HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2011/NQ-HĐND |
Đồng Xoài, ngày 16 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA QUY ĐỊNH VỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2012
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐCP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;
Căn cứ Quyết định số 68/UBQĐ ngày 09/8/1997 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
Căn cứ Quyết định số 26/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31/5/2007 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;
Căn cứ Quyết định số 61/2009/QĐ-UBDT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 105/TTr-UBND ngày 18/11/2011; Báo cáo thẩm tra số 37/BC-HĐND-KTNS ngày 24/11/2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
Điều 1. Thông qua quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2012.
(Có quy định chi tiết và các phụ lục kèm theo)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
VỀ GIÁ
CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2012
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2011/NQ-HĐND
ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Bảng giá các loại đất theo quy định này làm căn cứ để:
1.1. Tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
1.2. Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại các Điều 34 và Điều 35 của Luật Đất đai năm 2003.
1.3. Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai 2003.
1.4. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003.
1.5. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ từ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
1.6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39 và 40 của Luật Đất đai 2003.
1.7. Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì mức giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá do UBND tỉnh quyết định theo Quy định này.
3. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Phân vùng đất tại nông thôn là việc phân định quỹ đất gồm các loại đất trong vùng có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu tương đồng. Trên cơ sở đó phân ra các loại đất tại vùng: Đồng bằng, trung du, miền núi để định giá.
2. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là khu đất giáp sát nhau tại đường phân địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị; xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh là khu đất giáp sát nhau tại đường phân địa giới hành chính giữa các huyện, thị; xã, phường, thị trấn.
4. Đất liền kề là khu đất liền nhau, tiếp nối nhau với khu đất đã được xác định.
Điều 3. Phân vùng đất ở nông thôn, đất nông nghiệp
Tỉnh Bình Phước là tỉnh miền núi, do đó đất tại nông thôn được phân thành hai vùng trung du và miền núi. Trong đó: Xã trung du là xã thuộc vùng đất có độ cao vừa phải (thấp hơn miền núi, cao hơn đồng bằng), bao gồm đại bộ phận diện tích là đồi. Mật độ dân số thấp hơn đồng bằng và cao hơn miền núi, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn so với đồng bằng nhưng thuận lợi hơn miền núi.
Phân vùng các xã ở nông thôn trong tỉnh quy định cụ thể tại Phụ lục 3 kèm theo Quyết định này.
1. Xác định giá đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp liền thửa nằm trên nhiều vị trí thì toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đó được tính theo vị trí có giá cao nhất của thửa đất đó.
2. Phân loại khu vực đất:
- Việc phân loại khu vực để xác định giá đất thực hiện theo nguyên tắc: Khu vực 1 có điều kiện giao thông thuận lợi nhất và thực tế giá sang nhượng cao nhất, khu vực 2 và khu vực 3 có điều kiện giao thông, giá sang nhượng thấp hơn.
a) Khu vực 1: Bao gồm đất nông nghiệp trong địa giới thị xã, trong các khu phố thuộc thị trấn; đất ven các trục đường giao thông do Trung ương, tỉnh, huyện, thị quản lý, các trục đường giao thông liên xã; đất ven các trung tâm thương mại, khu công nghiệp hoặc khu dân cư mới được quy hoạch xây dựng.
b) Khu vực 2: Bao gồm các đất tiếp giáp với trục đường giao thông liên thôn, liên ấp; đất nông nghiệp thuộc thị trấn ngoài khu vực trung tâm thị trấn. Ngoài ra, đất thuộc khu vực 1 nhưng có địa hình bất lợi, độ phì đất kém phù hợp hơn cho trồng trọt thì xếp vào khu vực 2.
c) Khu vực 3: Bao gồm các đất có địa điểm còn lại trên địa bàn xã.
3. Xác định vị trí đất:
- Vị trí 1: Tiếp giáp mép ngoài hành lang bảo vệ đường bộ (HLBVĐB) vào sâu 100 mét, trường hợp đất nằm trong phạm vi 100 mét nhưng không tiếp giáp đường thì đơn giá đất áp dụng bằng 80% mức giá vị trí 1.
- Vị trí 2: Cách HLBVĐB từ trên 100 m đến 300 m, thì đơn giá đất áp dụng bằng 80% mức giá vị trí 1.
- Vị trí 3: Cách HLBVĐB từ trên 300 m đến 500 m, thì đơn giá đất áp dụng bằng 70% mức giá vị trí 1.
- Vị trí 4: Cách HLBVĐB từ trên 500 m đến 1.000 mét thì đơn giá đất áp dụng bằng 60% mức giá vị trí 1.
- Vị trí 5: Cách HLBVĐB từ trên 1.000 m thì đơn giá đất áp dụng bằng 50% mức giá vị trí 1.
Điều 5. Xác định khu vực, vị trí đất ở khu vực nông thôn
1. Phân loại khu vực đất:
- Việc phân loại khu vực để xác định giá đất thực hiện theo nguyên tắc: Khu vực 1 có khả năng sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất. Khu vực 2 và khu vực 3 có khả năng sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.
- Phân loại khu vực đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn trong mỗi xã được chia theo 03 khu vực thuộc địa giới hành chính cấp xã, như sau:
a) Khu vực 1: Bao gồm các đất tiếp giáp với trục đường giao thông do huyện, thị xã quản lý, đường liên xã, trung tâm cụm xã, khu dịch vụ thương mại thuộc xã (không bao gồm các trục đường quy định ở Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này).
b) Khu vực 2: Bao gồm các đất tiếp giáp với trục đường giao thông liên thôn, liên ấp tiếp giáp với các điểm tập trung dân cư.
c) Khu vực 3: Bao gồm các đất có địa điểm còn lại trên địa bàn xã.
2. Xác định vị trí đất:
- Vị trí 1: Tiếp giáp mép ngoài HLBVĐB vào sâu 30 mét (chỉ tính đất liền thửa), trường hợp đất nằm trong phạm vi 30 mét nhưng không tiếp giáp đường thì áp dụng bằng 75% đơn giá vị trí 1.
- Vị trí 2: Cách HLBVĐB từ trên 30 m đến 100 m. Đơn giá đất vị trí 2 tính bằng 75% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
- Vị trí 3: Cách HLBVĐB từ trên 100 m đến 200 m. Đơn giá đất vị trí 3 tính bằng 65% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
- Vị trí 4: Cách HLBVĐB từ trên 200 m đến 300 m. Đơn giá đất vị trí 4 tính bằng 50% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
- Vị trí 5: Cách HLBVĐB từ trên 300 m. Đơn giá đất vị trí 5 tính bằng 45% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
Điều 6. Xác định khu vực, vị trí đất ở ven đô thị, ven trục giao thông chính, ven trung tâm thương mại, dịch vụ
1. Phân loại khu vực đất:
- Việc phân loại khu vực để xác định giá đất thực hiện theo nguyên tắc: Khu vực 1 có khả năng sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất. Khu vực 2 và khu vực 3 có khả năng sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.
- Phân loại khu vực đất ở khu vực ven đô thị, ven trục giao thông chính, ven trung tâm thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh bao gồm 03 khu vực đất tiếp giáp với trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, các trục đường liên xã có mức sinh lợi cao hoặc tiếp giáp với nội ô thị xã, thị trấn, chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ.
Chi tiết các trục đường và khu vực đất quy định cụ thể tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này.
2.2. Xác định vị trí đất:
- Vị trí 1: Tiếp giáp mép ngoài HLBVĐB vào sâu 30 m (chỉ tính đất liền thửa), trường hợp thửa đất nằm trong phạm vi 30 m nhưng không tiếp giáp đường thì áp dụng bằng 65% đơn giá vị trí 1.
a, Đối với các thị xã:
- Vị trí 2: Cách HLBVĐB từ trên 30 m đến 60 m. Đơn giá đất vị trí 2 tính bằng 40% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
- Vị trí 3: Cách HLBVĐB từ trên 60 m đến 120 m. Đơn giá đất vị trí 3 tính bằng 30% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
- Vị trí 4: Cách HLBVĐB từ trên 120 m đến 360 m. Đơn giá đất vị trí 4 tính bằng 25% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
b, Đối với các huyện:
- Vị trí 2: Cách HLBVĐB từ trên 30 m đến 60 m. Đơn giá đất vị trí 2 tính bằng 50% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
- Vị trí 3: Cách HLBVĐB từ trên 60 m đến 120 m. Đơn giá đất vị trí 3 tính bằng 40% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
- Vị trí 4: Cách HLBVĐB từ trên 120 m đến 360 m. Đơn giá đất vị trí 4 tính bằng 35% đơn giá đất vị trí 1 cùng khu vực.
Các vị trí cách HLBVĐB từ trên 360 m: xác định bằng 75% đơn giá vị trí 4 cùng khu vực.
Điều 7. Xác định loại đường phố, vị trí đất ở trong khu vực nội ô thị xã và thị trấn
1. Loại đường phố:
- Loại đường phố trong nội ô thị xã, thị trấn để xác định giá đất, được căn cứ chủ yếu vào vị trí, khả năng sinh lợi, mức độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cảnh quan môi trường, thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh, cụ thể:
+ Đường phố loại I: Là nơi có điều kiện đặc biệt thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, du lịch, sinh hoạt; có kết cấu hạ tầng đồng bộ; có giá đất thực tế cao nhất.
+ Đường phố loại II: Là nơi có điều kiện thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, sinh hoạt; có kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ; có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình của đường phố loại I.
+ Đường phố loại III: Là nơi có điều kiện tương đối thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, sinh hoạt; có kết cấu hạ tầng chủ yếu đồng bộ : Cấp điện, cấp nước và thoát nước, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình đường phố loại II.
+ Đường phố loại IV: Là nơi có điều kiện chưa được thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, sinh hoạt; có kết cấu hạ tầng chủ yếu chưa đồng bộ: Cấp điện, cấp nước và thoát nước, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình đường phố loại III.
- Trên một con đường có thể phân thành nhiều loại đường phố, tương ứng với nhiều đoạn đường có khả năng sinh lợi, giá đất, kết cấu hạ tầng có hiện trạng khác nhau.
Chi tiết các đường phố quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này.
2. Xác định vị trí đất:
- Việc xác định vị trí đất trong từng đường phố căn cứ vào điều kiện sinh lợi và giá đất thực tế của từng vị trí đất trong từng đường phố, cụ thể như sau:
+ Vị trí I: Áp dụng đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp liền cạnh đường phố (có ít nhất một mặt tiếp giáp đường phố), đất tiếp giáp mép ngoài HLBVĐB (sau khi đã trừ HLBVĐB) vào sâu 25 m.
Trường hợp thửa đất nằm trong phạm vi 25 m nhưng không tiếp giáp đường thì áp dụng bằng 65% đơn giá vị trí I (Nếu sau khi tính toán, đơn giá đất nhỏ hơn vị trí II thì xác định bằng vị trí II).
+ Vị trí II: Áp dụng đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong ngõ, trong hẻm của đường phố có điều kiện sinh hoạt, kinh doanh sản xuất thuận lợi, cách mép ngoài HLBVĐB từ trên 25 m đến 50 m, liền kề đất có vị trí I (xe ô tô hoặc xe ba bánh vào tận nơi).
+ Vị trí III: Áp dụng đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong ngõ, trong hẻm của đường phố, có các điều kiện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh kém hơn đất vị trí II, cách mép ngoài HLBVĐB từ trên 50 m đến 100 m, có một mặt tiếp giáp đất vị trí II (xe ô tô hoặc xe ba bánh vào tận nơi).
+ Vị trí IV: Áp dụng đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong ngõ, trong hẻm của đường phố, liền kề vị trí III, có các điều kiện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh kém hơn vị trí III và cách mép ngoài HLBVĐB từ trên 100 m đến 200 m.
Ngoài ra, các thửa (lô) đất trong ngõ, trong hẻm của đường phố, liền kề vị trí IV, cách mép ngoài HLBVĐB từ trên 200 m, đơn giá đất ở được xác định bằng 70% đơn giá đất vị trí IV cùng loại đường phố.
Điều 8. Giá các thửa đất tiếp giáp nhiều loại đường phố, nhiều khu vực khác nhau
1. Thửa đất có 2 mặt tiền trở lên (tiếp giáp với 2 trục đường khác nhau trở lên) thì giá trị của thửa đất xác định theo cách mà tổng giá trị của thửa đất là lớn nhất.
2. Thửa đất tiếp giáp hai phía điểm chuyển tiếp giá trên cùng một trục đường thì giá của thửa đất đó xác định theo từng phân đoạn khu vực, đường phố tương ứng.
Ghi chú: Điểm chuyển tiếp giá là điểm mà tại đó phân chia trục đường thành 02 đoạn có khu vực, đường phố khác nhau (điểm chuyển tiếp giá có thể là trụ điện, cột km...)
3. Cách xác định quy định tại khoản 1, khoản 2, điều này chỉ áp dụng cho đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp khác.
1. Đối với giá các loại đất khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị xã có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.
2. Trường hợp khác xử lý như sau:
2.1. Đất giáp ranh giữa các huyện, thị xã trong tỉnh: khu vực giáp ranh được xác định từ đường phân chia địa giới hành chính giữa các huyện, thị xã vào sâu địa phận mỗi huyện 500 m, đơn giá đất bên huyện có giá thấp hơn được xác định là trung bình cộng của đơn giá khu vực giáp ranh của 2 huyện, thị xã.
2.2. Đất giáp ranh giữa các xã trong cùng huyện, thị xã: khu vực giáp ranh được xác định từ đường phân chia địa giới hành chính giữa các xã vào sâu địa phận mỗi xã 200 m, đơn giá đất bên xã có giá thấp hơn được xác định là trung bình cộng của đơn giá khu vực giáp ranh của 2 xã.
2.3. Cách xác định quy định tại điểm 2.1 và 2.2, khoản 2 điều này chỉ áp dụng làm cơ sở để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 10. Xác định đơn giá 01 m2 đất
1. Đơn giá 01 m2 đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất ở khu vực nông thôn được xác định theo Bảng giá các loại đất tương ứng kèm theo Quyết định này. Trường hợp đất rừng sản xuất dùng để trồng cây cao su thì tính giá đất trồng cây lâu năm.
2. Đơn giá 01 m2 đất nông nghiệp khác được xác định bằng 1,2 lần đơn giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm liền kề cùng khu vực, cùng đường phố, cùng vị trí.
3. Đơn giá 01 m2 đất ở khu vực đô thị; đất ở khu vực ven đô thị, ven trục giao thông chính, ven trung tâm thương mại, dịch vụ: Được xác định theo Bảng giá các loại đất tương ứng kèm theo Quyết định này nhân hệ số điều chỉnh (Hệ số điều chỉnh chỉ áp dụng đối với đất vị trí 1, từ vị trí 2 trở đi thì áp dụng hệ số điều chỉnh đối với những đoạn đường có hệ số điều chỉnh <1).
Hệ số điều chỉnh được quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này.
Ngoài ra, đối với đất ở: Các thửa đất có vị trí tiếp giáp từ 02 đường giao thông trở lên thì đơn giá đất bằng 1,2 lần giá thửa đất tiếp giáp 01 đường giao thông. Đường giao thông gồm: Đường liên xã; đường do huyện, tỉnh, trung ương quản lý; đường phố tại đô thị, đường nội bộ các khu dân cư đã được xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.
4. Đơn giá 01 m2 đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác được xác định bằng đơn giá đất ở liền kề cùng khu vực, cùng đường phố, cùng vị trí và nhân với hệ số 0,5.
Điều 11. Điều chỉnh, thay đổi bảng giá các loại đất khi có biến động về giá
UBND tỉnh điều chỉnh giá các loại đất trong các trường hợp sau:
1. Khi Nhà nước giao đất có tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được xác định theo giá đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng không được thấp hơn mức giá đất của từng loại đất, hạng đất, vị trí, đường phố theo Quy định này.
2. Khi cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất thì UBND tỉnh căn cứ vào các quy định hiện hành để điều chỉnh lại giá đất tại khu vực có thay đổi cho phù hợp.
4. Mọi trường hợp điều chỉnh giá đất thuộc thẩm quyền tại một số vị trí đất, một số khu vực đất, loại đất trong năm, UBND tỉnh xây dựng phương án trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 12. Điều khoản thi hành
Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Quy định này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.