HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2022/NQ-HĐND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét Tờ trình số 3844/TTr-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc dự thảo Nghị quyết quy định nội dung và mức chi hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định mức chi thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế.
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
d) Tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.
đ) Cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
e) Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Mức chi
Mức chi thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo phụ lục đính kèm nghị quyết này.
4. Các mức chi khác không quy định tại nghị quyết này và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại phụ lục đính kèm nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
5. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí chi thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các đơn vị, địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
b) Nguồn kinh phí tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 7 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Chi xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng các dữ liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành về chi ứng dụng công nghệ thông tin và các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
2. Chi hoạt động cung cấp thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP dưới các hình thức: Tài liệu viết; dữ liệu điện tử (bản tin pháp luật, phóng sự, chuyên đề, chuyên mục nâng cao kiến thức pháp luật) để đăng tải trên các phương tiện truyền thông; mức chi cụ thể như sau:
a) Chi biên soạn, biên tập và thẩm định sách, tài liệu: Thực hiện theo quy định về chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
b) Chi sản xuất, phát hành, phát sóng các chương trình thu hình, thu thanh; các nội dung chi khác liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin: Mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về chế độ nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm được đăng tải và phát sóng trên các trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành và các hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Chi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật:
a) Chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tư vấn viên pháp luật:
- Các khoản chi do doanh nghiệp nhỏ và vừa, tư vấn viên pháp luật tự chi trả bao gồm: Chi phí đi lại, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ và các khoản chi khác do doanh nghiệp quyết định hỗ trợ cho người lao động khi tham dự tập huấn theo khả năng nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hạch toán các khoản chi hỗ trợ cho người lao động của doanh nghiệp tham dự tập huấn vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo quy định. Mức chi phí đi lại, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ để tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định về chế độ công tác phí quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ các khoản chi còn lại (trừ chi phí đi lại, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ) để tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật: Thực hiện theo quy định về chế độ chi tổ chức hội nghị tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND .
b) Đối với chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng của địa phương làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 10/2019/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Chi tổ chức đối thoại, diễn đàn tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND .
5. ChI mua các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm, hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Chi xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Chi khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia;
b) Chi các cuộc họp góp ý đề cương chương trình, xét duyệt, thẩm định, xây dựng nội dung chương trình: Thực hiện theo chế độ hội nghị quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ;
c) Chi thực hiện chương trình: Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các chế độ, định mức chi đã được quy định để thực hiện./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.