HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2022/NQ-HĐND |
Hậu Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 145/TTr-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về dự thảo Nghị quyết quy định nội dung, mức chi kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định nội dung, mức chi kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị quyết áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
1. Quy định nội dung, mức chi kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
(Đính kèm phụ lục)
2. Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định hiện hành của địa phương. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu áp dụng tại quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản mới thì áp dụng theo văn bản mới đó.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa X Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 27 tháng 10 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Nội dung và mức chi hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở
a) Chi mua sắm, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng của đài truyền thanh xã (bao gồm chuyển đổi đài truyền thanh hữu tuyến, vô tuyến FM sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông), phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện (bao gồm thiết lập bảng tin điện tử công cộng) để đảm bảo yêu cầu của công tác thông tin, tuyên truyền theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Mức hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ tối đa 550 triệu đồng/xã thực hiện mua sắm, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng của đài truyền thanh xã (bao gồm chuyển đổi đài truyền thanh hữu tuyến, vô tuyến FM sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông); Hỗ trợ tối đa 1 tỷ đồng/huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầu tư phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện (bao gồm thiết lập bảng tin điện tử công cộng).
3. Chi hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, ấp/khu vực
a) Chi hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, ấp/khu vực theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
a) Nội dung hỗ trợ: Tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng cho các cá nhân, tổ chức. Ưu tiên cấp mã vùng trồng cho vùng sản xuất đã được đánh giá chứng nhận vùng trồng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã, huyện, tỉnh.
b) Mức hỗ trợ 100% chi phí được phê duyệt trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
5. Chi hỗ trợ các dự án liên kết, kế hoạch liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
a) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khoản 4 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP , hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Điều 4 Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
6. Chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
a) Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ cơ giới hóa: Nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp và Thông tư số 02/2016/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Nội dung hỗ trợ theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 738/QĐ-BNN- KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
b) Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho 1 cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Chi bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn thực hiện theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Nội dung hỗ trợ:
+ Rà soát, công nhận các làng nghề truyền thống.
+ Khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.
- Mức hỗ trợ:
+ Mức chi thực hiện rà soát, công nhận các làng nghề truyền thống theo các quy định hiện hành, quy định tại Điều 5 Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
+ Mức hỗ trợ khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.
. Mức hỗ trợ máy móc, thiết bị để khôi phục phát triển làng nghề bằng 50% giá trị nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.
. Tổ chức đào tạo, truyền nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, cải tiến thiết kế mẫu mã, nâng cao chất lượng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển: Mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành, quy định tại Điều 5 Thông tư số 53/2022/TT-BTC , trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
8. Chi thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
a) Chi hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền:
- Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa (bao gồm: Hỗ trợ các đội, nhóm Đờn ca tài tử tại các đơn vị đạt chuẩn Nông thôn mới), thể thao; phát triển các nghệ nhân (bao gồm: Hỗ trợ nghệ nhân truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử, hỗ trợ học viên đờn ca tài tử triển vọng); phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế; hỗ trợ bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng. Mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/di tích.
- Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống, gắn với du lịch nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/di tích.
b) Chi hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt.
9. Chi nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
a) Chi mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của tỉnh. Mức hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tối đa:
- Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh: 1.000 triệu đồng/thiết chế;
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: 500 triệu đồng/thiết chế;
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã: 80 triệu đồng/thiết chế;
- Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp/khu vực: 50 triệu đồng/thiết chế;
b) Chi hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện; tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp/khu vực. Mức hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tối đa:
- Thư viện, tủ sách tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: 100 triệu đồng/01 tủ sách;
- Thư viện, tủ sách xã: 50 triệu đồng/01 tủ sách;
- Tủ sách ấp/khu vực: 30 triệu đồng/tủ sách;
c) Chi hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, ấp/khu vực và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao xã, ấp/khu vực. Mức hỗ trợ tối đa:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã: 50 triệu đồng/01 năm;
- Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp/khu vực: Kinh phí tổ chức giải thể thao ấp/khu vực: 30 triệu đồng/01 năm.
a) Chi hỗ trợ tổ chức thực hiện đề án/kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thí điểm và hỗ trợ nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn phát sinh.
b) Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt.
11. Chi xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường
a) Nội dung chi: Chi hỗ trợ điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định khu vực ô nhiễm; xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm theo Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt.
a) Chi hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT. Cụ thể như sau:
- Trồng cây xanh phân tán (cây thân gỗ) ở những nơi có điều kiện (dọc các tuyến đường giao thông, trụ sở, trường học, các công trình công cộng...), thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025
- Trồng hoa, cây cảnh và các loại cây xanh ở những nơi có điều kiện và phù hợp với đặc điểm sinh thái đặc trưng của từng địa phương.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thôn, xóm sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn (có hệ thống điện chiếu sáng dọc các tuyến đường; đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường; đảm bảo 3 sạch; hàng rào xanh; cảnh quan xanh mát, sạch đẹp; không gian phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương).
b) Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt.
a) Nội dung chi hỗ trợ: Cấp nước sạch nông thôn; hỗ trợ trang thiết bị, hạ tầng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xây dựng và nhân rộng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng các mô hình chợ an toàn thực phẩm quy mô cấp huyện, liên huyện, cấp tỉnh; công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
b) Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt.
a) Chi hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới theo khoản 4 Điều 1 Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ;
b) Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt.
a) Nội dung chi: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi, Tổ hội nghề nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
b) Nội dung, mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 53/2022/TT-BTC , quy định hiện hành của địa phương và nội dung mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
16. Chi hỗ trợ triển khai hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”
a) Nội dung chi: Hỗ trợ thành lập mô hình và duy trì sinh hoạt mô hình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại cấp tỉnh và nhân rộng mô hình tại huyện/thị xã/thành phố; mạng lưới cố vấn/tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và mới thành lập do phụ nữ làm chủ.
b) Nội dung, mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 53/2022/TT-BTC , quy định hiện hành của địa phương và tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình/năm.
a) Chi hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng các mô hình sẵn có nhằm vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam; thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, cụ thể:
- Nhân rộng mô hình sẵn có: “Ấp 5 không, 3 sạch gắn với xây dựng nông thôn mới toàn diện” tại 100% xã xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
- Xây dựng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại 100% xã xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 .
- Xây dựng mô hình “4 sạch” tại 100% xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
- Xây dựng mô hình “Dịch vụ gia đình” tại các xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; mô hình “Giáo dục làm cha mẹ” tại các xã nông thôn mới; mô hình “Ngôi nhà bình yên” hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, buôn bán trở về.
b) Mức chi: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt, không quá 30 triệu đồng/mô hình.
Các mức chi quy định nêu trên là mức tối đa. Căn cứ vào quy mô, tính chất, nội dung thực tế công việc phát sinh, giao Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm quyết định mức chi cụ thể và không vượt mức quy định nêu trên./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.