HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 196/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
THÔNG QUA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội Khoá XV phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 229/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Nghị quyết về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025.
(Có tóm tắt Đề án kèm theo)
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021./.
|
CHỦ
TỊCH |
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết 196/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Mục tiêu chung
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng nông thôn mới thông minh. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Có thêm 29 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến hết năm 2025 có 95% số xã trở lên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (131 xã), trong đó: Có 40% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (52 xã), trên 10% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (15 xã).
- Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 18,5 tiêu chí/xã.
- Có thêm 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến hết năm 2025 có 06 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới.
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Cấp ủy Đảng các cấp ban hành nghị quyết lãnh đạo, triển khai thực hiện; các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, đề án, đề ra mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp hằng năm và cả giai đoạn để triển khai thực hiện; xác định nội dung xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các sở, ngành và địa phương.
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp; Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp xã, xóm theo quy định của Trung ương và của tỉnh.
- Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh, Ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025 (gồm: Bộ tiêu chí hộ gia đình nông thôn mới, xóm nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu), các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa...) và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
- Căn cứ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ Đề án của tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch, xác định khối lượng công việc, lộ trình thời gian cần hoàn thành, đưa ra giải pháp cụ thể, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, theo từng nhóm xã, huyện (xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới) để tổ chức triển khai thực hiện.
2. Công tác tuyên truyền, vận động
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, sát với thực tế, phù hợp với từng đối tượng để nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân. Quán triệt quan điểm: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, lâu dài trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là quá trình thường xuyên, liên tục, “có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào, các cuộc vận động khác trên địa bàn nông thôn, khơi dậy khát vọng vươn lên của người dân; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện tốt công tác thi đua, đề xuất mức khen thưởng đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện thực tế để động viên kịp thời các tổ chức và cá nhân làm tốt, có nhiều đóng góp cho Chương trình nông thôn mới, những địa phương hoàn thành trước kế hoạch,... Xây dựng và nhân rộng những cách làm hay, mô hình điểm, mô hình mẫu về xây dựng nông thôn mới: Mô hình hộ gia đình nông thôn mới, mô hình xóm nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới kiểu mẫu,... lấy mô hình xây dựng “xóm nông thôn mới kiểu mẫu” làm hạt nhân tạo ra diện mạo mới, giúp người dân nông thôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
3. Thực hiện tốt quy hoạch nông thôn gắn với quy hoạch phát triển đô thị
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch nông thôn; đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của người dân. Ưu tiên quy hoạch quỹ đất xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, công trình công cộng, khu sản xuất tập trung,...
4. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ); chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ); các cơ chế, chính sách ban hành theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các cơ chế, chính sách ban hành theo các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh như; Đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Đề án: “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025” và các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn nông thôn.
- Tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới để tập trung hỗ trợ, thu hút thêm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Các huyện, thành phố, thị xã, các xã căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu của Đề án. Rà soát quỹ đất lập quy hoạch thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị để tăng cường huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới.
5. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn
Tập trung huy động, thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: Hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng viễn thông, các thiết chế phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư,... đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn, để đạt các mục tiêu của Đề án và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.
Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, như: Giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; quy trình sản xuất an toàn, chất lượng; công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm; tập trung phát triển tổ chức sản xuất theo các mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết chuỗi giá trị, tạo động lực để cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số, kinh tế số trong nông nghiệp; phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của địa phương tạo giá trị gia tăng cao, đảm bảo bền vững.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án, trọng tâm là việc thực hiện cơ chế, chính sách, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực; quản lý, sử dụng, nâng cao chất lượng các công trình.
- Trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ kịp thời ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả, sát thực tế và đúng quy định.
- Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo quy định. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá chất lượng các tiêu chí và công nhận các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.
Tổng nguồn vốn dự kiến: 52.559 tỷ đồng, với cơ cấu như sau:
1. Nguồn vốn thực hiện 7.559 tỷ đồng, gồm:
- Ngân sách Trung ương: 1.231 tỷ đồng
- Ngân sách địa phương: 1.826 tỷ đồng
- Vốn lồng ghép: 1.527 tỷ đồng
- Vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp: 2.975 tỷ đồng
2. Vốn tín dụng (Ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp vay phát triển sản xuất,...): 45.000 tỷ đồng./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.