HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2022/NQ-HĐND |
Bình Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 82/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra số 44/BC-KTNS ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XIII Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 30 tháng 7 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ TỶ LỆ ĐỐI ỨNG CỦA
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của
HĐND tỉnh Bình Định, khóa XIII)
Quy định này quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
1. Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã và các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là các sở, ban, ngành và địa phương).
2. Cơ quan, tổ chức tham gia hoặc có liên quan đến lập, thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước của Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025.
Mục 1. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn
1. Tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ) và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững. Đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách của Chương trình; tăng cường phân cấp cho cơ sở để tạo quyền chủ động, linh hoạt cho các địa phương, các cấp, các ngành trong triển khai, thực hiện Chương trình trên cơ sở nội dung, định hướng, lĩnh vực cần ưu tiên, phù hợp với đặc thù, điều kiện, tiềm năng lợi thế từng địa phương theo quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, dễ thực hiện.
3. Ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã đạt dưới 15 tiêu chí (trừ 20 xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 90/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 - sau đây gọi tắt là các xã đặc biệt khó khăn).
4. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững.
5. Hỗ trợ các huyện thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cấp huyện giai đoạn 2021-2025.
6. Địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
7. Bố trí vốn ngân sách trung ương cho các sở, ban, ngành và địa phương để thực hiện công tác quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nội dung thành phần của Chương trình, các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện theo cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016-2020. Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn ngân sách trung ương cho 113 xã (căn cứ số xã tính đến hết năm 2021 là 113 xã) thực hiện Chương trình, như sau:
1. Xã đặc biệt khó khăn: Hệ số 4,0.
2. Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên: Hệ số 1,3.
3. Các xã còn lại, không thuộc đối tượng ưu tiên nêu trên (bao gồm cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững): Hệ số 1,0.
Điều 5. Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025
1. Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn ngân sách trung ương cho 93 xã (căn cứ số xã tính đến hết năm 2021 là 113 xã trừ 20 xã đặc biệt khó khăn) thực hiện Chương trình tính đến hết năm 2021, như sau:
a) Xã đạt dưới 15 tiêu chí: Hệ số 5,0.
b) Xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: Hệ số 3,0.
c) Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Hệ số 1,0.
2. Hệ số phân bổ cho 02 huyện Tây Sơn và Phù Mỹ thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 cao gấp 4 lần so với các xã dưới 15 tiêu chí theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Mục 2. QUY ĐỊNH TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 6. Nguyên tắc bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương
Giai đoạn 2021-2025, ngân sách địa phương tập trung đầu tư, hỗ trợ cho các xã thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; các huyện thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong đó, hằng năm vốn đối ứng ngân sách tỉnh ưu tiên hỗ trợ cho các xã thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đối với các xã thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu thực hiện theo Chính sách hỗ trợ xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.
Điều 7. Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
1. Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh.
2. Giai đoạn 2022-2025, ngân sách địa phương đối ứng thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quy định này, cụ thể như sau:
2.1. Đối với huyện thực hiện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao
a) Huyện Tây Sơn: Vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 70%, ngân sách huyện (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
b) Huyện Phù Mỹ: Vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50%, ngân sách huyện (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
c) Huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ gấp 2 lần so với mức vốn trung ương và tỉnh hỗ trợ cho huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và tối đa 50%, ngân sách huyện (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
2.2. Đối với các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025
a) Đối với 20 xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tây Sơn và Hoài Ân (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ):
- Thực hiện theo cơ chế hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn có đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 tương đương với mức hỗ trợ của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới không thuộc đối tượng, nội dung hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh. Hỗ trợ tối đa 90%, ngân sách huyện, xã (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
b) Đối với các xã còn lại thuộc 3 huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh: Vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 90%, ngân sách huyện, xã (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
c) Đối với các xã thuộc 02 huyện Tây Sơn và Hoài Ân: Vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 70%; ngân sách huyện, xã (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
d) Đối với các xã thuộc các huyện còn lại: Vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50%; ngân sách huyện, xã (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
đ) Đối với các xã thuộc các thị xã: Vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 40%; ngân sách thị xã, xã (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại.
e) Đối với các xã thuộc thành phố Quy Nhơn: Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 30%; ngân sách thành phố, xã (kể cả huy động các nguồn lực khác trên địa bàn) đảm bảo phần còn lại; ngân sách tỉnh không hỗ trợ./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.