HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/NQ-HĐND |
Gia Lai, ngày 08 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 04 tháng 12 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 93/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020”;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 47/BC-HĐND ngày 21/6/2022 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo kết quả giám sát Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020”; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành nội dung Báo cáo số 47/BC-HĐND ngày 21/6/2022 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về việc báo cáo kết quả giám sát đối với Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020” với những đánh giá về kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân và các kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả hơn Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 (có Báo cáo kèm theo); đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:
1. Giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động ban hành Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 về Kế hoạch thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020, nhằm cụ thể hóa nội dung, giải pháp và lộ trình cơ cấu lại theo sản phẩm, theo vùng, lĩnh vực cụ thể trên địa bàn tỉnh; ban hành 23 văn bản chỉ đạo, triển khai, 12 văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thông qua 08 Nghị quyết quy phạm pháp luật liên quan đến các chính sách nhằm phát triển nông nghiệp. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương xây dựng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo Quyết định số 369/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sau 05 năm triển khai thực hiện kế hoạch, ngành nông nghiệp tỉnh đã từng bước phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung và phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế và tính cạnh tranh gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, hình thành các chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
2. Bên cạnh những kết quả đạt được, Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020” vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
(i) Việc ban hành Đề án (hoặc kế hoạch) cụ thể hóa, tổ chức triển khai chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại một số địa phương thực hiện còn chậm, chưa thích ứng kịp sự biến đổi về khí hậu và diễn biến của thị trường. Nhiều địa phương chưa xác định cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và sản phẩm lợi thế, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
(ii) Kế hoạch hành động thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020” chưa cụ thể hóa từng chỉ tiêu để giao nhiệm vụ cho các địa phương, trong Kế hoạch hành động giao nhiệm vụ chưa đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại một số địa phương. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra còn đạt thấp: 05/15 chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch, 02/15 chỉ tiêu không đánh giá. Việc quy định mật độ chăn nuôi tại một số địa phương bước đầu đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã được ban hành nhưng còn nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.
(iii) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh đến hộ nông dân, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa được quan tâm, dẫn đến một số Công ty, doanh nghiệp, HTX chưa tiếp cận được một số cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
(iv) Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; quy hoạch và quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa có định hướng quy hoạch cụ thể, vẫn còn tình trạng phát triển tự phát; kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa có kết quả rõ nét; năng suất một số cây trồng chủ lực không đạt kế hoạch đề ra như: Cà phê, mía, điều, hồ tiêu,...
(v) Triển khai các chuỗi liên kết, hợp tác còn chậm, chưa bền vững và hiệu quả chưa cao; hoạt động của nhiều hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông nghiệp còn yếu, chưa kết nối được với các doanh nghiệp và thị trường. Đa số các HTX khi vay vốn gặp vướng mắc về cơ chế thế chấp và bảo lãnh tín dụng mà chưa xem xét tính khả thi phương án vay vốn từ các hợp đồng ký kết sản xuất sản phẩm.
(vi) Cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp chưa đồng bộ; việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản còn hạn chế; chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp chưa nhiều; diện tích các loại cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước chiếm tỷ lệ thấp; công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (nhất là giống cây trồng, phân bón) và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chưa cao.
Điều 2. Nhằm nâng cao hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành và các địa phương tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
1. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Xác định nông, lâm nghiệp là thế mạnh và là nền tảng ổn định lâu dài, hướng tới nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn; lấy lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất. Trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, cần tập trung xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng sản xuất; gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến, dịch vụ với nông nghiệp; giữa phát triển nông thôn mới bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
2. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp của tỉnh khoa học, sát thực tế, xác định lại các chỉ tiêu, các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh gắn với các chủ trương, chính sách được quy định tại các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh). Hằng năm, tổ chức sơ kết Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh để có giải pháp khắc phục kịp thời các vướng mắc, bất cập, góp phần thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn.
3. Huy động các nguồn lực từ nhà nước, từ xã hội đầu tư cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
4. Rà soát đưa vào quy hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp đồng bộ, nhất là quy hoạch hệ thống thủy lợi và hệ thống giao thông nói chung và giao thông nội đồng nói riêng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; ngành khoa học - công nghệ triển khai tốt các nghiên cứu, đề tài cho phát triển nông nghiệp, đảm bảo có hiệu quả, thiết thực, phù hợp với thực tiễn sản xuất của ngành nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp thông minh, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
5. Khẩn trương chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương nghiên cứu những nội dung đã được kiến nghị tại Báo cáo số 47/BC-HĐND ngày 21/6/2022 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh để kịp thời khắc phục đề án, có giải pháp để thực hiện giải quyết theo thẩm quyền.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này và có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết này cho Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2023.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, Kỳ họp thứ Sáu thông qua vào ngày 08 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.