HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2008/NQ-HĐND12 |
Lai Châu, ngày 05 tháng12 năm 2008 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 24/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn
2006-2020; Quyết định số 192/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020.
Sau khi xem xét Tờ trình số 1028/TTr-UBND ngày 5 tháng 11 năm 2008, của Uỷ ban
nhân dân tỉnh về chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh
Lai Châu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế
và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Thông qua chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chính sau:
1/ Về mục tiêu chủ yếu:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2009-2015 là trên 34,3%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 16,1%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá 94) đến năm 2010 là 248 tỷ đồng, năm 2015 đạt 1.027 tỷ đồng và đến 2020 là 2.169 tỷ đồng.
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP toàn tỉnh năm 2010 chiếm khoảng 8,9% (công nghiệp - xây dựng chiếm 35%), năm 2015 là 21,6% (công nghiệp - xây dựng chiếm 45%) và đến năm 2020 là 31,1%.
Tạo việc làm mới mỗi năm trong ngành tăng khoảng 1.000 – 1.500 người, đến năm 2010 có khoảng 8.117 người, chiếm 4,2% lao động toàn tỉnh; năm 2015 có khoảng 9.267 người (chiếm 4,3% lao động toàn tỉnh) và đến năm 2020 có trến 13 nghìn người (chiếm khoảng 5,6% lao động toàn tỉnh).
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từ các sản phẩm công nghiệp chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 18 - 20%/năm.
2/ Về nhiệm vụ cụ thể của các phân ngành
2.1. Công nghiệp thủy điện
a) Mục tiêu: Giá trị sản xuất (giá 94) đạt 28,8 tỷ đồng năm 2010, 480 tỷ đồng năm 2015 và đến năm 2020 là 937 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2015 là 200,3%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 14,3%/năm.
Tỷ trọng giá trị sản xuất so với toàn ngành công nghiệp chiếm khoảng 11,6% vào năm 2010; 46,7% vào năm 2015 và 43,2% vào năm 2020.
b) Nhiệm vụ: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư có điều kiện thi công để đến năm 2015 dự kiến khai thác khoảng 400MW, bao gồm các công trình thủy điện vừa và nhỏ tại các huyện Tam Đường, Than Uyên, Sìn Hồ và Mường Tè.
2.2. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
a) Mục tiêu: Giá trị sản xuất của ngành đạt 76,2 tỷ đồng đến 2010, năm 2015 đạt 178,9 tỷ đồng và 412,7 tỷ đồng vào năm 2020, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2015 là 28,9%/năm; 18,2%/năm giai đoạn 2016-2020.
Tỉ trọng giá trị sản xuất trong toàn ngành đạt 30,7% năm 2010, 17,41% năm 2015 và 19% vào năm 2020.
b) Nhiệm vụ: Phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản theo quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm căn cứ chắc chắn hơn về tiềm năng khoáng sản của tỉnh. Đầu tư xây dựng các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản có quy mô phù hợp. Tăng cường đầu tư chế biến đến sản phẩm cuối cùng. Tập trung tổ chức triển khai các dự án khai thác, chế biến khoáng sản: đồng, chì, kẽm, đất hiếm, vàng, môlipden, nước khoáng nóng tại các huyện, thị trong tỉnh.
2.3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
a) Mục tiêu: Giá trị sản xuất của ngành đạt 41,5 tỷ đồng đến 2010, 175,8 tỷ đồng đến năm 2015 và 377,6 tỷ đồng vào năm 2020, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2015 là 23,3%/năm; 16,5%/năm giai đoạn 2016-2020.
Tỷ trọng giá trị sản xuất so với toàn ngành công nghiệp đạt 16,7% năm 2010, 17,1% vào năm 2015 và 17,4% vào năm 2020.
b) Nhiệm vụ: Tiếp tục đầu tư mới và mở rộng một số cơ sở khai thác, chế biến đá phiến lợp, đá xây dựng, tấm lợp proximăng, gạch Block, cát sỏi, sản xuất bê tông…đáp ứng thị trường nội tỉnh. Chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất đảm bảo chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Xây dựng nhà máy xi măng Phong Thổ, công suất 40-60 vạn tấn.
Hoàn thiện, đưa vào sử dụng nhà máy gạch tuynel, công suất 12 triệu viên/năm tại Than Uyên, dự án 20 triệu viên/năm tại Phong Thổ, kêu gọi đầu tư dự án tại Sìn Hồ công suất 10 triệu viên/năm.
2.4. Công nghiệp chế biến nông lâm sản
a) Mục tiêu: Giá trị sản xuất của ngành đạt 71,8 tỷ đồng năm 2010; 143,4 tỷ đồng năm 2015 và 319,2 tỷ đồng vào năm 2020, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2015 là 17,7%/năm; 17,4%/năm giai đoạn 2016-2020.
Tỷ trọng giá trị sản xuất so với toàn ngành công nghiệp đạt 28,9% vào năm 2010, 13,9% vào năm 2015 và 14,7% vào năm 2020.
b) Nhiệm vụ: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với qui hoạch phát triển các vùng nguyên liệu. Chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ ở các vùng nguyên liệu nhưng xa trung tâm để tăng khả năng bảo quản và hạn chế giảm chất lượng nguyên liệu. Nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở chế biến chè, chế biến bột giấy; nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất ván ép tại Mường So, xây dựng cơ sở sản xuất chế biến thức ăn gia súc, nhà máy chế biến mủ cao su tại Sìn Hồ,…
2.5. Công nghiệp khác: Đầu tư xây dựng nhà máy nước thị xã Lai Châu và tại các huyện thị với tổng công suất 23.000m3/ngày đêm, cơ sở công nghiệp lắp rắp ô tô và các cơ sở công nghiệp khác có lợi thế.
2.6. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống:
a) Mục tiêu: Giá trị sản xuất của ngành đạt 9 tỉ đồng năm 2010; 13,2 tỷ đồng năm 2015 và 33,6 tỷ đồng vào năm 2020, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2015 là 12,8%/năm; 20,5%/năm giai đoạn 2016-2020.
Tỷ trọng so với toàn ngành công nghiệp đạt 3,6% vào năm 2010; 1,28% vào năm 2015 và 1,6% vào năm 2020.
b) Nhiệm vụ: Khuyến khích phát triển các ngành nghề: chế biến nông - lâm sản, thực phẩm; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; cơ khí nhỏ; sản xuất các dụng cụ cầm tay; mộc gia dụng; đồ gỗ cao cấp; nghề may, thêu, đan; sản xuất vật liệu xây dựng. Khôi phục và phát triển các sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như dệt thổ cẩm, gùi, rượu, miến...
2.7. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp
Xây dựng các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với xây dựng khu dân cư cho người lao động và hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, môi sinh.
Tập trung lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho khu công nghiệp Mường So (diện tích 200ha) huyện Phong Thổ nhằm tạo điều kiện cho các dự án đầu tư xác định vị trí và xử lý môi trường (sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến cao su, gỗ ván dăm,…); xây dựng các cụm công nghiệp: Thị xã Lai Châu, Thân Thuộc, Lê Lợi – Nậm Hàng, Nà Cang, Bình Lư, Pu Sam Cáp theo quy hoạch.
3. Vốn để thực hiện: vốn cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương đến năm 2015 khoảng 8.700 tỷ đồng (không bao gồm vốn xây dựng các thủy điện Bản Chát, Lai Châu) trong đó:
3.1. Phân theo các ngành:
- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (không bao gồm vốn thăm dò, khảo sát): 802 tỷ đồng, chiếm 9,22%.
- Công nghiệp sản xuất điện, nước 6.671 tỷ đồng, chiếm 76,7%.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: 493 tỷ đồng, chiếm 5,7 %.
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản 60 tỷ đồng, chiếm 0,7%.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: 40 tỷ đồng, chiếm 0,5%.
- Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: 580 tỷ đồng chiếm 6,7%.
3.2. Phân theo cơ cấu vốn và cho từng giai đoạn:
- Giai đoạn 2008-2010: 3.590 tỷ đồng,
- Giai đoạn 2011-2015: 5.110 tỷ đồng,
4. Giải pháp chủ yếu:
4.1.Giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý tài nguyên:
- Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển; tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính trong đầu tư, quy trình tiếp nhận, thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư...tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án, nhất là các dự án trọng điểm.
- Tăng cường các biện pháp quản lý tài nguyên khoáng sản, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các tài nguyên về đất, nước, khoáng sản...phục vụ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bền vững, lâu dài.
4.2. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch:
- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch các phân ngành công nghiệp như: khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, làng nghề,... đặc biệt chú trọng đến những quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến, để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế địa phương, tránh các hoạt động sản xuất kinh doanh manh mún nhỏ lẻ, hiệu quả không cao, lãng phí tài nguyên hoặc quá nhiều đơn vị hoạt động cùng một nơi gây khó khăn cho việc quản lý cũng như ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và gây mất trật tự an ninh.
- Nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển các ngành công nghiệp, như đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến; phát triển nghề truyền thống.
4.3. Giải pháp về nguồn lực cho phát triển:
4.3.1. Về vốn đầu tư: Huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn trong các thành phần kinh tế trong nước, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi.
Thành lập quỹ khuyến công địa phương kết hợp với nguồn kinh phí khuyến công Trung ương để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề thông qua các hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
4.3.2. Về nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển công nhân lành nghề cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực trong xã hội và đa dạng hoá các loại hình hoạt động đào tạo nghề. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động chưa có việc làm.
4.3.3. Về khoa học, công nghệ: Tăng cường đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sự cạnh tranh. Có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới công nghệ, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng dự án đầu tư áp dụng công nghệ mới. Nghiên cứu xây dựng, chính sách phù hợp nhằm ưu tiên các chuyên gia quản lý, chuyên gia kỹ thuật. Có chính sách thu hút khoa học – công nghệ từ nước ngoài áp dụng vào sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4.4. Giải pháp về môi trường: Tăng cường công tác quản lý môi trường, có giải pháp phù hợp bảo vệ tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng các cơ sở xử lý chất thải trong các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đồng thời có biện pháp phù hợp phục hồi môi trường sau khai thác, chế biến khoáng sản.
Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XII, kỳ họp thứ 13 thông qua.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.