HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2022/NQ-HĐND |
Đắk Nông, ngày 14 tháng 12 năm 2022 |
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC; TỶ LỆ SỐ LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA IV, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 6859/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Nghị quyết Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác: tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể các nội dung thực hiện lồng ghép, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này đúng quy định pháp luật. Trường hợp các bộ, ban, ngành Trung ương có hướng dẫn về cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung khác với nội dung quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Trung ương, đồng thời báo cáo HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông, Khóa IV Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
QUY ĐỊNH
VỀ CƠ
CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC; TỶ LỆ SỐ LƯỢNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND
ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
2. Quy định tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị quyết áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; các dự án theo cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC
Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn
1. Thực hiện theo các nguyên tắc lồng ghép quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
2. Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác để hỗ trợ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Điều 4. Các nguồn vốn lồng ghép
1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương
a) Nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu;
c) Các nguồn vốn khác do Trung ương hỗ trợ (nếu có).
2. Nguồn vốn ngân sách địa phương
a) Nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã;
b) Các nguồn vốn vay ưu đãi của tỉnh.
3. Nguồn vốn huy động
a) Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
b) Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
c) Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 5. Nội dung và phương pháp lồng ghép các nguồn vốn
Nội dung và phương pháp lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Các dự án đầu tư: Tập trung ưu tiên lồng ghép nguồn vốn để đầu tư các dự án gồm: đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi nội đồng; hạ tầng thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai của xã; trường học; trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bon, buôn, bản (sau đây gọi là thôn); các công trình cấp nước sinh hoạt; cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; hệ thống lưới điện nông thôn; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản; cải tạo cảnh quan nông thôn và các dự án khác thuộc đối tượng đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Thực hiện lồng ghép trong cùng dự án: Các dự án đầu tư liên xã, liên thôn có cùng mục tiêu, đối tượng đầu tư được sử dụng từ 02 nguồn vốn khác nhau trở lên thì thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đạt được mục tiêu của dự án.
b) Thực hiện lồng ghép trong cùng phạm vi địa bàn: Trên cùng một địa bàn huyện, xã, thôn được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau, thì lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án nhằm đạt mục tiêu chung trên địa bàn.
c) Khi lập danh mục và phê duyệt đầu tư các dự án thực hiện lồng ghép các nguồn vốn theo quy định tại điểm a, khoản b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định rõ tỷ lệ đóng góp của từng nguồn vốn vào dự án, căn cứ vào khả năng cân đối của các nguồn vốn tham gia lồng ghép theo đúng nội dung, phạm vi, mục tiêu của từng chương trình, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
2. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất: Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ gắn với lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ và theo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia:
a) Hoạt động đào tạo, tập huấn: lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện một hoặc một số lớp đào tạo, tập huấn có cùng mục tiêu, địa bàn thực hiện, tránh xảy ra trường hợp nhiều đơn vị cùng đào tạo, tập huấn một nội dung, cho một nhóm đối tượng.
b) Hoạt động thông tin tuyên truyền: Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện một hoặc một số hoạt động thông tin tuyên truyền có cùng mục tiêu, địa bàn thực hiện; tránh xảy ra trường hợp nhiều đơn vị cùng thực hiện một hình thức tuyên truyền có cùng nội dung thông tin.
4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:
a) Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong trường hợp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và tổ chức thực hiện một hoặc một số hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có cùng mục tiêu, địa bàn thực hiện.
5. Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có): Trường hợp phát sinh các nội dung, hoạt động có cùng mục tiêu, địa bàn thực hiện phải thực hiện lồng ghép các nguồn vốn theo quy định.
6. Định mức chi cho các nội dung, hoạt động được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành đối với từng nội dung, hoạt động cụ thể. Đồng thời, các nội dung, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có cùng mục tiêu và được thực hiện trên cùng một địa bàn, cho cùng một đối tượng thì phải thực hiện đồng bộ về mặt thời gian, địa điểm.
Điều 6. Phê duyệt và thanh toán, quyết toán nguồn vốn lồng ghép
1. Phê duyệt các dự án, nội dung, hoạt động lồng ghép
a) Đối với các dự án đầu tư: Thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành.
b) Đối với các nội dung, hoạt động:
- Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và các quy định của tỉnh về nội dung liên quan đến phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình giảm nghèo.
- Các hoạt động, nội dung còn lại:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cụ thể các nội dung, hoạt động lồng ghép, địa bàn triển khai, đối tượng tham gia; nguồn vốn lồng ghép khi giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí cho các Sở, ngành.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phê duyệt cụ thể các nội dung, hoạt động lồng ghép; địa bàn triển khai, đối tượng tham gia; nguồn vốn lồng ghép khi giao nhiệm vụ, dự toán kinh phí cho các cơ quan chuyên môn và cấp xã.
2. Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép
a) Đối với các dự án đầu tư: Thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, văn bản hướng dẫn của Trung ương về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn hợp pháp khác (nếu có).
b) Đối với các nội dung, hoạt động: Thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, văn bản hướng dẫn của trung ương về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác (nếu có).
TỶ LỆ SỐ LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ
Điều 7. Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù
Thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 8. Quy định tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù
Tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn các huyện, thành phố Gia Nghĩa tối thiểu là 40% các dự án đáp ứng tiêu chí lựa chọn theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.