HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/NQ-HĐND |
Bình Định, ngày 23 tháng 3 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 5 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Bình Định;
Căn cứ các Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 27 tháng 7 năm 2021 của HĐND tỉnh Bình Định về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 73/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 17/TTr-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án: Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 14/BC-KTNS ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực, lựa chọn các dự án có tính cấp thiết, thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, trình HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với từng dự án cụ thể.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XIII Kỳ họp thứ 5 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)
1. Sự cần thiết của việc xây dựng đề án
Tỉnh Bình Định thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, với vị trí là trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 4 phương thức, đường bộ, đường sắt quốc gia, đường hàng không và đường biển) là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi của khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Với vị trí địa lý đặc biệt đó nên Bình Định có vai trò hết sức quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên.
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, ngành GTVT tỉnh Bình Định luôn thể hiện tinh thần “đi trước mở đường” làm tiền đề sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhiều công trình đã và đang được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trên địa bàn tỉnh đã tạo ra những “mạch máu” giao thông quan trọng cho nền kinh tế; nhiều dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương như: tuyến đường Quốc lộ 19 nối từ cảng Quy Nhơn đến Quốc lộ1; đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội kéo dài, đường phía tây tỉnh đoạn Km130+00-Km143+787...Tuy nhiên, nguồn vốn của tỉnh còn khó khăn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng mới một số công trình trọng điểm mang tính chất chiến lược, chưa kết nối đồng bộ liên vùng nên chưa phát huy hết hiệu quả khai thác các công trình mà tỉnh đã đầu tư xây dựng trong thời gian qua.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Bình Định; Quyết định số 3333/QĐ- UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Bình Định; theo đó, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và được xác định là một trong 3 khâu đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với quốc phòng, an ninh. Phát triển kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các loại hình giao thông và giữa hệ thống đường bộ quốc gia với hệ thống đường địa phương, kết nối từ Tây sang Đông, phát triển đảm bảo cân đối, hài hòa hợp lý nhu cầu phát triển liên vùng phù hợp quy hoạch và định hướng quy hoạch để mở rộng không gian cho các đô thị trực thuộc tỉnh, phục vụ việc khai thác hiệu quả nguồn lực quỹ đất, có kế hoạch tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm (đường ven biển, hệ thống các đường kết nối ngang từ tây sang đông....); hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng đường bộ đã và đang được đầu tư. Do vậy, việc xây dựng Đề án “Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030” với mục tiêu xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh; trong đó, chú trọng triển khai đầu tư xây dựng một số công trình đảm bảo tính kết nối giữa các địa phương trong tỉnh; nâng cấp một số đoạn tuyến trên các tuyến tỉnh lộ đảm bảo giao thông, thông suốt không gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ, góp phần nâng cao năng lực thông hành, tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông, giúp người dân đi lại được thuận lợi, an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là hết sức cần thiết.
- Rà soát, cập nhật tổng thể mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh, kết hợp với hệ thống các tuyến đường giao thông trọng điểm quốc gia (Quốc lộ) đi qua địa bàn tỉnh. Đồng bộ hóa dữ liệu về mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh phục vụ việc đầu tư, quản lý, khai thác các công trình giao thông được thống nhất, xuyên suốt.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông đáp ứng theo từng thời kỳ, phù hợp với nguồn lực đầu tư của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trong bối cảnh nguồn kinh phí đầu tư làm mới, cải tạo nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng ... cho hệ thống các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh còn hạn hẹp.
- Làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng đạt hiệu quả.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;
- Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;
- Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/06/2018 của Bộ Giao thông vận tải về việc quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ;
- Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 8/10/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 59/2017/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh số hiệu hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Nghị quyết số 32/2020/NQ-HĐND ngày 06/12/2020 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt đề án và Nghị quyết số 65/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt bổ sung nội dung đề án: Sửa chữa, nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh. Tuyến quốc lộ 19B (đoạn Sân Bay Phù Cát - Bảo tàng Quang Trung) và địa phương kết nối Quốc lộ 1, giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Bình Định;
- Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của HĐND tỉnh Bình Định về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 73/NQ-HĐND ngày 11/12/2021 của HĐND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 06/12/2020 của HĐND tỉnh Bình Định về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2021;
- Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 11/12/2021 của HĐND tỉnh Bình Định về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2022;
- Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Bình Định.
- Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 28/6/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề án:
Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030 (đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh).
HIỆN TRẠNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tổng quan về hệ thống giao thông tỉnh Bình Định
1.1. Giao thông đường bộ
Mạng lưới đường bộ hiện nay trên địa bàn tỉnh dài 11.227,46km. Trong đó: Quốc lộ có 5 tuyến: dài 304,625km; Đường tỉnh có 11 tuyến: dài 475,27km ; Đường huyện có 53 tuyến: dài 542,4km; Đường GTNT: dài 9.169km; Đường đô thị: dài 736,17km; Đường chuyên dùng: dài 207km.
1.2. Giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài là 158,4km, bao gồm tuyến chính Bắc - Nam dài 148km, với ga chính là ga Diêu Trì; ngoài ra còn đoạn nối từ ga Diêu Trì đến ga Quy Nhơn có chiều dài 10,4km. Ga Quy Nhơn là ga hành khách nằm trong nội thành.
1.3. Giao thông đường biển
Bình Định có đường bờ biển dài 134km. Các bến cảng biển chính tập trung ở khu vực đầm Thị Nại, thành phố Quy Nhơn. Cụm cảng biển Quy Nhơn đóng vai trò quan trọng chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: Quy Nhơn - Thị Nại, Nhơn Hội và các bến Tam Quan, Đề Gi.
1.4. Giao thông đường thủy nội địa
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 tuyến Hải Cảng - Nhơn Châu đang khai thác với tần suất 01 chuyến đi về/ngày, chiều dài 30 km, nối thành phố Quy Nhơn với xã đảo Nhơn Châu.
1.5. Giao thông đường hàng không
Cảng Hàng không Phù Cát cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 30km về phía Tây Bắc, cách Quốc lộ 1 khoảng 1,5km về hướng Tây; đây là Cảng Hàng không sử dụng chung dân dụng và quân sự, đạt cấp 4C, đáp ứng khả năng khai thác các loại tàu bay A321, B737 và tương đương.
2. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
2.1. Tuyến Quốc lộ
♦ Quốc lộ 1
Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Định có chiều dài 118km, điểm đầu tại đèo Bình Đê (Km1125) giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cuối tại đèo Cù Mông (Km1243) giáp tỉnh Phú Yên. Đoạn tuyến QL.1 đi qua địa bàn tỉnh rộng 4 làn xe, đã xây dựng tuyến tránh đoạn qua thị trấn Tam Quan, thị trấn Phù Mỹ, thị trấn Ngô Mây và thị xã An Nhơn với quy mô 2 làn xe và hầm đường bộ qua đèo Cù Mông.
♦ Quốc lộ 1D
Nối liền 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên, có chiều dài 34km, điểm đầu tại giao với QL.1 tại Km1221+450, ngã ba Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và điểm cuối tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đoạn tuyến QL.1D đi qua địa bàn tỉnh Bình Định dài 20,7km; đạt quy mô đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền (12-14,5)m, bề rộng mặt và lề gia cố là (11-14)m, kết cấu BTN. Riêng đoạn tuyến đi qua nội thành thành phố Quy Nhơn dài 9,15km đã được nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn đường đô thị có bề rộng 40m, quy mô 4 làn xe.
♦ Quốc lộ 19
Nối liền 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai, có chiều dài 240km, điểm đầu tại cảng Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và điểm cuối tại cửa khẩu Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai. Đoạn tuyến QL.19 đi qua địa bàn tỉnh Bình Định dài 68,5km từ cảng Quy Nhơn đến đèo An Khê; đạt quy mô đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền (12-15)m, bề rộng mặt và lề gia cố là (11-13)m, kết cấu BTN.
♦ Quốc lộ 19B
Điểm đầu tại Km1+600 (cảng nước sâu Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội thuộc TP.Quy Nhơn tới QL.1), điểm cuối giao QL.19 (tại Km41+200 thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn). Chiều dài tuyến là 58,155km; tuyến QL19B hiện có quy mô từng đoạn như sau: Đoạn đi trùng Đường trục khu kinh tế Nhơn Hội dài 15,7km; bề rộng nền đường Bn= (65-80)m, bề rộng mặt đường Bm= 16,5m; đoạn đi trùng đường ĐT.639 dài 1,95Km và đoạn từ Km17+650 - Km31+100 dài 13,35Km, đường cấp VI, bề rộng nền đường 6,5m, bề rộng mặt đường 5,5m; đoạn Km31+100 - Km36+700 (giao QL.1) dài 5,60Km bề rộng nền đường 12,0m, bề rộng mặt đường 7,0m; đoạn Km36+700 (giao QL.1) - Km38+300 (cổng cảng hàng không Phù Cát) dài 1,60Km đã đầu tư nâng cấp mở rộng bề rộng nền đường 30,0m, bề rộng mặt đường 19,0m; đoạn Km38+300 - Km58+100 đang thực hiện nâng cấp mở rộng đạt đường cấp III - IV và đoạn từ Km58+100 - Km 59+755 (giao QL19 tại Km41+200) đường đô thị với bề rộng nền đường 20,0m, bề rộng mặt đường 12,0m.
♦ Quốc lộ 19C
Nối liền 3 tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk, có chiều dài 151,48km, điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại Km1220+600 thuộc thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, điểm cuối giao với Quốc lộ 26 tại Km67+00, huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, đoạn QL.19C đi qua địa bàn tỉnh Bình Định dài 39,27km, tại Km1220+600 thuộc thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, điểm cuối Km39+270 giáp tỉnh Phú Yên tại địa phận xã Canh Hòa, huyện Vân Canh, đạt quy mô đường cấp VI đồng bằng, bề rộng nền (6,5-15)m, bề rộng mặt và lề gia cố là (5,5-13)m, kết cấu BTN.
2.2. Tuyến đường tỉnh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 11 tuyến đường tỉnh đang được khai thác sử dụng với tổng chiều dài là 475,27km. Trong đó: Mặt đường BTN dài 427,02km, chiếm 89,85%, mặt đường BTXM dài 48,25km, chiếm 10,15%. Mặt đường có bề rộng 5,5m dài 462,84 Km, chiếm 97,38%, còn lại 3,5m dài 12,43km, chiếm 2,62% (tuyến ĐT.637 đoạn đi qua địa bàn xã Vĩnh Sơn - huyện Vĩnh Thạnh).
Bảng: Tổng hợp hiện trạng mặt đường các tuyến đường tỉnh đến năm 2021
STT |
Bề rộng |
ĐVT |
Loại mặt đường BTN |
Loại mặt đường BTXM |
Tổng |
Tỷ lệ % bề rộng mặt đường |
1 |
Bmặt=3,5m |
Km |
|
12,43 |
12,43 |
2,62 |
2 |
Bmặt>=5,5m |
Km |
427,02 |
35,82 |
462,84 |
97,38 |
Tổng |
Km |
427,02 |
48,25 |
475,27 |
100 |
Công trình thoát nước trên tuyến: có 294 công trình cầu với kết cấu chủ yếu bằng bê tông cốt thép, bê tông cốt thép liên hợp “thép -bê tông”, nhiều cầu đã được xây từ lâu với tải trọng thấp, khổ cầu hẹp và một số cầu đang bị xuống cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển của địa phương, cụ thể như sau:
♦ Đường tỉnh 629 (Bồng Sơn - An Lão)
Điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại Km1144 thuộc địa phận phường Bồng Sơn - thị xã Hoài Nhơn, điểm cuối tại thị trấn An Lão, đi qua địa bàn thị xã Hoài Nhơn và 2 huyện Hoài Ân, An Lão. Tổng chiều dài tuyến 31,2km đạt cấp V-VI theo từng đoạn, trong đó 29,78km kết cấu BTN còn lại bằng BTXM. Trên tuyến đến thời điểm hiện tại còn tồn tại 07 đoạn ngập nước, gây ách tắt giao thông vào mùa mưa: Đoạn 1: Km0+890 - Km2+100, L=1,21km; Đoạn 2: Km6+353 - Km6+770, L=0,47km; Đoạn 3: Km9+634 - Km10+484, L=0,85km; Đoạn 4: Km12+400- Km13+392, L=0,992km; Đoạn 5: Km13+913- Km17+430, L=3,517km; Đoạn 6: Km18+618 - Km19+139, L=0,521km; Đoạn 7: Km19+229 - Km20+685 (đoạn Trà Cong), L=1,456km.
Công trình cầu trên tuyến: Toàn tuyến có 16 công trình cầu, trong đó 06 công trình đang được khai thác với tải trọng thấp không đảm bảo an toàn thuộc dạng cầu yếu, khổ hẹp: cầu Ông Mô Km12+850, cầu Suối Bà Nhỏ 1 Km19+180, cầu Suối Bà Nhỏ 2 Km19+270, cầu An Lão Km 25+527, cầu Xóm Vạn Km27+500, cầu Sông Vố Km29+660. Đặc biệt, cầu An Lão tại Km25+527 được xây dựng từ năm 1992, với chiều dài cầu 252m, bề rộng xe chạy 4,0m, kết cầu dầm bê tông cốt thép liên hợp; hiện nay, cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, khổ cầu nhỏ, hẹp gây khó khăn rất lớn cho việc kết nối, giao thương hàng hóa giữa các địa phương trong khu vực, ảnh hưởng lớn đến việc kết nối giữa trung tâm huyện An Lão với các xã trên địa bàn huyện và là vị trí quan trọng, xuyên suốt của tuyến đường ĐT.629.
♦ Đường tỉnh 630 (Hoài Đức - Kim Sơn)
Điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại Km1148+030 thuộc địa phận phường Hoài Đức - thị xã Hoài Nhơn, điểm cuối tại xã Ân Nghĩa - huyện Hoài Ân. Tổng chiều dài tuyến 22,85km; mặt đường toàn tuyến có kết cấu bê tông nhựa đạt tối thiểu 5,5m. Trên tuyến còn tồn tại 03 đoạn thường xuyên bị ngập nước, gây cản trở cho việc đi lại và lưu thông, giao thương giữa địa phương trong vùng, cụ thể: Km6+100 - Km6+500; Km14+400 - Km16+100 và Km19+500 - Km20+300.
Công trình cầu trên tuyến: Trên tuyến có 06 công trình cầu; trong đó có 01 cầu đã xuất hiện các hư hỏng đáng kể, khổ hẹp là cầu Ngã Hai tại Km21+395.
♦ Đường tỉnh 631 (Nhơn Hưng - Phước Thắng)
Điểm đầu giáp Quốc lộ 1 tại Km1206+100 thuộc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn; điểm cuối giáp với tỉnh lộ ĐT.640 thuộc địa phận xã Phước Thắng huyện Tuy Phước. Tổng chiều dài tuyến 15,2km, mặt đường toàn tuyến có kết cấu bê tông nhựa, đạt tối thiểu 5,5m. Hiện nay, UBND thị xã An Nhơn đang đầu tư mở rộng nền mặt đường đạt 15m đoạn từ Km0+00-Km6+500, Km6+953-Km12+342 với chiều dài L=11,89km. Trên tuyến có đoạn từ Km10+500 - Km15+200 (giáp ĐT.640) thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa, gây cản trở cho việc đi lại và lưu thông.
Công trình cầu trên tuyến: Trên tuyến có 09 công trình cầu, trong đó có 01 cầu yếu, khổ cầu hẹp: Cầu Chữ Y tại Km8+400.
♦ Đường tỉnh 632 (Phù Mỹ - Bình Dương)
Có 2 đoạn, đoạn thứ nhất điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại Km1176+480 đi từ thị trấn Phù Mỹ tới xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ dài 8,94km; đoạn thứ hai đi từ ngã ba Mỹ An, huyện Phù Mỹ đến thị trấn Bình Dương giao với Quốc lộ 1 tại Km1161+740 với chiều dài 9,76km. Tổng chiều dài 2 đoạn tuyến là 18,70km, mặt đường toàn tuyến có kết cấu bê tông nhựa, đạt tối thiểu 5,5m. Riêng đoạn từ Km0+00 - Km7+100 đang được đầu tư nâng cấp mở rộng đạt cấp IV.
Công trình cầu trên tuyến: Trên tuyến có 09 công trình cầu; trong đó 01 cầu yếu là cầu Bắc Dương Km27+750.
♦ Đường tỉnh 633 (Chợ Gồm - Đề Gi)
Điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại Km1188+800 (ngã ba Chợ Gồm - huyện Phù Cát) đi theo hướng Đông Bắc qua các xã phía Đông huyện Phù Cát là Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh và kết thúc tại cảng Đề Gi - huyện Phù Cát. Tổng chiều dài tuyến 20,65km đạt cấp VI đồng bằng, mặt đường BTN dài 19,38km còn lại kết cấu bằng BTXM; toàn tuyến đều được mở rộng mặt đạt tối thiểu đủ 5,5m. Trên tuyến có đoạn Km12+700- Km13+00 thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa, gây cản trở cho việc đi lại và lưu thông.
Công trình cầu trên tuyến: Trên tuyến có 14 cầu đang khai thác bình thường.
♦ Đường tỉnh 634 (Hòa Hội - Hội Sơn)
Điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại Km1192+350 thuộc địa phận xã Cát Hanh - huyện Phù Cát, đi theo hướng Tây Bắc qua các xã phía Tây huyện là Cát Hanh, Cát Lâm, Cát Sơn và điểm cuối tuyến tại hồ chứa nước Hội Sơn - huyện Phù Cát. Tuyến có chiều dài 17,91km đạt cấp VI đồng bằng, mặt đường toàn tuyến có kết cấu bê tông nhựa.
Công trình cầu trên tuyến: Toàn tuyến có 18 công trình cầu, trong đó 02 thuộc dạng cầu yếu, khổ hẹp, Cầu Giăng Giây tại Km9+832, Cầu cây Xoài tại Km7+007.
♦ Đường tỉnh 636 (Gò Bồi - Bình Nghi)
Điểm đầu tại cầu Gò Bồi xã Phước Hòa - huyện Tuy Phước đi qua xã Phước Quang, Phước Hưng - huyện Tuy Phước, phường Bình Định, xã Nhơn Khánh, Nhơn Phúc - thị xã An Nhơn và có điểm cuối tại xã Bình Nghi - huyện Tây Sơn. Tổng chiều dài tuyến 27,6km; hiện tại, tuyến ĐT.636 đang được triển khai đầu tư xây dựng đạt quy mô đường cấp IV với chiều dài L=20,51km/27,6km, riêng các đoạn từ Km1+195- Km8+824 (L=7,09km) đi qua địa bàn các xã Phước Hòa, Phước Quang và Phước Hưng có quy mô đường cấp VI.
Công trình cầu trên tuyến: Toàn tuyến có 19 công trình cầu lớn nhỏ kết cấu bằng BTCT đang khai thác bình thường.
♦ Đường tỉnh 637 (Vườn Xoài - Vĩnh Sơn)
Điểm đầu giao với Quốc lộ 19 tại Km57+500 (ngã ba Vườn Xoài - xã Tây Thuận - huyện Tây Sơn), theo hướng Bắc đi qua hai huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh, điểm cuối tại hồ A thủy điện Vĩnh Sơn. Tổng chiều dài tuyến 62,5km, trong đó có 5,22km (đoạn từ Km52+607 - Km57+907) là đường chuyên dụng phục vụ khai thác vận hành nhà máy thủy điện Trà Xom do Công ty cổ phần thủy điện Trà Xom quản lý.
Công trình cầu trên tuyến: Toàn tuyến có 25 công trình cầu, trong đó có 01 cầu thuộc dạng cầu tràn, khổ hẹp được xây dựng từ trước năm 1987 đang bị xuống cấp trầm trọng là cầu Suối Xem tại Km12+734, dài 168m và Cầu Tà Súc 1&2 tại Km11+564, đã được đưa vào Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) - Dự án thành phần tỉnh Bình Định ”.
♦ Đường tỉnh 638 (Chương Hòa - Long Vân)
Điểm đầu tại Chương Hòa - thị xã Hoài Nhơn đi dọc theo hướng Bắc - Nam qua thị xã Hoài Nhơn, các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, An Nhơn, Vân Canh và thành phố Quy Nhơn, điểm cuối tại ngã ba Long Vân giáp Quốc lộ 1D tại Km1+670 thuộc địa phận phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn. Chiều dài tuyến là 127,78km; trong đó, kết cấu mặt đường BTN dài 127,59km còn lại bằng BTXM, toàn tuyến đều được mở rộng mặt đạt tối thiểu đủ 5,5m. Tuy nhiên, trên tuyến còn một số đoạn cua gấp, đi qua các khu dân cư đông đúc tiềm ẩn mất ATGT.
Công trình cầu trên tuyến: Toàn tuyến có 84 công trình cầu lớn nhỏ, trong đó có 06 cầu thuộc dạng cầu yếu, khổ cầu hẹp cầu tràn Mỹ Thành Km36+680, cầu Đồng Trang Km43+300, cầu Bình Tân Km74+780, cầu Bản Km79+650, cầu Vạn Phước Km80+700. Đặc biệt, trong đó có cầu tràn Mỹ Thành tại Km36+680, được xây dựng từ năm 2001, với chiều dài cầu 210m, bề rộng phần xe chạy 4,0m, kết cầu dầm bê tông cốt thép; hiện nay, cầu đã xuống cấp, khổ cầu nhỏ, hẹp, thường xuyên bị ngập vào mùa mưa lũ, gây khó khăn rất lớn cho việc vận chuyển, giao thương hàng hóa giữa các địa phương trong khu vực và là vị trí quan trọng, xuyên suốt của tuyến đường Tây tỉnh từ Chương Hòa đi Long Vân.
♦ Đường tỉnh 639 (Quy Nhơn - Tam Quan)
Điểm đầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội - TP. Quy Nhơn đi theo hướng Bắc qua các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, điểm cuối tại Phường Tam Quan - thị xã Hoài Nhơn. Tổng chiều dài tuyến 102km đạt đường cấp VI, trong đó mặt đường bê tông nhựa đạt tối thiểu 5,5m; tuyến đang được đầu tư xây dựng đạt cấp III đồng bằng.
Trên tuyến có các đoạn: Km33+200 - Km33+250 và Km36+400 - Km37+100 thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa, gây cản trở cho việc đi lại và lưu thông.
Công trình thoát nước: Toàn tuyến có 49 công trình cầu lớn nhỏ xây dựng bằng kết cấu BTCT hoặc dầm thép liên hợp, 01 cầu thuộc dạng khổ cầu hẹp (cầu Ông Là Km94+690), 02 cầu yếu cần sửa chữa (cầu tràn Đức Phổ 2 Km43+550, cầu Bản Km61+400).
♦ Đường tỉnh 640 (Ông Đô - Cát Tiến)
Điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại Km1218+600 thuộc địa phận thị trấn Diêu Trì - huyện Tuy Phước, rẽ theo hướng Đông - Bắc đi qua các xã của 02 huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, điểm cuối giáp Quốc lộ 19B tại ngã ba Cát Tiến - huyện Phù Cát. Tổng chiều dài tuyến 19,3km, đạt cấp II-VI theo từng đoạn. Hiện nay, trên toàn tuyến cơ bản là mặt đường BTN, cải tạo một số đoạn tràn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và vận tải hàng hóa của địa phương. Mặc dù được sự quan tâm của tỉnh, tuyến đã được đầu tư nâng cấp xử lý các đoạn tràn bị ngập nước nhưng trên tuyến các đoạn từ Km14+400 - Km18+178 vẫn thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa, thời gian nước rút chậm, gây cản trở cho việc đi lại và lưu thông.
Công trình thoát nước: Toàn tuyến có 45 công trình cầu lớn nhỏ, 01 cầu bị hư hỏng cần sửa chữa cầu Sông Chùa Km18+193; 44 cầu còn lại đang khai thác bình thường. Ngoài ra, có một số đoạn tràn cần phải nâng cấp để đảm bảo giao thông, thông suốt trong mùa mưa bão.
2.3. Hệ thống đường địa phương
- Các tuyến đường huyện: Toàn tỉnh hiện nay có 53 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 542,4km chiếm 4,8% tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh. Công trình cầu trên các tuyến đường huyện chủ yếu có tải trọng thiết kế là H13, một số có tải trọng H18 và cao hơn, đa số là cầu đã cũ, cần bảo trì thường xuyên hoặc sửa chữa, một số cầu cần được xây dựng mới.
TT |
Tên huyện |
Số tuyến |
Tổng chiều dài (km) |
1 |
An Lão |
6 |
85,32 |
2 |
Hoài Nhơn |
9 |
63,60 |
3 |
Hoài Ân |
5 |
61,63 |
4 |
Vĩnh Thạnh |
5 |
79,05 |
5 |
Phù Mỹ |
5 |
59,83 |
6 |
Phù Cát |
5 |
35,70 |
7 |
Tây Sơn |
7 |
69,45 |
8 |
An Nhơn |
8 |
44,39 |
9 |
Tuy Phước |
1 |
11,93 |
10 |
Vân Canh |
1 |
24,1 |
11 |
Quy Nhơn |
1 |
8 |
Tổng |
53 |
542,40 |
Bảng 1.2-3: Tổng hợp số lượng các tuyến đường huyện
100% km đường huyện đã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; trong đó, đường BTXM chiếm 95,5%, đường BTN chiếm 4,5%, tình trạng các tuyến đường huyện tương đối tốt.
- Các tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện; đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng: Đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 9.169km đường GTNT; trong đó, số Km đường GTNT đã được bê tông hóa khoảng (7.208/9.169)km đạt tỷ lệ 79% và còn lại chưa được bê tông hóa khoảng (1.961/9.169)km đạt tỷ lệ 21%.
2.4. Đường đô thị
Toàn tỉnh có 886,17 km đường đô thị, tập trung chủ yếu tại TP. Quy Nhơn và TX. An Nhơn, TX Hoài Nhơn. Trong đó, 88% đã được nhựa hóa và bê tông hóa, vẫn còn một số đường đất ở TX. An Nhơn, TX. Hoài Nhơn và các thị trấn. Quy mô đường đô thị chủ yếu là đường 2 - 4 làn xe, mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng.
Bảng 1.2-4: Thống kê hệ thống đường đô thị
TT |
Địa phương |
Số Km đường đô thị |
1 |
Huyện An Lão |
5,55 |
2 |
Huyện Hoài Ân |
31,23 |
3 |
Huyện Phù Cát |
26,76 |
4 |
Huyện Phù Mỹ |
35,88 |
5 |
Huyện Tây Sơn |
28,61 |
6 |
Huyện Tuy Phước |
8,77 |
7 |
Huyện Vân Canh |
7,88 |
8 |
Huyện Vĩnh Thạnh |
23,50 |
9 |
Thành phố Quy Nhơn |
345,30 |
10 |
Thị xã An Nhơn |
76,10 |
11 |
Thị xã Hoài Nhơn |
296,59 |
Tổng cộng |
886,17 |
2.5. Đường giao thông nông thôn
Từ năm 2015 - 2020, thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; cụ thể ở địa phương, được sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các sở, ngành của tỉnh với chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh, phong trào đầu tư xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) đã được nhân dân trong tỉnh nhiệt tình hưởng ứng, với nhiều đóng góp về nhân lực, nguồn lực để xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống đường GTNT. Do đó, mạng lưới đường GTNT trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân ở các địa phương trong tỉnh. Trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống đường GTNT đã được đầu tư xây dựng đến toàn bộ trung tâm xã mà giai đoạn trước đây chưa hoàn thiện, bảo đảm giao thông thông suốt quanh năm, vào mùa mưa không bị lầy lội. Chất lượng xây dựng hệ thống đường GTNT ngày càng được nâng cao; trong đó, chất lượng mặt đường bê tông xi măng được chú trọng. Đồng thời, phong trào xây dựng GTNT đã có bước phát triển vượt bậc, thu được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội tại các vùng nông thôn và giữa các vùng nông thôn với các khu vực khác, cụ thể kết quả đạt được như sau:
- Đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 8.037km đường GTNT. Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mới các tuyến đường GTNT, với tổng chiều dài khoảng 1.132km đường, nâng tổng số Km đường GTNT trên địa bàn tỉnh là 9.169km; trong đó, chương trình bê tông hóa GTNT, giai đoạn 2016 - 2020: Trong đó đã bê tông hóa được khoảng 1.048km đường GTNT (số liệu đến cuối năm 2020). Kết quả đạt được vượt so với kế hoạch dự kiến ban đầu là 385% (kế hoạch ban đầu là 272km):
TT |
Loại đường |
Theo kế hoạch được duyệt (Km) |
Kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 (Km) |
Tỷ lệ đạt so với kế hoạch được duyệt |
1 |
Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện |
245 |
217 |
89% |
2 |
Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp |
27 |
831 |
3078% |
Tổng cộng |
272 |
1.048 |
385% |
3. Tuyến đường trục chính của địa phương và tuyến kết nối
- Các tuyến đường tỉnh kết nối giữa ba trục dọc: gồm 08 tuyến ĐT (629, 630, 631, 632, 633, 634, 636, 640) dài L=173,3km; quy mô chủ yếu cấp VI.
- Các tuyến đường huyện kết nối giữa ba trục dọc:
+ Thị xã Hoài Nhơn: gồm 10 tuyến ĐH (06, 07, 08, 09, 09B, 10, 10B, 11, 11B) dài L=76,7km; quy mô chủ yếu cấp VI.
+ Huyện Phù Mỹ: gồm 05 tuyến ĐH (16, 17, 17B, 18, 18B) dài L=55,3km; quy mô chủ yếu cấp VI, riêng tuyến ĐH.18 (Vạn An-Phú Thứ) đạt quy mô đường cấp IV.
+ Huyện Phù Cát: gồm 03 tuyến ĐH (20, 21, 22) dài L=26,2km; quy mô chủ yếu cấp VI.
+ Thị xã An Nhơn: tuyến ĐH.34 dài L=7,8km; quy mô chủ yếu cấp VI.
+ Thành phố Quy Nhơn: tuyến ĐH.45 dài L=8,0km; quy mô chủ yếu cấp VI.
4. Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2015 đến nay.
UBND tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các tuyến đường quan trọng của tỉnh, cũng như sửa chữa, nâng cấp bảo trì các tuyến đường tỉnh cơ bản được đạt được mặt đường tối thiểu là 5,5m, nhiều công trình thoát nước trên tuyến được đầu tư xây dựng mới, với tổng kinh phí đã đầu tư trên 12.998 tỷ đồng, nhiều tuyến đường đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, cụ thể gồm:
4.1. Các tuyến đường được đầu tư bằng nguồn ngân sách của tỉnh đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
♦ Đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1D đoạn từ ngã ba Long Vân đến bến xe liên tỉnh, tỉnh Bình Định: dài L=7,5km, điểm đầu ngã ba Long Vân và điểm cuối bến xe liên tỉnh thuộc thành phố Quy Nhơn. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị chủ yếu, bề rộng mặt cắt ngang xây dựng B=40m. Tổng mức đầu tư là 756 tỷ đồng (trong đó phần xây lắp TW hỗ trợ 413,8 tỷ; kinh phí GPMB của địa phương 342,2 tỷ).
♦ Đường phía tây tỉnh (ĐT.638) đoạn Km130+00-Km143+787: dài L=13,8km, điểm đầu giáp QL.19C (Km9+550) thuộc xã Canh Vinh, huyện Vân Canh và điểm cuối giáp QL.1D tại Km1+670 thuộc thành phố Quy Nhơn. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đường đô thị chủ yếu, bề rộng mặt cắt ngang xây dựng B=(22-:-42)m. Tổng mức đầu tư là 1.554 tỷ đồng.
♦ Tuyến đường Quốc lộ 19 (đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao QL.1A): dài L=17,4km, điểm đầu (Km0+00) tại cổng cảng Quy Nhơn thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn và điểm cuối giáp QL.1 thuộc huyện Tuy Phước. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp I, II và đường đô thị chủ yếu, bề rộng mặt cắt ngang xây dựng B=(30-:-50)m. Tổng mức đầu tư là 4.411 tỷ đồng.
♦ Đường trục khu kinh tế Nhơn Hội nối dài: dài L= 18,5km, điểm đầu giao Đường trục Khu kinh tế và điểm cuối giao Quốc lộ 1A. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III theo TCVN 4054-05. Tổng mức đầu tư là 1.824 tỷ đồng.
♦ Đường nối từ đường trục Khu kinh tế đến khu tâm linh chùa Linh Phong: dài L= 2,6km, điểm đầu giao Đường trục Khu kinh tế nối dài (Km1+102) và điểm cuối giao ĐT.639 (Km16+809). Quy mô xây dựng phố gom đô thị TCXDVN 104:2007 . Tổng mức đầu tư là 168 tỷ đồng.
♦ Đường Điện Biên Phủ nối dài (đoạn từ đường Lâm Văn Tương đến Quốc lộ 19 mới): dài L= 1,3km, điểm đầu giao đường Lâm Văn Tương và điểm cuối giáp QL.19 tại Km6+735 thành phố Quy Nhơn. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường phố chính thứ yếu, bề rộng mặt đường Bm=14,0m. Tổng mức đầu tư là 125 tỷ đồng.
♦ Nâng cấp, mở rộng đường qua các di tích văn hóa lịch sử quốc gia đặc biệt và các di tích văn hóa lịch sử quốc gia trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (giai đoạn 1): dài L= 7,6km, điểm đầu giao QL.19 thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn và điểm cuối tại xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp VI theo TCVN 4054-05, bề rộng mặt đường 5,5m. Tổng mức đầu tư là 71 tỷ đồng.
♦ Khôi phục cải tạo đường địa phương thuộc dự án LRAMP: Khôi phục sửa chữa, cải tạo 11 tuyến đường trên địa bàn với chiều dài L=70km. Quy mô đạt đường cấp VI đồng bằng theo TCVN 4054-05. Tổng mức đầu tư là 202 tỷ đồng.
♦ Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền trung - tỉnh Bình Định: Xây dựng mới 13 cầu, sửa chữa nâng cấp 93,5 km đường giao thông, với tổng mức đầu tư là 550 tỷ đồng.
♦ Hoàn trả tuyến đường từ Nghĩa trang liệt sỹ An Hòa đến công trình hồ chữa nước Đồng Mít: dài L=19,54km. Quy mô đường cấp VI, bề rộng nền đường Bn=6,5m, bề rộng mặt đường Bm=3,5m. Tổng mức đầu tư là 44,7 tỷ đồng.
♦ Tuyến đường chuyên dụng phía Tây Khu kinh tế Nhơn Hội: dài L=7,0km, lộ giới 45m, bề rộng mặt đường đường bê tông nhựa 7m. Kinh phí đầu tư 80 tỷ.
♦ Mở rộng đường vào sân bay Phù Cát (đoạn từ Quốc lộ 1 đến cổng sân bay Phù Cát) giai đoạn 1: kết nối QL.1 đến cổng Sân bay Phù Cát dài L=1,6km. Quy mô xây dựng đường phố gom đô thị TCXDVN 104:2007 , bề rộng mặt cắt ngang xây dựng B=30m. Tổng mức đầu tư là 269 tỷ đồng.
♦ Tuyến đường trung tâm lõi Khu đô thị thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội: dài L=1,73km, quy mô đạt đường cấp 3, đô thị, bề rộng mặt đường 30m - 45m, bề rộng mặt đường đường bê tông nhựa 7m. Kinh phí đầu tư 121 tỷ.
♦ Sửa chữa, mở rộng mặt đường các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường địa phương kết nối Quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2019 - 2020 (Nghị Quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh): Mở rộng mặt các tuyến đường tỉnh từ 3,5m lên 5,5m và sửa chữa hư hỏng cục bộ, thảm tăng cường mặt đường với tổng chiều dài với tổng chiều dài L=89,30km. Tổng mức đầu tư là 243,5 tỷ đồng.
♦ Sửa chữa hư hỏng cục bộ, thảm tăng cường mặt đường, xây dựng hệ thống thoát nước, an toàn giao thông trên các tuyến đường tỉnh (ĐT): Sửa chữa hư hỏng cục bộ nền mặt đường, xây dựng tăng cường lớp kết cấu mặt đường và gia cố lề trên các tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài với tổng chiều dài L=76,43km. Tổng mức đầu tư là 134,7 tỷ đồng.
♦ Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.639 (đoạn từ cầu Thiện Chánh đến Quốc lộ 1A): dài L=1,83km; điểm đầu tại cầu Thiện Chánh, tuyến ĐT.639; điểm cuối giao với Quốc lộ 1A, thị xã Hoài Nhơn. Quy mô theo tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104:2007 , đường phố nội bộ, cấp kỹ thuật 40. Tổng mức đầu tư là 69,9 tỷ đồng.
♦ Đường kết nối các điểm di tích Thành Hoàng Đế, tháp Cánh Tiên và Đàn Nam Giao, thị xã An Nhơn: dài L=3,76km. Quy mô theo tiêu chuẩn thiết kế đường cấp VI đồng bằng (TCVN4054-2005). Tổng mức đầu tư là 14,9 tỷ đồng.
♦ Đường vào ga Diêu Trì: dài L=0,40km. Quy mô theo tiêu chuẩn thiết kế đường phố gom theo TCXDVN 104-2007, bề rộng mặt cắt ngang 22,5m. Tổng mức đầu tư là 77,3 tỷ đồng.
♦ Sửa chữa, nâng cấp, thảm tăng cường mặt đường các tuyến đường tỉnh (ĐT) và một số tuyến đường kết nối Quốc lộ 1 (Nghị Quyết số 43/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của HĐND tỉnh): Sửa chữa hư hỏng cục bộ nền mặt đường, xây dựng tăng cường lớp kết cấu mặt đường và gia cố lề trên các tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài với tổng chiều dài L=74,081km và Các tuyến đường kết nối Quốc lộ 1: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Bồng Sơn-Hoài Hương, dài L=6,06km và tuyến Ngọc An - Lương Thọ, dài L=4,7km thuộc thị xã Hoài Nhơn. Quy mô cơ bản đạt đường cấp IV-VI theo TCVN 4054-05. Tổng mức đầu tư là 240 tỷ đồng.
4.2. Các tuyến đường đang triển khai đầu tư bằng nguồn ngân sách của tỉnh (chuyển tiếp): Đang triển khai thi công xây dựng trên 09 dự án với tổng chiều dài là L=47,23 km; Tổng mức đầu tư là 2.924,896 tỷ đồng, cụ thể:
♦ Mở rộng đường vào sân bay Phù Cát (đoạn từ Quốc lộ 1 đến cổng sân bay Phù Cát) giai đoạn 2: dài L=1,54km; quy mô xây dựng đường phố gom đô thị TCXDVN 104:2007 , bề rộng mặt cắt ngang nền đường B=30m. Tổng mức đầu tư là 96 tỷ đồng.
♦ Đường ven biển đoạn Cát Tiến - Đề Gi: dài L=21,5km, kết nối đường trục Khu kinh tế nối dài (Km1+100), thuộc thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát với xã Cát Khánh huyện Phù Cát. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng mặt cắt ngang xây dựng Bn=20,5m. Tổng mức đầu tư là 1.261 tỷ đồng.
♦ Đường ven biển đoạn Đề Gi - Mỹ Thành: dài L=7,6km có điểm đầu: Km37+628,65, là điểm cuối dự án Đường ven biển (ĐT.639), đoạn từ Cát Tiến đến Đề Gi, điểm cuối: Km45+244,74, giáp nối với tuyến đường nuôi tôm công nghệ cao tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ; quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=20,5m. Tổng mức đầu tư là 612 tỷ đồng.
♦ Đường ven biển đoạn Cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh: dài L=9,6km; điểm đầu tại Km94+199, tuyến ĐT.639; điểm cuối tại cầu Thiện Chánh Km103+776, ĐT.639 thuộc xã Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn; quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05). Tổng mức đầu tư là 534 tỷ đồng.
♦ Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Trần Nhân Tông (đoạn từ khu dân cư phía Đông Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đến hết cầu số 2 qua sông Hà Thanh): dài L= 0,9km, điểm đầu tại Khu dân cư phía Đông Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn và điểm cuối qua hết cầu số 2 (cầu sắt cũ) giao với Khu đô thị Nam đường Hùng Vương; quy mô đạt tiêu chuẩn đường phố chính thứ yếu. Tổng mức đầu tư là 129,35 tỷ đồng.
♦ Đầu tư xây dựng cầu vào trụ sở mới trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông thủy, bộ Bình Định: Cầu gồm 2 đơn nguyên riêng biệt, bề rộng mỗi đơn nguyên B= 10m, mặt đường 04 làn xe. Tổng mức đầu tư là 29,85 tỷ đồng.
♦ Tuyến đường trục Đông - Tây kết nối với tuyến đường phía tây tỉnh (ĐT638), đoạn Km137+580 - Km143+787: dài L= 4,4km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (TCVN 4054-05), đường đô thị. Tổng mức đầu tư là 136,696 tỷ đồng.
♦ Tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài đến Vịnh Mai Hương: dài L= 1,18km, quy mô cấp II, đường đô thị (TCXDVN 104:2007). Tổng mức đầu tư là 99,0 tỷ đồng.
♦ Tuyến đường liên khu vực kết nối từ tuyến đường đi Nhơn Lý đến lõi đô thị: dài L= 0,52km, quy mô cấp III, đường đô thị (TCXDVN 104:2007). Tổng mức đầu tư là 27,0 tỷ đồng.
4.3. Trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Từ nguồn kinh phí của cấp huyện và kinh phí hỗ trợ của UBND tỉnh để đầu tư nâng cấp cải tạo các tuyến đường đi qua địa bàn huyện, với Tổng mức đầu tư là trên 4.500 tỷ đồng, đã giúp cho bộ mặt đô thị nông thôn ngày càng phát triển.
a. Đường quốc lộ
- Các tuyến đường có trong quy hoạch đã được xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng như: Hầm đường bộ qua đèo Cù Mông trên Quốc lộ 1; dự án nâng cấp Quốc lộ 1D đoạn qua đô thị, Dự án nâng cấp xây dựng tuyến Quốc lộ 19.
- Tuyến đường có trong quy hoạch nhưng chưa được triển khai đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ 19B, 19C.
b. Đường tỉnh lộ
Đã đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo một số đoạn tuyến theo quy hoạch: Tuyến ĐT.631: đoạn từ Km0+00-Km6+500, Km6+953+Km12+342; Tuyến ĐT.636: đoạn từ Km11+370 - Km24+00; Tuyến ĐT.632: đoạn từ Km0+00 - Km9+00; ĐT.638: đoạn Km130+00-Km143+787; ĐT.639 (đường ven biển); ĐT.640: đoạn từ Km0- Km3+350. Các đoạn tuyến tỉnh lộ còn lại chưa được đầu tư theo quy hoạch như: ĐT.633; ĐT.634; ĐT.638....
c. Các tuyến đường kết nối
Đã đầu tư các tuyến kết nối theo Quy hoạch như: đường trục khu kinh tế Nhơn Hội kéo dài, tuyến Quốc lộ 19 mới, đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đoạn Km130- Km143+787; đường Lại Khánh - Phú Xuân. Tuy nhiên, trong quy hoạch chỉ nêu rất ít các tuyến kết nối, trong khi hiện nay cần phải đầu tư xây dựng các đoạn nối giữa các trục chính của tỉnh như: đường phía Tây tỉnh (ĐT638); đường ven biển (ĐT639); QL.1, QL.19; QL.19B và QL.19C; Tuyến đường nối từ Quốc lộ 19C kết nối cảng Quy Nhơn thuộc dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định;… để đảm bảo hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ và phát huy hiệu quả các tuyến đường mà tỉnh đã đầu tư thì chưa được nêu trong quy hoạch.
6.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tích cực quan tâm chỉ đạo điều hành, ưu tiên phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng đồng bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn và hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Một số tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch được duyệt (gồm QL.1, QL.19, QL.1D), các tuyến còn lại như QL.19B, QL.19C đang được đầu tư nâng cấp và sửa chữa, về cơ bản có thể đáp ứng nhu cầu vận tải quốc gia. Tuy nhiên, để đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là kinh tế biển và kết nối liên vùng, khu công nghiệp thì kết cấu hạ tầng đường bộ đối ngoại cần tiếp tục được đầu tư để kết nối mạng lưới giao thông quốc gia với thành phố Quy Nhơn, KKT Nhơn Hội các khu, cụm công nghiệp và khu vực ven biển của tỉnh.
- Hệ thống đường tỉnh lộ đã được đầu tư sửa chữa, mở rộng mặt đường cơ bản đạt bề rộng mặt đường 5,5m và trên 5,5m là 462,84/475,27km, chiếm tỷ lệ 97,38%, chỉ còn 12,43km mặt đường 3,5m trên đoạn tuyến ĐT.637 (Vườn Xoài - Vĩnh Sơn) thuộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh nên chưa cần thiết phải nâng cấp mở rộng; (trong đó; với bề rộng mặt đường trên 5,5m thì đầu tư được L=140,34km/462,84km đạt 30,32%); xây mới 29 công trình cầu (gồm 14 cầu bản và 15 cầu dầm bằng BTCT, 14 cầu bản hộp thay thế 14 tràn thường xuyên bị ngập nước gây ách tắc giao thông). Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai thi công xây dựng các đoạn tuyến và công trình thoát nước trên các tuyến tỉnh lộ, cụ thể như sau: Tuyến ĐT.631; ĐT.636 do UBND thị xã An Nhơn làm chủ đầu tư; Tuyến ĐT.637: Xây dựng mới Cầu Suối Xem tại Km12+719,4, Cầu Tà Súc tại Km11+564 do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư; Tuyến ĐT.638 đường phía Tây đoạn Km130 - Km143+787 và ĐT.639 đường ven biển, đầu tư nâng cấp, mở rộng, chỉnh hướng tuyến mới do Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư,….
- Nhiều tuyến đường kết nối đã được đầu tư bằng nguồn vốn của tỉnh và các nguồn vốn khác như: Đường trục khu kinh tế Nhơn Hội nối dài; Tuyến Quốc lộ 19 mới kết nối Cảng Quy Nhơn với QL.1, QL.19, đường Điện Biên Phủ nối dài (đoạn từ đường Lâm Văn Tương đến Quốc lộ 19 mới); đường Bồng Sơn - Hoài Hương; đường Ngọc An - Lương Thọ... đã góp phần từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh.
6.2. Tồn tại, hạn chế
- Đối với mạng lưới giao thông đối ngoại hiện nay đã được nâng cấp, mở rộng (gồm QL.1, QL.19, QL.1D) nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu giao thông quốc gia, vùng và liên tỉnh. Để đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là với chiến lược phát kinh tế biển và logistics của tỉnh thì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối ngoại cần tiếp tục được đầu tư các tuyến cao tốc theo quy hoạch cũng như nâng cấp hệ thống quốc lộ hiện hữu, đặc biệt là tuyến QL.19B, QL.19C để kết nối hoàn thiện mạng lưới quốc gia với thành phố Quy Nhơn, KKT Nhơn Hội, KCN - đô thị - dịch vụ Becamex VSIP Bình Định và khu vực đường ven biển trong tương lai.
- Đối với hệ thống giao thông đường tỉnh, trong thời gian qua đã dành nguồn lực đầu tư; tuy nhiên, trên các tuyến đường tỉnh vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết. Cụ thể là các công trình thoát nước (công trình cầu) cầu yếu khổ hẹp, tải trọng không đồng bộ (17 cầu), các vị trí ngập nước (05 tuyến tỉnh lộ) và các đoạn tuyến có dân cư đậm đặc, mật độ phương tiện lưu thông cao, giao thương vận chuyển hàng hóa lớn, dẫn đến việc hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp mức độ phát triển kinh tế địa phương dẫn đến ùn ứ cục bộ (67 vị trí), nhiều tuyến đường tỉnh chưa được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch được duyệt như tuyến ĐT.633, ĐT.634, ĐT.638, ĐT.640...
- Đối với các tuyến kết nối: trong quy hoạch chỉ đưa ra được một vài tuyến kết nối, chưa đưa vào quy hoạch các tuyến đường kết nối quan trọng của tỉnh nhằm tạo thành hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tuyến kết nối với các trục chính của tỉnh như: Tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn; Tuyến đường ven biển Cát Tiến - Diêm Vân; Tuyến đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đến đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ; Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại..., các tuyến đường kết nối này chưa được cập nhật trong quy hoạch được duyệt nên gây khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng.
- Đối với mạng lưới giao thông đối nội hiện nay có mật độ đường trên diện tích và dân số của tỉnh còn thấp hơn mức bình quân của vùng, cần tiếp tục nâng cấp và đầu tư xây dựng. Đặc biệt là các tuyến đi qua trung tâm đô thị, phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh chưa được đưa vào quy hoạch để đầu tư như: Tuyến tránh Nam thị trấn Phú Phong; Đường phía Tây huyện Vân Canh (từ Khu công nghiệp đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định đến thị trấn Vân Canh); tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối cảng Quy Nhơn... Bên cạnh đó, hệ thống đường tỉnh hiện phân bố chưa đồng đều, quy mô, mạng lưới giao thông đạt thấp, tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa tại các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh đường GTNT đã được đầu tư đáng kể nhưng ở khu vực phía Tây tỉnh cần tiếp tục bổ sung xây dựng, nâng cấp.
6.3. Nguyên nhân
- Do hạn chế về nguồn kinh phí nên việc triển khai đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt, cũng như chưa đáp ứng được tốc độ phát triển phương tiện và nhu cầu phát triển kinh tế địa phương hiện trạng.
- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch để đầu tư xây dựng chưa đồng bộ giữa các địa phương.
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh)
Kết cấu hạ tầng đường bộ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từng bước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn; kết nối hiệu quả giữa các loại hình giao thông và giữa hệ thống đường bộ quốc gia với hệ thống đường địa phương; kết nối vùng, miền, các đầu mối vận tải; phát huy thế mạnh là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình, hỗ trợ gom và giải tỏa hàng hóa, hành khách cho các phương thức vận tải khác.
Đảm bảo tính cân đối hài hòa, hợp lý về dân số, quy mô kinh tế, nhu cầu phát triển liên vùng, huyện và hiệu quả đầu tư phù hợp với quy hoạch, mở rộng phát triển không gian đô thị mới để phát triển kinh tế cho các địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất.
Tập trung nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ từng bước hoàn thiện mối quan hệ giao thông đường bộ an toàn kết nối hiệu quả giữa các loại hình giao thông.
Chủ động tiếp cận, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, khai thác nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phát triển từng bước đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, kiềm chế tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành hệ thống giao thông kết nối đồng bộ liên vùng, cụ thể như sau:
- Đầu tư hoàn thành đường ven biển từ Quy Nhơn đến Tam Quan; các tuyến đường kết nối về đường ven biển, cảng Quy Nhơn, các khu công nghiệp, các đô thị; thông tuyến đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đoạn từ Quốc lộ 19 đến Khu Becamex VSIP Bình Định và một số tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội với tổng chiều dài cần đầu tư xây dựng là: 310,70 Km.
- Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các công trình giao thông quan trọng của tỉnh, làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2025-2030 với tổng chiều dài tuyến 223,90km/13 danh mục.
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 51 công trình với chiều dài 213,07 km thuộc các tuyến đường địa phương nhằm phục vụ phát triển kinh tế của các địa phương trong tỉnh.
3. Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
(Đã thông qua tại Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 và Nghị quyết số 73/NQ-HĐND ngày 11/12/2021) có danh mục kèm theo:
3.1. Các công trình giao thông đường bộ đầu tư bằng nguồn ngân sách của tỉnh do các sở, ban ngành của tỉnh làm chủ đầu tư: Triển khai thực hiện xây dựng trên 27 dự án với tổng chiều dài là L=180,05 km.
3.1.1. Các công trình chuyển tiếp: Đang triển khai thi công xây dựng trên 09 dự án với tổng chiều dài là L=47,23 km, cụ thể:
♦ Mở rộng đường vào sân bay Phù Cát (đoạn từ Quốc lộ 1 đến cổng sân bay Phù Cát) giai đoạn 2: dài L=1,54km; quy mô xây dựng đường phố gom đô thị TCXDVN 104:2007 , bề rộng mặt cắt ngang nền đường B=30m.
♦ Đường ven biển đoạn Cát Tiến - Đề Gi: dài L=21,5km, kết nối đường trục Khu kinh tế nối dài (Km1+100), thuộc thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát với xã Cát Khánh huyện Phù Cát. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng mặt cắt ngang xây dựng Bn=20,5m.
♦ Đường ven biển đoạn Đề Gi - Mỹ Thành: dài L=7,6km có điểm đầu: Km37+628,65, là điểm cuối dự án Đường ven biển (ĐT.639), đoạn từ Cát Tiến đến Đề Gi, điểm cuối: Km45+244,74, giáp nối với tuyến đường nuôi tôm công nghệ cao tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ; quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=20,5m.
♦ Đường ven biển đoạn Cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh: dài L=9,6km; điểm đầu tại Km94+199, tuyến ĐT.639; điểm cuối tại cầu Thiện Chánh Km103+776, ĐT.639 thuộc xã Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn; quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05).
♦ Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Trần Nhân Tông (đoạn từ khu dân cư phía Đông Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đến hết cầu số 2 qua sông Hà Thanh): dài L= 0,9km, điểm đầu tại Khu dân cư phía Đông Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn và điểm cuối qua hết cầu số 2 (cầu sắt cũ) giao với Khu đô thị Nam đường Hùng Vương; quy mô đạt tiêu chuẩn đường phố chính thứ yếu.
♦ Đầu tư xây dựng cầu vào trụ sở mới trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông thủy, bộ Bình Định: Cầu gồm 2 đơn nguyên riêng biệt, bề rộng mỗi đơn nguyên B= 10m, mặt đường 04 làn xe.
♦ Tuyến đường trục Đông - Tây kết nối với tuyến đường phía tây tỉnh (ĐT638), đoạn Km137+580 - Km143+787: dài L= 4,4km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (TCVN 4054-05), đường đô thị.
♦ Tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài đến Vịnh Mai Hương: dài L= 1,18km, quy mô cấp II, đường đô thị (TCXDVN 104:2007).
♦ Tuyến đường liên khu vực kết nối từ tuyến đường đi Nhơn Lý đến lõi đô thị: dài L= 0,52km, quy mô cấp III, đường đô thị (TCXDVN 104:2007).
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 1)
3.1.2. Các công trình khởi công mới: Triển khai đầu tư xây dựng trên 18 dự án với tổng chiều dài là L=132,82 km, cụ thể:
♦ Đường ven biển đoạn từ Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới: dài L=4,3km; điểm đầu tại QL.1D (Km5+020); điểm cuối QL.19 mới (Km8+100). Quy mô xây dựng đường đô thị khu vực (TCXDVN 104:2007), bề rộng nền đường Bn=29m.
♦ Đường ven biển đoạn Đường Điện Biên Phủ nối dài (giáp QL.19 mới) đến Khu đô thị Diêm Vân: dài L=1,6km; điểm đầu tại QL.19 mới (Km6+734); điểm cuối Khu đô thị Diêm Vân. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng và đường đô thị, bề rộng nền đường Bn=20,5m.
♦ Đường ven biển đoạn đoạn Cát Tiến - Diêm Vân: dài L=13,58km; điểm đầu tại đường trục KKT nối dài (Km1+100); điểm cuối Khu đô thị Diêm Vân. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=20,5m.
♦ Tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn: dài L=7,0km, kết nối ĐT.638 (Km19+291), thuộc phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn với Đường ven biển (Km99+206) thuộc phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=22m.
♦ Tuyến đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đến đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ: dài L=19,2km, kết nối ĐT.638 (Km65+300), thuộc xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ với Đường ven biển Đề Gi-Mỹ Thành (Km44+698) thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=12,0m, bề rộng mặt đường Bm=11,0m.
♦ Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại: dài L=9,4km, kết nối QL.1 (Km1211+100), thuộc địa phận phường Bình Định, thị xã An Nhơn với Đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại thuộc xã Phước Sơn, huyện tuy Phước; đi qua địa phận phường Bình Định, thị xã An Nhơn, các xã Phước Quang, Phước Hiệp, Phước Sơn thuộc huyện Tuy Phước. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=22m.
♦ Nâng cấp, mở rộng đường qua các di tích văn hóa lịch sử quốc gia đặc biệt và các di tích văn hóa lịch sử quốc gia trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (hợp phần 2): dài L= 6,1km, trên địa bàn huyện Tây Sơn. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp VI (TCVN 4054-05).
♦ Tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong: dài L=18,0km, kết nối QL.19 (Km31+400), thuộc địa phận xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn; điểm cuối giáp vào QL.19 (Km47+620), thuộc địa phận xã Bình Tường, huyện Tây Sơn; đi qua địa phận các xã Bình Nghi, Tây Xuân, Tây Phú và xã Bình Tường, huyện Tây Sơn. Quy mô đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=12,0m, bề rộng mặt đường Bm=11,0m.
♦ Đường kết nối thị trấn An Lão với đường An Hòa đi Ân Hảo Tây, huyện An Lão: dài L=9,7km, quy mô đạt đường cấp V miền núi (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=6,5m, bề rộng mặt đường Bm=5,5m.
♦ Đường phía Tây huyện Vân Canh (từ Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định đến thị trấn Vân Canh): dài L=23,2km, kết nối QL.19C (Km9+750), thuộc xã Canh Vinh, huyện Vân Canh với QL.19C (Km30+461) thuộc xã Canh Thuận, huyện Vân Canh. Quy mô đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=12m, bề rộng mặt đường Bm=11,0m.
♦ Nâng cấp mở rộng đường ĐT.630 kết nối trung tâm huyện Hoài Ân với thị xã Hoài Nhơn (qua cầu Phú Văn): có chiều dài L=6,6km. Quy mô đạt đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=12m, bề rộng mặt đường Bm=11,0m.
♦ Tuyến đường tránh ĐT.633, đoạn từ núi Ghềnh đến giáp đường ven biển (ĐT.639): dài L=3,5km, kết nối ĐT.633, thuộc xã Cát Minh, huyện Phù Cát với Đường ven biển thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=20,5m, bề rộng mặt đường Bm=15,0m.
♦ Đường Ngô Mây nối dài, thành phố Quy Nhơn: dài L=1,377km, kết nối từ đường Hoàng Văn Thụ đến đường Điện Biên Phủ, thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn. Quy mô đường đô thị thứ yếu, bề rộng nền đường Bn=33m, bề rộng mặt đường Bm=19m.
♦ Sửa chữa nâng cấp tuyến đường Nhơn Hội - Nhơn Hải (đoạn khu du lịch Hải Giang đến trạm bơm tăng áp Nhơn Hội): dài L= 4,10km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (TCVN 4054-05).
♦ Xây dựng cầu từ thôn 11 xã Mỹ Thắng đi xã Mỹ Đức: Cầu gồm 07 nhịp, mỗi nhịp 33m, khổ cầu B=5m (01 nhịp tránh xe, B=8m).
♦ Nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.636, đoạn qua xã Phước Hòa, Phước Hưng thuộc địa bàn huyện Tuy Phước: có chiều dài L=2,8km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=9,5m, bề rộng mặt đường Bm=7,0m.
♦ Nâng cao độ nền mặt đường tuyến ĐT.640 đoạn Km18+178 - Km19+231: có chiều dài L=0,714km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (TCVN 4054-05), bề rộng nền đường Bn=9,5m, bề rộng mặt đường Bm=7,0m.
♦ Sửa chữa cầu Phụ Ngọc: Sửa chữa gia cố chống xói các trụ cầu và gia cường trụ, dầm cầu hiện trạng để tăng cường khả năng, tải trọng khai thác, đảm bảo an toàn giao thông.
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 2)
3.2. Công trình đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA: Được triển khai đầu tư trên 02 dự án với tổng chiều dài đầu tư là L=119,57 km.
- Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định: Được triển khai xây dựng trên 02 tuyến với tổng chiều dài đầu tư là L=45,90 km, cụ thể:
+ Tuyến Đường ven biển (ĐT.639) đoạn Mỹ Thành - Lại Giang dài L=39,5km. Quy mô đường đường cấp III theo TCVN 4054-05; bề rộng nền đường Bn=12m, bề rộng mặt Bn=11m.
+ Tuyến đường từ QL.19C kết nối cảng Quy Nhơn: dài L=6,4km, kết nối QL.1 (Km1220+600), thuộc thị trấn Diêu trì, huyện Tuy Phước; điểm cuối giáp vào đường Nguyễn Mân, thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn. Quy mô đường đô thị thứ yếu, bề rộng nền đường Bn=24m - 40m.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thuộc Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM): Được triển khai xây dựng trên 04 tuyến với tổng chiều dài đầu tư là L=73,67 km, cụ thể:
+ Đường giao thông từ hồ Định Bình đến trung tâm xã Vĩnh Sơn: dài L=39,52km. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi theo TCVN 4054-05.
+ Đường ĐT.637 đoạn từ Vĩnh Quang - Thị trấn Vĩnh Thạnh: dài L=2,37km. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng theo TCVN 4054-05; trong đó đầu tư xây dựng mới cầu Suối Xem tại Km12+719,4 và Tà Súc tại Km11+564,22.
+ Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã từ thôn Hiệp Hưng xã Canh Hiệp đến làng Canh Tiến xã Canh Liên huyện Vân Canh: dài L=13,28km. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi theo TCVN 4054-05
+ Sửa chữa, nâng cấp đường liên xã An Hưng đi Tam Quan, huyện Hoài Nhơn dài L=18,5km. Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi theo TCVN 4054-05.
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 3)
3.3. Các tuyến đường địa phương do ngân sách tỉnh hỗ trợ (hỗ trợ theo cơ chế phân bổ tại Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 15/6/2021)
Trong giai đoạn 2020 - 2025 các huyện và thị xã được UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng 51 công trình với chiều dài 213,07 km, với quy mô đường đô thị, đường cấp III, IV và cấp VI.
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 4)
3.4. Công trình đầu tư bằng hình thức khác
Đường Điện Biên Phủ (nối dài): Công trình được phê duyệt tại Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 18/6/2015 của UBND tỉnh Bình Định; chiều dài xây dựng L=2,279km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu (TCXDVN 104:2007), bề rộng nền đường Bn=42m, bề rộng mặt đường Bm=22,5m.
3.5. Đề án Sửa chữa, nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, tuyến Quốc lộ 19B (đoạn từ Sân bay Phù Cát - Bảo tàng Quang Trung) và tuyến đường địa phương kết nối Quốc lộ 1, giai đoạn 2021 - 2025 (đã thông qua tại Nghị quyết số 32/2020/NQ-HĐND ngày 06/12/2020, Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 27/7/2021, nguồn sự nghiệp kinh tế của tỉnh): Với tổng chiều dài xây dựng là 145,33km và xây dựng mới 5 cầu yếu, cầu khổ hẹp, trong đó:
- Sửa chữa định kỳ mặt đường tỉnh hư hỏng, hoàn thiện hệ thống thoát nước và hệ thống ATGT, với chiều dài thực hiện là 36,43km;
- Sửa chữa, nâng cấp các cầu yếu trên các đường tỉnh (05 cầu, gồm: Cầu Bến Muồng, Km5+820, ĐT.629; cầu Xóm Vạn Km27+500, ĐT.629; Cầu Đốc Tiền, Km22+500, ĐT.629; cầu Bến Vách, Km14+070, ĐT.630; cầu Kiệm, Km25+350, ĐT.632);
- Nâng cấp, mở rộng tuyến đường QL.19B, đoạn từ Km38+200 - Km58+100 (Sân bay Phù Cát - Bảo tàng Quang Trung); Xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng trên tuyến đường ĐT.637, với tổng chiều dài là 19,90km;
- Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Diêm Tiêu - Kim Sơn và Xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng tuyến đường ĐT.629, với tổng chiều dài là 21,20km;
- Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.632, đoạn từ Km0+00-Km7+100, với chiều dài là 7,1km;
- Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.636, đoạn từ Km34+00-Km28+450, với chiều dài là 4,5km;
- Sửa chữa, thảm tăng cường mặt đường tuyến đường Quốc lộ 19C, đoạn từ Diêu Trì - Mục Thịnh, với tổng chiều dài thực hiện khoảng L=20km.
- Nâng cấp tuyến đường từ Bảo tàng Quang Trung đến Vĩnh Thạnh, với tổng chiều dài xây dựng L=36,2km.
4. Kế hoạch bổ sung đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025
4.1. Các công trình giao thông đường bộ do tỉnh đầu tư (chưa có trong các Nghị quyết): Đề nghị bổ sung cho giai đoạn 2021-2025 với 06 dự án như sau:
- Tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định: Chiều dài L=12,8km, điểm đầu tại QL.19 (Km27+250), thuộc xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn; điểm cuối giao với đường ĐS10 của khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền đường Bn=12m, bề rộng mặt đường Bm=11m.
- Xây dựng cầu kết nối đến tháp Bánh Ít: Xây dựng cầu kết nối với Lc=4x30m=120m, Bc=9,0x2x1,5=12m, kết cấu dầm BTCT DƯL; mở rộng đường dẫn vào cổng chính tháp Bánh Ít với chiều dài L=300m, Bn=3,0+9,0+3,0=15m.
- Nâng cấp một số đoạn tuyến đảm bảo giao thông, thông suốt không bị ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ trên tuyến đường ĐT.629: Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, với tần suất lũ tính toán P=10%.
- Tuyến đường từ Quốc lộ 1D đến Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (trên 03 đoạn tuyến: Đường ĐS1: (Đoạn từ đường ĐS3 - đường Đại lộ Khoa Học) chiều dài L=901m; Đường ĐS2: (Đoạn từ đường QL1D - đường ĐS1) chiều dài L=744m; Đường ĐS3: (Đoạn từ đường ĐS1- đường ĐS4) chiều dài L=165m: có chiều dài L=1,81km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt.
- Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường An Hòa đi An Toàn, đoạn từ ngã ba Xuân Phong - An Toàn: có chiều dài L=37,65km, quy mô sửa chữa gia cố nền mặt đường, công trình thoát nước và hệ thống ATGT trên tuyến.
- Tuyến đường tránh qua Nhơn Lý: Điểm đầu Suối cả Nhơn Lý và điểm cuối nút giao T8 (đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội ), có chiều dài L = 2,1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt.
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 5)
4.2. Danh mục chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2022 - 2025, triển khai thi công giai đoạn 2025 - 2030
Nhằm thuận lợi, dự trù nguồn kinh phí xây dựng và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các tuyến đường kết nối của tỉnh, làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2026 - 2030, đầu tư xây dựng trên 13 công trình với quy mô xây dựng đường cấp III - VI.
♦ Đường ven biển đoạn Cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi: Điểm đầu cầu Thiện Chánh (Km103+776) và điểm cuối Quảng Ngãi, có chiều dài L =2,8km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III theo TCVN 4054-05, bề rộng nền đường Bn=12,0m, bề rộng mặt đường Bm=11,0m.
♦ Cầu Thị Nại 2: Điểm đầu Nút giao QL19 (mới) và điểm cuối Nút giao T26, có chiều dài L = 4,4km, quy mô khổ cầu 17m.
♦ Nâng cấp, mở rộng đường Tây tỉnh ĐT.638: Điểm đầu Chương Hòa và điểm cuối Nhơn Tân (QL19) có chiều dài L = 113,8km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV theo TCVN 4054-05.
♦ Đường Điện Biên Phủ nối dài từ cây xăng dầu số 4 đến Khu đô thị Long Vân (qua Núi Vũng Chua): Với chiều dài L=4,75 Km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt.
♦ Tuyến đường kết nối từ Tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong đến đường ĐT.638: Điểm đầu xã Bình Nghi và điểm cuối xã Nhơn Tân có chiều dài L = 3,0km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05.
♦ Tuyến đường nối từ Lê Thanh Nghị về cảng Quy Nhơn: Điểm đầu đường Võ Nguyên Giáp và điểm cuối cảng Quy Nhơn (phần mở rộng), có chiều dài L = 2,0km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05).
♦ Tuyến đường kết nối ĐT.636 qua Cầu Thị Nại (phía thượng nguồn) và
QL.19B: Điểm đầu ĐT.636 và điểm cuối Khu kinh tế Nhơn Hội, có chiều dài L = 6,4km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05).
♦ Tuyến đường Hoài Nhơn - An Lão: Điểm đầu thị xã Hoài Nhơn và điểm cuối huyện An Lão, có chiều dài L = 5,0km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp VI (TCVN 4054-05).
♦ Tuyến đường kết nối QL1 với đường ĐT.639 qua huyện Phù Cát: Điểm đầu QL1 xã Cát Hanh và điểm cuối ĐT.639 xã Cát Khánh, có chiều dài L = 17,0km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05).
♦ Đường Vĩnh Thạnh - Phù Cát (từ TT Vĩnh Thạnh kết nối vào ĐT.634 ở xã Cát Sơn - Phù Cát và đi về QL.1): Điểm đầu Thị trấn Vĩnh Thạnh và điểm cuối QL1 xã Cát Hạnh, có chiều dài L = 22,0km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp VI (TCVN 4054-05).
♦ Đường chuyên dụng phía Tây Khu kinh tế Nhơn Hội: Điểm đầu Nút giao T26 (KKT Nhơn Hội) và điểm cuối nút giao T24 (Cát Tiến), có chiều dài L = 14,0km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch được duyệt.
♦ Nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.636, đoạn qua xã Phước Quang, huyện Tuy Phước: Điểm đầu tại Km1+195 ĐT.636 (ngã ba Chùa Ông) và điểm cuối tại K8+345 ĐT.636 (cầu Quảng Nghiệp), có chiều dài L = 7,15km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (TCVN 4054-05).
♦ Tuyến đường từ thị trấn Vân Canh đi xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (để kết nối với tuyến đường từ huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đi huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai: Điểm đầu thị trấn Vân Canh và điểm cuối xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, có chiều dài L = 22,0km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (TCVN 4054-05).
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 6)
- Tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 21.274.515 triệu đồng.
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 7)
* Dự kiến các nguồn vốn: Vốn ngân sách tỉnh đầu tư tập trung, vốn trung ương hỗ trợ, vốn vay ODA, vốn sự nghiệp kinh tế, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
6.1. Về nguồn vốn
Đa dạng hóa việc huy động mọi nguồn lực để đầu tư. Ngoài nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã được bố trí, còn tập trung các nguồn vốn khác để triển khai như: vốn trung ương hỗ trợ, vốn vay ODA, vốn sự nghiệp chi hoạt động kinh tế, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
6.2. Về kỹ thuật
Do đặc trưng về điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, địa vật của các tuyến tỉnh lộ, các tuyến kết nối là khác nhau nên khi tiến hành công tác thiết kế sẽ căn cứ vào hồ sơ khảo sát của đoạn tuyến và từ đó áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế phù hợp mang tính khả thi, thuận lợi trong việc triển khai thực hiện.
6.2.1 Giải pháp thiết kế đường, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
a. Giải pháp thiết kế đường:
► Hướng tuyến
- Theo quy hoạch được duyệt.
- Cơ bản bám theo tim tuyến hiện trạng chỉ điều chỉnh cục bộ để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cấp đường đầu tư nâng cấp, mở rộng.
- Đối với các đoạn chỉnh tuyến thì hướng tuyến mới đi hoàn toàn đi qua ruộng lúa.
► Nền đường
- Đắp bằng cấp phối đồi đầm chặt K95.
- Đối với các đoạn tuyến đi qua vùng đất ruộng, vùng đất yếu, xử lý triệt để nền đất yếu đảm bảo mô đun đàn hồi theo yêu cầu.
► Mặt đường: Kết cấu bằng BTN hoặc BTXM.
b. Giải pháp thiết kế rãnh thoát nước (rãnh dọc): Rãnh dọc được xây dựng để thoát nước mưa từ mặt đường, lề đường, taluy nền đường đào. Kích thước rãnh được thiết kế theo định hình, không cần tính toán thủy lực. Tiết diện rãnh hình thang hoặc hình chữ nhật, độ dốc rãnh không được nhỏ hơn 0,3% để tránh ứ đọng bùn cát. Các đoạn qua khu dân cư thiết kế rãnh có tấm đan che kín và bố trí hệ thống giếng thu nước mưa.
c. Giải pháp thiết kế hệ thống ATGT: Xây dựng hệ thống vạch sơn kẻ đường, biển báo hiệu và cọc tiêu bằng BTCT theo quy chuẩn hiện hành.
6.2.2. Các giải pháp thiết kế sửa chữa, nâng cấp cải tạo các cầu yếu, khổ hẹp.
a. Giải pháp thiết kế Cầu bản hộp, cống:
Xây dựng mới công trình Cầu bản hộp, cống, với quy mô:
- Quy mô: Xây dựng vĩnh cữu bằng BTCT.
- Khổ cầu, cống phù hợp với khổ nền đường; tải trọng thiết kế HL93 (cống tròn tải trọng H30); tần suất thiết kế P=4%.
b. Giải pháp thiết kế công trình cầu:
- Xây dựng cầu vĩnh cửu bằng BTCT thường hoặc dự ứng lực, nhịp giản đơn, tải trọng thiết kế HL93 (theo TCVN11823-2017); tần suất thiết kế P = (1-:-4)%;
b.1. Kết cấu phần trên:
- Bê tông dầm chủ đối với dầm bằng BTCT thường 30Mpa; đối với dầm bằng BTCT dự ứng lực 30Mpa - 40Mpa.
- Lớp phủ mặt cầu bằng BTN trên lớp phòng nước.
- Gờ lan can, bản vượt bằng BTCT, lan can tay vịn bằng thép nhúng nóng không sơn, gối cầu bằng cao su, khe co giãn bằng khe thép.
b.2. Kết cấu mố:
- Mố cầu bằng BTCT, đặt trên hệ cọc khoan nhồi bằng BTCT hoặc cọc đóng BTCT.
- Bệ mố, thân mố, tường đỉnh, tường cánh, bản vượt bằng BTCT. b.3. Kết cấu trụ: (áp dụng trên công trình trên 2 nhịp)
- Trụ bằng BTCT, đặt trên hệ cọc khoan nhồi bằng BTCT hoặc cọc đóng BTCT.
- Mũ trụ, đá kê gối bằng BTCT.
7. Về tăng cường công tác quản lý, bảo trì công trình
Cùng với việc đầu tư nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ cần chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên, theo dõi và đánh giá tính hiệu quả xây dựng từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo tuổi thọ công trình. Tăng cường thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý bảo trì công trình, góp phần duy trì tốt tình trạng của đường, như:
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát chất lượng công tác bảo trì, kịp thời khắc phục hư hỏng ngay từ khi mới xuất hiện để duy trì tình trạng đường ở trạng thái tốt nhất có thể theo đúng tiêu chí chất lượng được đánh giá, nghiệm thu bằng chấm điểm theo Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT ngày 17/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải.
- Ứng dựng CNTT trong quản lý: Xây dựng hệ thông tin về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thông tin và cơ sở dữ liệu về tình hình quản lý hành lang đường bộ; ứng dụng CNTT trong việc lập và quản lý hồ sơ cầu đường.
- Ứng dụng KHKT trong sửa chữa, bảo trì: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và vật liệu mới, tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng, bền vững, thân thiện với môi trường, giảm chỉ tiêu sử dụng nhiên liệu năng lượng và có chi phí hợp lý.
- Quản lý tải trọng xe: Tổ chức triển khai có kết quả Quyết định số 1502/QĐ- TTg ngày 11/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo có liên quan.
- Quản lý hành lang đường bộ: Tiếp tục đẩy mạnh việc lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ và chống tái lấn chiếm, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và đơn vị chức năng về quản lý hành lang ATGT đường bộ theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020.
Để triển khai và tổ chức thực hiện Đề án một cách có hiệu quả sau khi đã được HĐND tỉnh thông qua, các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung thực hiện các giải pháp sau:
1. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành, địa phương, liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, cập nhật các tuyến giao thông chưa có quy hoạch vào quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở Đề án được phê duyệt và căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư trung hạn (theo Luật Đầu tư công) được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án cho các Dự án thuộc Đề án theo kế hoạch hàng năm; kịp thời điều chỉnh nguồn vốn đầu tư phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các dự án.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải trong việc bố trí nguồn vốn từ kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ thực hiện Đề án.
4. Sở Xây dựng, trên cơ sở Đề án được phê duyệt tiến hành cập nhật các tuyến đường chưa có trong quy hoạch vào đồ án quy hoạch của địa phương. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng dọc theo tuyến đường để có kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích đất nhằm mở rộng không gian đô thị.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất hàng năm với UBND các huyện, thị xã, thành phố; giải quyết kịp thời hồ sơ xin giao đất phục vụ xây dựng các công trình giao thông theo quy định.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong tính toán khả năng thoát lũ, các chương trình nâng cấp, xây dựng đê biển, đê thủy lợi, kênh tiêu kết hợp với đường bộ hoặc chương trình cống hóa kênh mương.
7. Các Ban quản lý chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào đề án được phê duyệt để triển khai đầu tư xây dựng các công trình thuộc phạm vi quản lý của mình, đề xuất bố trí vốn triển khai dự án đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.
8. Các sở ban ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp thực hiện đạt mục tiêu nêu ra, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, ngành và lĩnh vực.
Đề án “Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030” đã đánh giá cụ thể hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh và đề ra kế hoạch để từng bước triển khai xây dựng cũng như đề xuất nguồn vốn thực hiện việc đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, nhằm mục tiêu xây dựng đồng bộ mạng lưới đường bộ trên toàn tỉnh đảm bảo tính kết nối với các tuyến đường trục quan trọng của tỉnh, quốc gia nhằm phát huy hiệu quả các tuyến đường đã đầu tư, giúp phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời, việc xây dựng đề án, đề ra kế hoạch để từng bước triển khai sửa chữa định kỳ mặt đường bị hư hỏng xuống cấp, hoàn thiện hệ thống thoát nước, hệ thống ATGT; nâng cấp một số đoạn tuyến trên các tuyến tỉnh lộ đảm bảo giao thông, không gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ và nâng cấp các tuyến đường kết nối liên huyện, góp phần duy trì tình trạng khai thác bình thường của các tuyến, đảm bảo giao thông thông suốt, tăng tuổi thọ công trình; nâng cao năng lực thông hành, tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, bảo trì sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, hoạch định kế hoạch qua từng năm để chủ động bố trí và huy động nguồn vốn thực hiện kịp thời./.
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025 BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH (CHUYỂN TIẾP)
Triệu đồng
TT |
Tên tuyến |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (Km) |
Quy mô |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
Cấp kỹ thuật |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
1 |
Mở rộng đường vào sân bay Phù Cát (đoạn từ Quốc lộ 1 đến cổng sân bay Phù Cát) giai đoạn 2 |
cổng gác số 1 hiện hữu |
cổng gác số 2 đường vào Khu Trung đoàn 925 |
1,54 |
Đường phố gom đô thị |
|
|
2 |
Đường ven biển đoạn Cát Tiến - Đề Gi |
Đường trục KKT nối dài (Km1+100) |
Đề Gi |
21,50 |
III |
|
|
3 |
Đường ven biển (ĐT.639), đoạn Đề Gi- Mỹ Thành |
ĐT.639 (Km37+628,7) |
ĐT.639 (Km45+244,7) |
7,60 |
III |
|
|
4 |
Đường ven biển đoạn Cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh |
Cầu Lại Giang Km94+199 |
Cầu Thiện Chánh Km103+776 |
9,60 |
III |
|
|
5 |
Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Trần Nhân Tông (đoạn từ khu dân cư phía Đông Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đến hết cầu số 2 qua sông Hà Thanh) |
Khu dân cư phía Đông Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn |
Qua hết cầu số 2 (cầu sắt cũ) giao với Khu đô thị Nam đường Hùng Vương |
0,89 |
đường phố chính thứ yếu (TCXDVN 104:2007) |
|
|
6 |
Đầu tư xây dựng cầu vào trụ sở mới trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy, bộ Bình Định |
TP. Quy Nhơn |
Cầu gồm 2 đơn nguyên riêng biệt, bề rộng mỗi đơn nguyên = 10m |
|
|
||
7 |
Tuyến đường trục Đông - Tây kết nối với tuyến đường phía tây tỉnh (ĐT638), đoạn Km 137+580 - Km 143+787 |
TP. Quy Nhơn |
4,40 |
Đường đô thị |
|
|
|
8 |
Tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài đến Vịnh Mai Hương |
Khu kinh tế Nhơn Hội |
1,18 |
Đường đô thị |
|
|
|
9 |
Tuyến đường liên khu vực kết nối từ tuyến đường đi Nhơn Lý đến lõi đô thị |
Khu kinh tế Nhơn Hội |
0,52 |
Đường đô thị |
|
|
|
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (DỰ KIẾN): |
47,23 |
|
2.924.896 |
|
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025 BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH
Triệu đồng
TT |
Tên tuyến |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (Km) |
Quy mô |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
Cấp kỹ thuật |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
1 |
Tuyến đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ Quốc lộ 1D-Quốc lộ 19 mới |
QL.1D (Km5+020) |
QL.19 mới (Km8+100) |
4,30 |
Đường đô thị khu vực |
|
|
2 |
Đường Điện Biên Phủ nối dài (giáp QL.19 mới) đến Khu đô thị Diêm Vân |
QL.19 mới (Km6+734) |
Khu đô thị Diêm Vân |
1,60 |
III |
|
|
3 |
Đường ven biển tỉnh Bình Định, đoạn Cát Tiến - Diêm Vân |
Đường trục KKT nối dài (Km1+100) |
Khu đô thị Diêm Vân |
13,58 |
III |
|
|
4 |
Tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn |
ĐT.638 (Km19+291) |
Tam Quan Nam |
7,00 |
III |
|
|
5 |
Tuyến đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đến đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ |
ĐT.638 (Km65+300) |
xã Mỹ Thành |
19,20 |
III |
|
|
6 |
Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại |
QL.1 (Km1211+1 00) |
xã Phước Sơn |
9,40 |
III |
|
|
7 |
Nâng cấp, mở rộng đường qua các di tích văn hóa lịch sử quốc gia đặc biệt và các di tích văn hóa lịch sử quốc gia trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (hợp phần 2) |
Km7+447 (giáp cầu sông Kút) |
Km14+243 (giáp Đàn tế trời đất) |
6,80 |
VI |
|
|
8 |
Xây dựng tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong |
QL.19 (Km31+400) |
QL.19 (Km47+620) |
18,00 |
III |
|
|
9 |
Đường kết nối thị trấn An Lão với đường An Hòa đi Ân Hảo Tây, huyện An Lão |
TT An Lão |
Ân Hảo Tây |
9,70 |
V miền núi |
|
|
10 |
Đường Phía Tây huyện Vân Canh (từ Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex Bình Định đến thị trấn Vân Canh) |
QL.19C (Km9+750) |
QL.19C (Km30+461) |
23,20 |
III |
|
|
11 |
Nâng cấp mở rộng đường ĐT.630 kết nối trung tâm huyện Hoài Ân với thị xã Hoài Nhơn (qua cầu Phú Văn) |
Tuyến ĐT.630 (tại Km6+450) |
Giáp với dự án cầu Phú Văn |
6,60 |
III |
|
|
12 |
Tuyến đường tránh ĐT.633, đoạn từ núi Ghềnh đến giáp đường ven biển (ĐT.639) |
ĐT.633 xã Cát Minh |
ĐT.633, xã Cát Khánh |
3,50 |
III |
|
|
13 |
Đường Ngô Mây nối dài, thành phố Quy Nhơn |
Hoàng Văn Thụ |
Điện Biên Phủ |
1,38 |
Đường đô thị thứ yếu |
|
|
14 |
- Sửa chữa nâng cấp tuyến đường Nhơn Hội - Nhơn Hải (đoạn khu du lịch Hải Giang đến trạm bơm tăng áp Nhơn Hội) |
du lịch Hải Giang |
trạm bơm tăng áp Nhơn Hội |
4,10 |
IV |
|
|
15 |
Xây dựng cầu từ thôn 11 xã Mỹ Thắng đi xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ |
Xã Mỹ Thắng |
Xã Mỹ Châu |
0,50 |
Khổ cầu: 5m (01 nhịp tránh xe 8m) |
|
|
16 |
Nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT 636, đoạn qua xã Phước Hòa, Phước Hưng thuộc địa bàn huyện Tuy Phước |
Cầu Gò Bồi ĐT.640 |
Quốc lộ 1A (tuyến tránh) |
2,80 |
IV |
|
|
17 |
Nâng cao độ nền mặt đường tuyến ĐT.640 đoạn Km18+178 - Km19+231 |
Cầu Sông Chùa |
QL.19B |
0,72 |
IV |
|
|
18 |
Sửa chữa cầu Phụ Ngọc |
Xã Nhơn Khánh, Nhơn Phúc - TX. An Nhơn |
0,44 |
|
|
|
|
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (DỰ KIẾN): |
132,82 |
|
9.848.804 |
|
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA
Triệu đồng
TT |
Tên tuyến |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (Km) |
Quy mô |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
Cấp kỹ thuật |
|||||||
1 |
Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định |
|
45,90 |
|
|
|
|
1.1 |
Tuyến Đường ven biển (ĐT.639) đoạn Mỹ Thành - Lại Giang |
Mỹ Thành |
Lại Giang |
39,50 |
III |
|
|
1.2 |
Tuyến đường từ QL.19C kết nối cảng Quy Nhơn |
Giao QL.1 (Km1220+600), thuộc thị trấn Diêu trì |
Giáp vào đường Nguyễn Mân |
6,40 |
Quy mô đường đô thị thứ yếu |
|
|
2 |
Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thuộc Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) |
|
73,67 |
|
|
|
|
2.1 |
Đường giao thông từ hồ Định Bình đến trung tâm xã Vĩnh Sơn |
hồ Định Bình |
trung tâm xã Vĩnh Sơn |
39,52 |
cấp V miền núi |
|
|
2.2 |
Đường ĐT.637 đoạn từ Vĩnh Quang - Thị trấn Vĩnh Thạnh |
Xã Vĩnh Quang |
Thị trấn Vĩnh Thạnh |
2,37 |
cấp IV |
|
|
2.3 |
Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã từ thôn Hiệp Hưng xã Canh Hiệp đến làng Canh Tiến xã Canh Liên huyện Vân Canh |
thôn Hiệp Hưng xã Canh Hiệp |
làng Canh Tiến xã Canh Liên |
13,28 |
cấp VI miền núi |
|
|
2.4 |
Sửa chữa, nâng cấp đường liên xã An Hưng đi Tam Quan, huyện Hoài Nhơn |
|
18,50 |
cấp V miền núi |
|
|
|
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (DỰ KIẾN): |
119,57 |
|
3.318.907 |
|
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025 DO NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ
Triệu đồng
TT |
Tên tuyến |
Địa điểm xây dựng |
Chiều dài (Km) |
Quy mô |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
Cấp kỹ thuật |
||||||
1 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ bến xe cũ đi Trung tâm tập kết mua bán động vật tập trung và vùng sản xuất rau an toàn |
Huyện Hoài Ân |
3,90 |
Đường cấp VI đồng bằng và đồi |
|
|
2 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.630, đoạn Kim Sơn - Vực Bà |
Huyện Hoài Ân |
6,04 |
Đường cấp VI đồng bằng và đồi |
|
|
3 |
Cầu Phú Văn (giai đoạn 2) |
Huyện Hoài Ân |
0,57 |
Cầu BTCT dự ứng lực B=9m; đường đầu cầu |
|
|
4 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Ân Phong đi Ân Tường Đông |
Huyện Hoài Ân |
1,84 |
Đường cấp IV đồng bằng |
|
|
5 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên huyện (đoạn từ QL19B đến giáp đường trục Khu kinh tế nối dài) |
Huyện Phù Cát |
2,82 |
Đường cấp V đồng bằng |
|
|
6 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1 đến giáp đường Tỉnh lộ ĐT.638 (đoạn từ đường Quang Trung đến giáp đường ĐT.638) |
Huyện Phù Cát |
8,10 |
Đường cấp V đồng bằng |
|
|
7 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ xã Mỹ Châu - thị trấn Bình Dương, đoạn từ ngã ba đường cứu hộ cứu nạn (thôn Trà Thung, xã Mỹ Châu) - giáp đường ĐT.632 (thôn Dương Liễu Bắc, thị trấn Bình Dương) |
Huyện Phù Mỹ |
2,71 |
Đường cấp VI đồng bằng |
|
|
8 |
Nâng cấp tuyến đường ĐH.42, huyện Tuy Phước |
Huyện Tuy Phước |
5,77 |
Đường cấp V đồng bằng |
|
|
9 |
Nâng cấp tuyến đường Lê Công Miễn, thị trấn Tuy Phước |
Huyện Tuy Phước |
0,54 |
đường đô thị |
|
|
10 |
Tuyến đường chính trong Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh |
Vĩnh Thạnh |
3,38 |
đường đô thị |
|
|
11 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối các điểm di tích văn hóa, lịch sử phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn |
Thị xã An Nhơn |
1,72 |
đường cấp VI đồng bằng |
|
|
12 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường số 2 (đoạn kết nối đường ĐT.638 với đường ĐT.639), huyện Hoài Nhơn |
Thị xã Hoài Nhơn |
2,00 |
đường cấp V đồng bằng |
|
|
13 |
Tuyến đường hồ Cây Khế đi lên di tích lịch sử Trạm Phẫu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn |
Thị xã Hoài Nhơn |
2,80 |
Bn=5m; Bm=3,5m |
|
|
14 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối Quốc lộ 1 (tuyến đường Tài Lương - Ca Công và tuyến đường Bình Chương - Hoài Mỹ), huyện Hoài Nhơn |
Thị xã Hoài Nhơn |
17,70 |
đường cấp IV đồng bằng |
|
|
15 |
Nâng cấp tuyến đường dọc bờ kè sông Lại Giang (đoạn từ cầu Bồng Sơn cũ đến giáp đường ĐT.630) |
Thị xã Hoài Nhơn |
2,50 |
đường cấp V đồng bằng |
|
|
16 |
Tuyến đường Hóc Tranh Định Công đi Hà Xuyên Công Lương, xã Hoài Mỹ |
Thị xã Hoài Nhơn |
3,10 |
Bn=5m; Bm=3,5m |
|
|
17 |
Tuyến đường liên xã Hoài Tân từ Quốc lộ 1 đến xã Hoài Xuân, huyện Hoài Nhơn |
Thị xã Hoài Nhơn |
2,56 |
đường cấp IV đồng bằng |
|
|
18 |
Nâng cấp, mở rộng đường kết nối ĐT.633 (Quốc lộ 1) đến ĐT.634, huyện Phù Cát |
Huyện Phù Cát |
4,50 |
đường cấp V đồng bằng |
|
|
19 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Nhà Đá - An Lương, huyện Phù Mỹ |
Huyện Phù Cát |
10,00 |
đường cấp VI đồng bằng |
|
|
20 |
Tuyến đường giao thông kết nối Khu du lịch Hầm Hô đến Khu du lịch Thác Đổ, xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn |
Huyện Tây Sơn |
3,50 |
đường cấp V đồng bằng |
|
|
21 |
Đường từ ĐT.640 vào Tháp Bình Lâm |
Huyện Tuy Phước |
1,45 |
đường cấp IV đồng bằng |
|
|
22 |
Nâng cấp tuyến đường Ân Hữu - Đak Mang (đoạn Xuân Sơn và đoạn cầu Nước Lương đi thôn T6 xã Đak Mang) |
Huyện Hoài Ân |
4,50 |
đường cấp VI đồng bằng |
|
|
23 |
Khắc phục lũ lụt sạt lở tuyến đường Ngã 3 Xuân Sơn đi Đăk Mang |
Huyện Hoài Ân |
1,79 |
Đường cấp VI đồng bằng và đồi |
|
|
24 |
Khắc phục lũ lụt tuyến đường Suối Le - Tân Xuân |
Huyện Hoài Ân |
2,07 |
Đường cấp VI đồng bằng và đồi |
|
|
25 |
Khắc phục lũ lụt sạt lở tuyến đường Bù Nú đi thôn T4, T5 |
Huyện Hoài Ân |
2,70 |
Đường cấp VI đồng bằng và đồi |
|
|
26 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ cầu Bù Nú đi T4, T5, huyện Hoài Ân |
Huyện Hoài Ân |
6,80 |
Đường cấp VI đồng bằng và đồi |
|
|
27 |
Sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện Phù Cát bị hư hỏng, xuống cấp do thi công dự án Đường trục Khu kinh tế nối dài |
Huyện Phù Cát |
2,45 |
|
|
|
28 |
Đường liên huyện Phù Cát - Thị xã An Nhơn, nối từ đường trục KKT nối dài (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát) đến tỉnh lộ ĐT. 631 (xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn) |
Thị xã An Nhơn |
1,95 |
Đường cấp III đồng bằng |
|
|
29 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1A cũ đến giáp đường tỉnh lộ ĐT.638, huyện Phù Cát |
Thị xã An Nhơn |
10,69 |
đường cấp IV đồng bằng |
|
|
30 |
Nâng cấp, mở rộng mặt đường ĐT.631 (đoạn từ ngã ba Bàu Sáo, phường Nhơn Hưng, đến chợ Quán Mới, xã Nhơn Hạnh) |
Thị xã An Nhơn |
10,40 |
Đường phố gom - đường phố khu vực |
|
|
31 |
Cầu Thiết Tràng, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn |
Thị xã An Nhơn |
0,17 |
Cầu BTCT DUL |
|
|
32 |
Nâng cấp, mở rộng mặt đường ĐT.636 (đoạn từ đường sắt phường Bình Định đến ngã tư giao nhau với đường Tây Tỉnh) |
Thị xã An Nhơn |
11,54 |
Đường phố gom - đường phố khu vực |
|
|
33 |
Đường kết nối giao thông hai tuyến ĐT.636 và ĐT.638 (xã Nhơn Khánh và xã Nhơn Lộc), thị xã An Nhơn |
Thị xã An Nhơn |
1,98 |
Đường cấp IV đồng bằng |
|
|
34 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.638 (đoạn trung tâm xã Nhơn Phúc đến trung tâm xã Nhơn Lộc) |
Thị xã An Nhơn |
4,37 |
Đường cấp IV đồng bằng |
|
|
35 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến giao thông kết nối đường trục khu kinh tế với ĐT.631, xã Nhơn Phong |
Thị xã An Nhơn |
1,82 |
Đường cấp IV đồng bằng |
|
|
36 |
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1 (Năm Tấn) đến ĐT.639, tuyến đường từ Quốc lộ 1 (Chợ Bộng) đến ĐT.638 và tuyến đường từ cầu Chui Quốc lộ 1 cũ (Hoài Châu Bắc) đến đường bê tông Trường Xuân Đông (Tam Quan Bắc), thị xã Hoài Nhơn |
Thị xã Hoài Nhơn |
10,74 |
Đường cấp III, V đồng bằng |
|
|
37 |
Đường kết nối đường 26-3, phường Tam Quan đến Cụm công nghiệp Hoài Châu |
Thị xã Hoài Nhơn |
1,88 |
Đường cấp III đồng bằng |
|
|
38 |
Xây dựng mới cầu trên tuyến đường từ Lượng Thọ 2 đến Cự Lễ xã Hoài Phú |
Thị xã Hoài Nhơn |
0,15 |
|
|
|
39 |
Đường phía Tây huyện Phù Cát (tuyến từ Khu công nghiệp Hòa Hội đến khu vực sân bay Phù Cát) |
Huyện Phù Cát |
12,00 |
Đường cấp III đồng bằng |
|
|
40 |
Nâng cấp mở rộng đường tránh xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ |
Huyện Phù Mỹ |
2,37 |
Đường phố gom |
|
|
41 |
Tuyến đường liên huyện từ thị trấn Phù Mỹ đi xã Cát Minh, huyện Phù Cát. |
Huyện Phù Mỹ |
14,00 |
Đường cấp IV đồng bằng |
|
|
42 |
Xây dựng cầu Bờ Mun, huyện Phù Mỹ |
Huyện Phù Mỹ |
0,50 |
Khổ cầu 9m |
|
|
43 |
Nâng cấp tuyến đường từ ĐT 636 đến giáp ĐT 631, huyện Tuy Phước |
Huyện Tuy Phước |
2,00 |
Đường cấp IV đồng bằng |
|
|
44 |
Cầu Bạn Xoài - Phước Nghĩa |
Huyện Tuy Phước |
0,12 |
Cầu tràn |
|
|
45 |
Xây dựng mới Cầu Kiên Mỹ |
Huyện Tây Sơn |
0,35 |
Khổ cầu 12m; Lc=350m |
|
|
46 |
Tuyến đường từ cầu Mục Kiến giao ĐT.638 đi xã Đak Mang |
Huyện Hoài Ân |
9,70 |
Đường cấp V đồi, núi |
|
|
47 |
Xây dựng cầu vượt lũ Hiệp Định |
Huyện Hoài Ân |
0,50 |
Chiều dài cầu L=118m; Khổ cầu 6,5m |
|
|
48 |
Mở rộng đường phía Tây huyện Vân Canh, đoạn từ thôn Thịnh Văn 1 đến làng Hiệp Hà |
Huyện Vân Canh |
2,21 |
Đường phố gom |
|
|
49 |
Đường vào bãi rác xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh |
Huyện Vân Canh |
1,79 |
|
|
|
50 |
Nâng cấp, mở rộng đường kết nối thị trấn An Lão với trung tâm xã An Dũng mới, huyện An Lão |
Huyện An Lão |
2,15 |
Đường cấp VI miền núi |
|
|
51 |
Đường đấu nối khu thương mại dịch vụ dân cư Đồng Bàu đến mốc giao thông phía đông xã An Hòa |
Huyện An Lão |
1,90 |
Đường cấp IV đồi, núi |
|
|
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (DỰ KIẾN): |
213,07 |
|
2.381.098 |
|
DANH MỤC BỔ SUNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025
Triệu đồng
TT |
Tên tuyến |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (Km) |
Quy mô |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
Cấp kỹ thuật |
|||||||
I |
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (DỰ KIẾN): |
58,32 |
1.229.000 |
|
|||
1 |
Tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định |
QL.19 (Km27+250) |
Đường ĐS10 Khu Becamex VSIP Bình Định |
12,80 |
III |
|
|
2 |
Xây dựng cầu kết nối đến tháp Bánh Ít |
QL.19 |
QL.1 |
0,30 |
III |
|
|
3 |
Nâng cấp một số đoạn tuyến đảm bảo giao thông, thông suốt không bị ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ trên tuyến đường ĐT.629 |
Thị xã Hoài Nhơn; Huyện Hoài Ân; An Lão |
3,66 |
IV |
|
|
|
4 |
Tuyến đường từ Quốc lộ 1D đến Bệnh viện phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa |
Thành phố Quy Nhơn |
1,81 |
Theo quy hoạch được duyệt |
|
|
|
5 |
Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường An Hòa đi An Toàn, đoạn từ ngã ba Xuân Phong - An Toàn |
Huyện An Lão |
37,65 |
VI |
|
|
|
6 |
Tuyến đường tránh qua Nhơn Lý |
Suối cả Nhơn Lý |
Nút giao T8 (đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội ) |
2,10 |
Theo quy hoạch được duyệt |
|
|
DANH MỤC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
Triệu đồng
TT |
Tên tuyến |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (Km) |
Quy mô |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
Cấp kỹ thuật |
|||||||
I |
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (DỰ KIẾN): |
223,90 |
|
13.410.000 |
|
||
1 |
Đường ven biển đoạn Cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi |
Thiện Chánh Km103+776 |
Quảng Ngãi |
2,80 |
III |
|
|
2 |
Tuyến đường kết nối từ Tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong đến đường ĐT.638 |
xã Bình Nghi |
ĐT.638/ xã Nhơn Tân |
3,00 |
III |
|
|
3 |
Tuyến đường nối từ Lê Thanh Nghị về cảng Quy Nhơn |
Võ Nguyên Giáp và Lê Thanh Nghị |
cảng Quy Nhơn, phần mở rộng |
2,00 |
III |
|
|
4 |
Tuyến đường kết nối ĐT.636 qua Cầu Thị Nại 4 và QL.19B |
ĐT.636 |
Khu kinh tế Nhơn Hội |
6,40 |
III |
|
|
5 |
Nâng cấp, mở rộng đường Tây tỉnh ĐT.638 |
Chương Hòa |
Nhơn Tân (QL19) |
113,80 |
IV |
|
|
6 |
Tuyến đường kết nối QL1 với đường ĐT.639 qua huyện Phù Cát |
QL.1 tại xã Cát Hanh |
ĐT.639 xã Cát Khánh |
17,00 |
III |
|
|
7 |
Đường Vĩnh Thạnh - Phù Cát (từ TT Vĩnh Thạnh kết nối vào ĐT.634 ở xã Cát Sơn - Phù Cát và đi về QL.1) |
Thị trấn Vĩnh Thạnh |
QL.1 xã Cát Hanh |
22,00 |
VI |
|
|
8 |
Tuyến đường Hoài Nhơn - An Lão |
thị xã Hoài Nhơn |
An Lão |
5,00 |
VI |
|
|
9 |
Cầu Thị Nại 2 |
Nút giao QL19 (mới) |
Nút giao T26 |
4,00 |
Khổ cầu 17m |
|
|
10 |
Đường Điện Biên Phủ nối dài từ cây xăng dầu số 4 đến Khu đô thị Long Vân (qua Núi Vũng Chua) |
QL1D |
Khu đô thị Long Vân |
4,75 |
02 đường dẫn và hầm qua Núi Vũng Chua |
|
|
11 |
Đường chuyên dụng phía Tây Khu kinh tế Nhơn Hội |
Nút giao T26 (Khu kinh tế Nhơn Hội) |
Nút giao T24 (Cát Tiến) |
14,00 |
Theo quy hoạch được duyệt |
|
|
12 |
Nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.636, đoạn qua xã Phước Quang, huyện Tuy Phước |
Điểm đầu tại Km1+195 ĐT.636 (ngã ba Chùa Ông) |
Điểm cuối tại K8+345 ĐT.636 (cầu Quảng Nghiệp) |
7,15 |
IV |
|
|
13 |
Tuyến đường từ thị trấn Vân Canh đi xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (để kết nối với tuyến đường từ huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đi huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai |
Thị trấn Vân Canh |
xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên |
22,00 |
IV miền núi |
|
|
BẢNG TỔNG HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ KIẾN
Triệu đồng
TT |
Tên tuyến |
Tổng mức đầu tư dự kiến |
Ghi chú |
I |
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
18.996.515 |
|
1 |
Các công trình giao thông đường bộ được đầu tư bằng nguồn ngân sách tỉnh do các Sở ngành làm chủ đầu tư |
12.773.700 |
|
a |
Các công trình chuyển tiếp |
2.924.896 |
|
b |
Các công trình khởi công mới |
9.848.804 |
|
2 |
Công trình đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA |
3.318.907 |
|
3 |
Công trình đầu tư bằng hình thức khác |
522.810 |
|
4 |
Các tuyến đường địa phương do ngân sách tỉnh hỗ trợ |
2.381.098 |
|
II |
ĐỀ ÁN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP MỞ RỘNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH, TUYẾN QUỐC LỘ 19 B (ĐOẠN TỪ SÂN BAY PHÙ CÁT - BẢO TÀNG QUANG TRUNG) VÀ TUYẾN ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG KẾT NỐI QUỐC LỘ 1, GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
1.019.000 |
|
III |
BỔ SUNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
1.229.000 |
|
IV |
KINH PHÍ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỂ TRIỂN KHAI THI CÔNG GIAI ĐOẠN 2025-2030 |
30.000 |
|
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ KIẾN: I+II+III+IV |
21.274.515 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.