HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2013/NQ-HĐND |
Quảng Trị, ngày 31 tháng 5 năm 2013 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn;
Xét báo cáo Kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu của Thường trực HĐND tỉnh, ý kiến của các Ban HĐND và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Giao Thường trực HĐND triển khai thực hiện tại kỳ họp thứ 9 và bổ sung, xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm những lần tiếp theo.
Điều 2. Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 31 tháng 5 năm 2013 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
|
CHỦ TỊCH |
I. MỤC ĐÍCH LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO HĐND BẦU
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
1. Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND, Trưởng các Ban của HĐND.
2. Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND.
(Gồm 15 người, có danh sách kèm theo).
III. NGUYÊN TẮC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM
1. Bảo đảm quyền của đại biểu HĐND trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Đề cao trách nhiệm của đại biểu HĐND; bảo đảm tiêu chuẩn của người giữ chức vụ do HĐND bầu; bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
IV. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM; HỆ QUẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HĐND ĐÁNH GIÁ “TÍN NHIỆM THẤP”
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu gồm:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
3. Mức độ tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
4. Hệ quả đối với người được HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp”
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc 02 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.
V. CÁC TRƯỜNG HỢP BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM; HỆ QUẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HĐND TÍN NHIỆM
Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu trong các trường hợp sau đây:
1. Có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND.
Đại biểu HĐND kiến nghị Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu bằng cách gửi văn bản kiến nghị đến Chủ tịch HĐND để tổng hợp. Khi nhận được kiến nghị bằng văn bản của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND đối với một người giữ chức vụ do HĐND bầu thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.
Việc tổng hợp số lượng kiến nghị của đại biểu HĐND về việc bỏ phiếu tín nhiệm được tính trong khoảng thời gian từ 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp này cho tới chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo của HĐND.
2. Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp”.
4. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” trong 02 năm liên tiếp.
5. Hệ quả đối với người không được HĐND tín nhiệm: Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với người không được HĐND tín nhiệm.
VI. THỜI HẠN VÀ THỜI ĐIỂM TỔ CHỨC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM
HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm. Đối với nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp thứ 9, dự kiến tổ chức chậm nhất vào ngày 30 tháng 7 năm 2013. Trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm (nếu có) được thực hiện chậm nhất kỳ họp tiếp theo.
1. Quy trình tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu thực hiện theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
2. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu HĐND yêu cầu.
Báo cáo của những người được lấy phiếu tín nhiệm lần này phải gửi đến Thường trực HĐND chậm nhất là ngày 10 tháng 7 năm 2013.
3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tỉnh, tổng hợp ý kiến của cử tri liên quan đến những người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Thường trực HĐND chậm nhất là ngày 10 tháng 7 năm 2013.
4. Thường trực HĐND gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (nếu có) đến đại biểu HĐND chậm nhất là 20 tháng 7 năm 2013.
5. Đại biểu HĐND có trách nhiệm tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp HĐND; cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm, công bằng khi thể hiện tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
Trước ngày 15 tháng 7 năm 2013, nếu đại biểu HĐND thấy cần phải làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thì có quyền đề nghị Thường trực HĐND yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản cho đại biểu.
Trước ngày 27 tháng 7 năm 2013, đại biểu HĐND có thể gửi văn bản đến người được lấy phiếu tín nhiệm yêu cầu làm rõ hơn những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản yêu cầu mà đại biểu đã nêu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.
Trường hợp có yêu cầu của đại biểu HĐND cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm mà cơ quan có thẩm quyền chưa xác minh kịp thì báo cáo Thường trực HĐND quyết định cho trả lời sau nhưng phải trước ngày lấy phiếu tín nhiệm lần tiếp theo; trong trường hợp này, việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn được thực hiện.
Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, HĐND có thể thảo luận tại Tổ đại biểu HĐND về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực HĐND báo cáo trước HĐND kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu HĐND.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu HĐND.
7. Thường trực HĐND phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này tại kỳ họp thứ 9 và các lần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tiếp theo.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND ngày 31 tháng 5 năm 2013 của HĐND tỉnh Quảng trị)
STT |
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
1 |
Lê Hữu Phúc |
Chủ tịch HĐND tỉnh |
2 |
Lê Bá Nguyên |
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh |
3 |
Nguyễn Đức Dũng |
Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh |
4 |
Nguyễn Văn Hùng |
Trưởng ban Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh |
5 |
Trần Đoàn |
Trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh |
6 |
Nguyễn Văn Cầu |
Trưởng ban Ban Pháp chế HĐND tỉnh |
7 |
Nguyễn Đức Cường |
Chủ tịch UBND tỉnh |
8 |
Nguyễn Đức Chính |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh |
9 |
Nguyễn Hữu Dũng |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh |
10 |
Mai Thức |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh |
11 |
Nguyễn Quân Chính |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh |
12 |
Lê Công Dung |
Ủy viên UBND tỉnh |
13 |
Hồ Thanh Tự |
Ủy viên UBND tỉnh |
14 |
Trần Đức Tâm |
Ủy viên UBND tỉnh |
15 |
Hồ Ngọc An |
Ủy viên UBND tỉnh |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.