HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2024/NQ-HĐND |
Bắc Ninh, ngày 22 tháng 10 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
V/V QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH; MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, KHU PHỐ VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT ĐỘNG Ở THÔN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Xét Tờ trình số 396/TTr-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Nghị quyết quy định số lượng, chức danh; một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến thảo luận của đại biểu.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định số lượng, chức danh; một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động, mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Người cao tuổi ở cấp xã, ở thôn, khu phố và Tổ Dân vận ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Các nội dung khác đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không được quy định ở Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp các văn bản được viện dẫn áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới, thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố;
3. Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố;
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi ở cấp xã, ở thôn, khu phố và Tổ Dân vận ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chi trả chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp, mức khoán quỹ phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Số lượng:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.
b) Chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí như sau:
Stt |
Chức danh |
Số lượng (người) |
||
Loại I |
Loại II |
Loại III |
||
1 |
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (thường trực) |
1 |
1 |
1 |
2 |
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
1 |
1 |
1 |
3 |
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ |
1 |
1 |
1 |
4 |
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh |
1 |
1 |
1 |
5 |
Phó Chủ tịch Hội Nông dân (nơi có tổ chức Hội Nông dân) |
1 |
1 |
1 |
6 |
Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự |
2 |
1 |
1 |
7 |
Chủ tịch Hội Người cao tuổi |
1 |
1 |
1 |
8 |
Phụ trách Nhà Văn hóa- Đài truyền thanh |
1 |
1 |
1 |
9 |
Cán bộ Văn phòng Đảng ủy |
1 |
1 |
1 |
10 |
Nhân viên Thú y cấp xã |
1 |
1 |
1 |
11 |
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ |
1 |
1 |
Kiêm nhiệm |
12 |
Phó Trưởng ban Tổ chức |
1 |
Kiêm nhiệm |
Kiêm nhiệm |
13 |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra |
1 |
Kiêm nhiệm |
Kiêm nhiệm |
14 |
Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi |
Kiêm nhiệm |
1 |
Kiêm nhiệm |
c) Các chức danh kiêm nhiệm:
- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (đối với cấp xã loại III);
- Phó Trưởng ban Tổ chức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (đối với cấp xã loại II, III);
- Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi (đối với cấp xã loại I, III);
- Trưởng ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tuyên giáo, Trưởng khối Dân vận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (không thường trực), Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Phó Trưởng khối Dân vận (đối với cấp xã loại I, II, III).
2. Tăng thêm số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nếu có các tiêu chuẩn sau:
Căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số (bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) và diện tích tự nhiên tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, để tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm như sau:
a) Đơn vị hành chính cấp xã cử tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách;
b) Ngoài việc tăng thêm người hoạt động không chuyên trách theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản này, thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách.
3. Bố trí chức danh
a) Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và tình hình thực tế của địa phương, bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã.
b) Trường hợp xã, phường, thị trấn được giao số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nhiều hơn số lượng chức danh quy định tại khoản 1 Điều này (theo quy định tại Khoản 5 Điều 33, Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ), thì việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo yêu cầu, nhiệm vụ (trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã), nhưng đảm bảo không vượt quá tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của cả đơn vị hành chính cấp huyện được Hội đồng nhân dân tỉnh giao (ưu tiên bố trí số lượng người tăng thêm để hưởng phụ cấp cho các chức danh đang kiêm nhiệm quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này).
c) Đối với các đơn vị cấp xã không có tổ chức Hội Nông dân, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo yêu cầu, nhiệm vụ bố trí thêm 01 (một) chức danh kiêm nhiệm (trong số các chức danh kiêm nhiệm được quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều này), được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 4 Điều này, nhưng đảm bảo không vượt quá tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của cả đơn vị hành chính cấp huyện được Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
4. Mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng (bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế).
Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tại các cơ quan, đơn vị khác hoặc không thuộc đối tượng tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng mức phụ cấp thực lĩnh (sau khi đã trừ đi mức đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế theo quy định).
b) Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ thêm để bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo (theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP), cụ thể:
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ đại học trở lên được hưởng mức phụ cấp hàng tháng 0,84 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ cao đẳng được hưởng mức phụ cấp hàng tháng 0,6 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ trung cấp hưởng mức phụ cấp hàng tháng 0,36 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
c) Mức phụ cấp hỗ trợ tại điểm b Khoản này không được tính để đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế.
d) Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng nêu trên (có trình độ dưới trung cấp), nếu chưa hết nhiệm kỳ, thì được hưởng mức phụ cấp hàng tháng theo điểm a Khoản 4 Điều này (hưởng 1,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng; bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế) cho đến hết nhiệm kỳ (trường hợp nhiệm kỳ kết thúc trước ngày 01 tháng 8 năm 2028) hoặc đến ngày 01 tháng 8 năm 2028 (trường hợp nhiệm kỳ kết thúc sau ngày 01 tháng 8 năm 2028).
5. Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ hàng tháng (không được tính để đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế) đối với các chức danh kiêm nhiệm ở cấp xã và chỉ áp dụng đối với các chức danh:
- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ đối với cấp xã loại III được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 0,9 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
- Trưởng ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tuyên giáo, Trưởng khối Dân vận, Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (không thường trực), Phó Trưởng khối Dân vận (đối với cấp xã loại I, II, III); Phó Trưởng ban Tổ chức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (đối với cấp xã loại II, III); Phó Chủ tịch Hội Người Cao tuổi (đối với cấp xã loại I, III), được hưởng mức hỗ trợ bằng 0,7 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
6. Mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (do ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế), cụ thể:
a) Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở;
b) Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở;
c) Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở;
d) Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định tại Khoản 2 Điều này, thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.
Điều 4. Quy định mức khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cấp xã; mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Hội Người cao tuổi ở cấp xã được quy định theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã
1. Mức khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cấp xã, cụ thể như sau:
- Xã, phường, thị trấn loại I: 35.000.000 đồng/01 tổ chức/năm;
- Xã, phường, thị trấn loại II, loại III: 30.000.000 đồng/01 tổ chức/năm.
2. Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Hội Người cao tuổi ở cấp xã: 25.000.000 đồng/01 đơn vị/năm.
3. Mức khoán (mức hỗ trợ) kinh phí hoạt động ở Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không bao gồm tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã; phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố; mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố, các tổ chức đoàn thể ở thôn, khu phố.
Điều 5. Quy định chức danh, mức phụ cấp, mức khoán quỹ phụ cấp; một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố
1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố có không quá 03 chức danh (bao gồm: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Trưởng khu phố, Trưởng ban Công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ, cụ thể:
ĐVT: Hệ số/mức lương cơ sở/người/tháng
Stt |
Thôn, khu phố |
Mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố (hệ số) |
Trong đó |
||
Bí thư Chi bộ thôn, khu phố |
Trưởng thôn hoặc Trưởng khu phố |
Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, khu phố |
|||
1 |
Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành khu phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị; thôn, khu phố thuộc cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. |
6.0 |
2.1 |
2.1 |
1.8 |
2 |
Đối với thôn và khu phố không thuộc quy định nêu trên. |
4.5 |
1.6 |
1.6 |
1.3 |
* Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyên thành khu phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị được tính để hưởng mức khoán phụ cấp (mức hỗ trợ) kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2023 (Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành).
2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng được Ngân sách tỉnh hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố được tính bằng với tỷ lệ hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Chức danh, số lượng, mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Người Cao tuổi và Tổ Dân vận ở thôn, khu phố
1. Chức danh:
a) Các chức danh người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố gồm: Phó Bí thư Chi bộ; Tổ trưởng Tổ Dân vận; Kế toán; Nhân viên Y tế; An toàn thực phẩm; Cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bí thư Đoàn Thanh niên; Cộng tác viên thú y; Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ; Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh; Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi; Chi hội trưởng Chi hội Nông dân.
b) Đối với các thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành khu phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị; thôn, khu phố thuộc cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được bố trí thêm 01 Phó Trưởng thôn hoặc 01 Phó Trưởng khu phố.
2. Số lượng:
a) Đối với các thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành khu phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị; thôn, khu phố thuộc cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được bố trí số lượng là tối đa 13 người/13 chức danh (bổ sung thêm chức danh Phó Trưởng thôn hoặc Phó Trưởng khu phố).
b) Đối với thôn, khu phố không thuộc quy định nêu tại điểm a, Khoản 2 Điều này được bố trí số lượng tối đa là 12 người/12 chức danh.
3. Mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố:
a) Mức hỗ trợ hàng tháng đối với chức danh Phó Trưởng thôn hoặc Phó Trưởng khu phố được hưởng bằng 1,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
b) Mức hỗ trợ hàng tháng đối với các chức danh còn lại được hưởng bằng 0,6 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
4. Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với: Ban Công tác Mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Người Cao tuổi, Tổ Dân vận ở thôn, khu phố theo quy mô số hộ gia đình (không bao gồm kinh phí 5.000.000đ/thôn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”), cụ thể như sau:
a) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành khu phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị; thôn, khu phố thuộc cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng mức hỗ trợ: 15.000.000đ/tổ chức/năm;
b) Đối với các thôn, khu phố không thuộc quy định nêu tại điểm a, Khoản 4 Điều này được hưởng mức hỗ trợ: 13.000.000 đồng/tổ chức/năm.
Điều 7. Quy định về kiêm nhiệm, mức phụ cấp (hỗ trợ) kiêm nhiệm
1. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố mà giảm được 01 (một) người trong số lượng người được cấp có thẩm quyền giao, thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm (Không bao gồm mức hỗ trợ hàng tháng từ ngân sách cấp tỉnh).
2. Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, khu phố mà giảm được 01 (một) người trong số lượng người được cấp có thẩm quyền giao, thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm (Không bao gồm mức hỗ trợ hàng tháng từ ngân sách cấp tỉnh).
3. Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố mà giảm được 01 (một) người trong số lượng người được cấp có thẩm quyền giao, thì được hưởng 100% mức hỗ trợ quy định của chức danh kiêm nhiệm.
4. Trường hợp người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố khi kiêm nhiệm chức danh người trực tiếp tham gia hoạt động khác ở thôn, khu phố mà giảm được 01 (một) người trong số lượng người được cấp có thẩm quyền giao, thì được hưởng 100% mức hỗ trợ quy định của chức danh kiêm nhiệm.
5. Phụ cấp (hỗ trợ) kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp (hỗ trợ) kiêm nhiệm cao nhất.
Điều 8. Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với các thôn, khu phố
1. Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành khu phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị; thôn, khu phố thuộc cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hỗ trợ: 10.000.000đ/thôn, khu phố/năm.
2. Đối với các thôn, khu phố không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ: 7.000.000 đồng/thôn, khu phố/năm.
Điều 9. Kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động, mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Người cao tuổi ở cấp xã, ở thôn, khu phố và Tổ Dân vận ở thôn, khu phố; kinh phí hỗ trợ hoạt động đối với các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Chỉ đạo thực hiện chi trả 100% chế độ qua tài khoản ngân hàng. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 22 tháng 10 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2024.
2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc quy định số lượng, chức danh; một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc kiện toàn, củng cố mạng lưới chăn nuôi và thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.