HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 5
(Từ ngày 04/12/2017 đến ngày 06/12/2017)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13;
Căn cứ các nghị định của Chính phủ: Số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 138/2007/NĐ- CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;
Xét đề nghị của UBND thành phố Hà Nội tại: Báo cáo số 337/BC-UBND ngày 24/11/2017 về hoàn thiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của cấp thành phố Hà Nội; tờ trình số 185/TTr-UBND ngày 21/11/2017 về Điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2016- 2020; báo cáo số 331/BC-UBND ngày 20/11/2017 về phương án sử dụng và trả nợ vốn vay lại nguồn vốn ODA của dự án Hỗ trợ chủ đầu tư quản lý dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách số 138/BC-HĐND ngày 28/11/2017; Báo cáo bổ sung số 351/BC-UBND ngày 03/12/2017 của UBND Thành phố và ý kiến thảo luận với kết quả biểu quyết của các đại biểu HĐND Thành phố tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt hoàn thiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016- 2020 của thành phố Hà Nội, bao gồm những nội dung sau:
1. Tổng mức vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách cấp Thành phố giai đoạn 2016-2020 là 104.723.457 triệu đồng (chi tiết tại phụ lục số 1), bao gồm:
1.1. Bố trí nguồn vốn thu hồi ứng trước, vốn thanh quyết toán và dự phòng (bao gồm cả nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng áp dụng cơ chế thanh toán linh hoạt) là 9.665.935 triệu đồng.
1.2. Bố trí vốn thực hiện các dự án xây dựng cơ bản tập trung của Thành phố là 70.394.510 triệu đồng, trong đó:
a) Bố trí vốn thực hiện 178 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 tiếp tục triển khai giai đoạn 2016-2020 là 37.067.847 triệu đồng.
b) Bố trí vốn thực hiện 102 dự án khởi công mới năm 2016 tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 là 9.578.876 triệu đồng.
c) Bố trí vốn dự kiến để khởi công 117 dự án và nhóm dự án trong giai đoạn 2017-2020 là 23.053.934 triệu đồng, trong đó:
- Kế hoạch vốn cho 91 dự án đã đủ thủ tục phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư là 11.937.100 triệu đồng.
- Tổng mức vốn dự kiến bố trí cho 26 danh mục dự án và nhóm dự án tiếp tục hoàn thiện thủ tục phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư là 11.116.834 triệu đồng.
d) Bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án xây dựng cơ bản tập trung của Thành phố, cho các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư là 600.000 triệu đồng.
e) Bổ sung danh mục và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn cho 07 dự án (gồm 03 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 chuyển sang và 04 dự án khởi công mới giai đoạn 2017-2020) là 93.853 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ lục số 2 và số 3)
1.3. Bố trí vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu Thành phố là 5.884.000 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ lục số 4)
1.4. Bố trí vốn hỗ trợ có mục tiêu, hỗ trợ đặc thù, hỗ trợ từ nguồn vốn xổ số kiến thiết Thủ đô cho cấp huyện là 9.965.064 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ lục số 5 và số 6)
1.5. Bố trí vốn thực hiện 07 dự án theo cơ chế đặc thù trên địa bàn 03 quận (Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên) là 6.525.000 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ lục số 7)
1.6. Điều chỉnh danh mục dự án sử dụng nguồn vốn vay ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi (2.000.000 triệu đồng đối với 15 dự án).
(Chi tiết tại phụ lục số 8)
1.7. Danh mục 04 dự án sử dụng nguồn vốn huy động, đóng góp của nhà đầu tư là 288.948 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ lục số 9)
2. Các giải pháp triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020:
2.1. Tiếp tục cho phép hoàn thiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định đối với 26 dự án và nhóm dự án nằm trong danh mục tổng số 117 dự án và nhóm dự án đã được HĐND Thành phố quyết nghị tại nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 03/7/2017.
2.2. Cho phép bổ sung danh mục 64 dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn để chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án và triển khai thực hiện dự án khi cân đối được nguồn vốn (chi tiết tại phụ lục số 10).
2.3. Tiếp tục cho phép rà soát, bổ sung thực hiện một số dự án cấp bách, bức xúc trên cơ sở các kết luận chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố và dự án trọng điểm khi có nguồn vốn bổ sung của Thành phố.
2.4. Chấp thuận đề nghị của UBND Thành phố cho phép thực hiện các cơ chế:
a) Cơ chế giải ngân linh hoạt từ nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công hàng năm đối với các dự án có kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vượt tiến độ so với kế hoạch vốn đã giao đầu năm và các dự án, công trình trọng điểm. UBND Thành phố trình thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố danh mục các dự án cấp thiết khác thuộc danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn được áp dụng cơ chế này.
b) Cơ chế giải ngân linh hoạt vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án được giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi trong tổng nguồn vốn chuẩn bị đầu tư được giao hàng năm trên cơ sở dự toán công tác chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2. Chấp thuận bổ sung danh mục và điều chỉnh, cập nhật thông tin một số dự án, công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2016-2020 đã được HĐND Thành phố thông qua tại nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 như sau:
1. Bổ sung 03 dự án vào danh mục công trình trọng điểm: (1) Xây dựng cầu vượt nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - đường Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch (vành đai 2,5); (2) Xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), quận Hoàng Mai; (3) Xây dựng Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3.
2. Điều chỉnh hình thức đầu tư và cập nhật thông tin một số dự án cho phù hợp với thực tiễn triển khai.
(Chi tiết Khoản 1 và Khoản 2 tại phụ lục số 11)
Điều 3. Thông qua phương án sử dụng và trả nợ vốn vay lại nguồn vốn ODA của dự án Hỗ trợ chủ đầu tư quản lý dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm Chủ đầu tư như sau:
1. Nội dung phương án sử dụng vốn vay ODA: Tổng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là: 4.107.000 SDR (tương đương 5.800.000 USD) quy đổi tương đương tiền Việt Nam là 132.056 triệu đồng, cơ chế vay lại toàn bộ khoản vay ODA, trong đó:
a) Sử dụng 3.328.000 SDR tương đương 107.008 triệu đồng để giải ngân cho gói thầu tư vấn Hỗ trợ chủ đầu tư quản lý dự án 48 tháng bắt đầu từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2022; trong đó giai đoạn 2016-2020 giải ngân 2.571.000 SDR tương đương 82.668 triệu đồng.
b) Sử dụng 595.000 SDR tương đương 19.132 triệu đồng để bù đắp khi tỷ lệ quy đổi SDR sang đồng tiền thanh toán cho các nhà thầu có biến động (tỷ lệ quy đổi SDR sang đồng USD các thời điểm giải ngân có sự thay đổi thường xuyên).
c) Sử dụng 184.000 SDR tương đương 5.916 triệu đồng để trả phí lãi vay trong thời gian thực hiện dự án.
2. Nội dung kế hoạch trả nợ vốn vay lại nguồn vốn ODA: Tổng số nợ phải trả dự kiến là 5.091.652 SDR tương đương 163.717 triệu đồng, trong đó:
- Trả nợ khoản vay theo hiệp định: 4.107.000 SDR tương đương 132.056 triệu đồng;
- Trả nợ lãi vay: 984.652 SDR tương đương 31.660 triệu đồng.
Tổng số nợ phải trả bao gồm khoản vay theo hiệp định và lãi vay phát sinh được xác định theo khoản vay và thời điểm giải ngân thực tế của khoản vay. Tỷ giá quy đổi từ đồng tiền vay ngoại tệ sang nội tệ theo tỷ giá tại thời điểm lập kế hoạch trả nợ. Thời điểm bắt đầu trả nợ khoản vay lại là năm 2021, thời điểm trả khoản nợ vay lại cuối cùng là năm 2040.
3. UBND Thành phố có trách nhiệm quản lý chi phí vốn vay ODA đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giải ngân theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, Thành phố và của các nhà tài trợ; quản lý chặt chẽ về chất lượng công trình, tiến độ triển khai các gói thầu để hạn chế các phát sinh chi phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA và vốn ngân sách Nhà nước; thực hiện kiểm toán công trình theo quy định.
1. UBND Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết. Các nội dung không điều chỉnh tại Nghị quyết này tiếp tục thực hiện theo quy định tại các nghị quyết: Số 08/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015, số 18/NQ-HĐND ngày 06/12/2016, số 02/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 của HĐND Thành phố.
3. Giao Thường trực HĐND Thành phố, các ban HĐND Thành phố, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết này. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 04 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.