QUỐC HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 18/2021/QH15 |
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2021 |
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2021/QH15 ngày 25 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát
1. Thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” và phân công:
- Ông Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn;
- Ông Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn thường trực;
- Bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn;
- Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn.
2. Các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia mời tham gia Đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát
1. Phạm vi giám sát: việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan trên phạm vi cả nước.
2. Đối tượng giám sát: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Nội dung giám sát: đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 8/2022, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 4.
3. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội chủ trì tham mưu Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.
4. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chủ trì tham mưu, phục vụ Đoàn giám sát về chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm các hoạt động của Đoàn giám sát.
5. Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề và gửi báo cáo kết quả theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Quốc hội thông qua.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 27 tháng 7 năm 2021.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.