HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII KỲ HỌP TỔNG KẾT
NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phát triển công nghiệp Thái Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó, ưu tiên tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và một số chuyên ngành có giá trị gia tăng lớn mà tỉnh có lợi thế như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử và vi mạch bán dẫn; công nghiệp vật liệu mới; công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới; công nghiệp hạ tầng (sản xuất và phân phối điện, xử lý môi trường và chất thải).
2. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường và năng suất lao động cao; khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao, vị trí trung tâm vùng.
3. Phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.
1. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt khoảng 1.211.000 tỷ đồng, tăng bình quân từ 9%/năm trở lên.
2. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân của tỉnh đạt từ 8%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế năm 2025: Công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 61%, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX đã đề ra.
1. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực kinh tế: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân từ 9%/năm trở lên; trong đó: Khu vực công nghiệp Trung ương tăng 12%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 20%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9%.
2. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 theo ngành công nghiệp
a) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; thiết bị điện: Đạt khoảng 1.100.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm.
b) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp cơ khí (chế tạo máy, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp): Đạt khoảng 27.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.
c) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp may mặc: Đạt khoảng 8.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm.
d) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm.
đ) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến lâm sản: Đạt khoảng 4.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.
e) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất: Đạt khoảng 3.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5%/năm.
g) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 26%/năm.
h) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm.
i) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất kim loại: Đạt khoảng 44.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm.
k) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng: Đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 4%/năm.
l) Giá trị sản xuất ngành các công nghiệp khác (sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, in, sao chép bản ghi, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic...): Đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5%/năm.
3. Phát triển Khu công nghiệp
a) Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đã và đang đầu tư hoàn thiện hạ tầng như: Khu công nghiệp Sông Công II, Khu công nghiệp Điềm Thụy, Khu công nghiệp Yên Bình; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công I, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên; điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Quyết Thắng theo hướng thành lập khu đô thị công nghiệp và dịch vụ, ngành nghề công nghiệp công nghệ cao, công viên phần mềm và nội dung số, trung tâm dữ liệu, ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp.
b) Mở rộng Khu công nghiệp Sông Công II thêm 300ha (tổng diện tích sau khi được bổ sung quy hoạch là 550ha), mở rộng Khu công nghiệp Yên Bình thêm 300ha, bổ sung mới Khu công nghiệp Phú Bình với diện tích 675ha. Trên cơ sở định hướng phát triển và xây dựng đường vành đai V, khảo sát bổ sung vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 một khu công nghiệp tại khu vực phía Tây thị xã Phổ Yên. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 80%.
4. Phát triển cụm công nghiệp
a) Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đầu tư, tập trung sản xuất hiệu quả, bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thu hẹp chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh.
b) Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, tập trung triển khai thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; lập kế hoạch đề xuất Trung ương hỗ trợ nguồn lực, cân đối ngân sách hằng năm, định hướng đầu tư, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí quỹ đất và nguồn lực.
c) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cụm công nghiệp đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phấn đấu tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt trung bình khoảng (60 - 65)%.
1. Về thu hút vốn đầu tư.
2. Về phát triển khu, cụm công nghiệp.
3. Về cơ chế chính sách.
4. Về phát triển tiểu thủ công nghiệp.
5. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
1. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: Dự kiến 150.000 tỷ đồng.
2. Nguồn kinh phí:
a) Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Dự kiến 2.000 tỷ đồng (nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác).
b) Vốn các nhà đầu tư: Dự kiến 148.000 tỷ đồng (vốn tự có của các doanh nghiệp; huy động từ các tổ chức tín dụng; đầu tư trực tiếp nước ngoài; liên doanh liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác).
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIII, Kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 thông qua ngày 23 tháng 3 năm 2021./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.