đầu tư: cần phân tích rõ tỷ lệ, cơ cấu theo hạng mục, khối lượng đối với từng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lặp. Cơ cấu các nguồn vốn lồng ghép phải thể hiện cụ thể trong hồ sơ dự án, làm cơ sở để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án và bố trí vốn.
c) Trong cùng một thời gian, cùng một nội dung mà có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau của Trung ương và địa phương (kể cả từ các chương trình, đề án, dự án khác) thì đối tượng thụ hưởng chỉ được lựa chọn áp dụng một chính sách ưu đãi, hỗ trợ.
2. Quy trình thực hiện lồng ghép
a) Việc lồng ghép nguồn vốn được thực hiện đồng thời với công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hằng năm, lập dự toán hằng năm ở các cấp ngân sách và thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. Một dự án có thể được đầu tư bằng một nguồn vốn hoặc nhiều nguồn vốn bảo đảm đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn.
b) Thực hiện lồng ghép theo phương pháp sau: Bố trí đủ nguồn vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia cho từng công trình, dự án, hoạt động theo tổng mức đầu tư được duyệt. Trường hợp còn thiếu vốn thì thực hiện lồng ghép từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia khác, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Thẩm quyền quyết định lồng ghép
a) Các công trình, dự án, hoạt động do các cơ quan cấp tỉnh quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán: Tỉnh có trách nhiệm bố trí đầy đủ vốn lồng ghép theo đúng tổng mức đầu tư và kế hoạch vốn.
b) Các công trình, dự án hoạt động do cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán; cấp huyện có trách nhiệm bố trí đủ vốn lồng ghép theo đúng tổng mức đầu tư và kế hoạch vốn.
Điều 8. Quản lý các nguồn vốn lồng ghép
1. Các nội dung đầu tư sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
2. Đối với các nguồn vốn tín dụng: Thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng.
3. Đối với nội dung đầu tư sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo Hiệp định ký kết với đối tác cấp ODA.
4. Các nội dung đầu tư sử dụng toàn bộ nguồn vốn của các nhà tài trợ, đóng góp: Theo quy định của nhà tài trợ, đóng góp nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp nhà tài trợ, đóng góp không có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.