HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2015/NQ-HĐND |
Phú Thọ, ngày 14 tháng 12 năm 2015 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4884/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Tán thành thông qua Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
- Phải gắn với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của cả nước, của vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch có liên quan, đảm bảo khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; khuyến khích xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích hộ nông dân đầu tư phát triển trang trại để tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; phát triển nông nghiệp xanh, hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá chuyên nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.
- Phát triển nông nghiệp theo định hướng mở để huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư; tăng nhanh thu nhập và mức sống của người lao động ở nông thôn, gắn với thực hiện giảm nghèo bền vững đối với người dân nói chung và nông dân nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản bình quân giai đoạn 2016-2020 là 3,5-4,0%; trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng bình quân 3,3%/năm; lĩnh vực lâm nghiệp tăng trưởng bình quân 9,46%/năm; lĩnh vực thủy sản tăng trưởng bình quân 5,5%/năm.
- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản: Nông nghiệp 84,3% (trong đó trồng trọt 46,0%, chăn nuôi 49,2%, dịch vụ 4,8%) lâm nghiệp 8,8%, thủy sản 6,9%.
- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 120 nghìn ha (trong đó: Lúa 66 nghìn ha, ngô 19 nghìn ha, rau 13 nghìn ha,…), tổng sản lượng lương thực đạt trên 465 nghìn tấn; cây lâu năm 37,3 nghìn ha (trong đó: cây chè 16,5 nghìn ha; bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn 5 nghìn ha…).
- Tổng đàn lợn 860 nghìn con, đàn gia cầm 13,2 triệu con, đàn bò 110 nghìn con, đàn trâu 69 nghìn con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 166 nghìn tấn.
- Ổn định diện tích chuyên nuôi thủy sản 5,3 nghìn ha; diện tích ương nuôi cá giống 250 ha, sản xuất 4 tỷ con cá giống chất lượng/năm; tổng sản lượng thủy sản đạt 43 ngàn tấn.
- Đảm bảo giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.
- Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác cây hằng năm và thủy sản đạt trên 105 triệu đồng.
- Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 35 triệu đồng/người/năm.
- Hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đầu tư xây dựng hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao tại thị xã Phú Thọ.
b. Định hướng đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm nông lâm thủy sản bình quân giai đoạn 2021-2030 tăng 3,5%/năm.
- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản: Nông nghiệp 80,8%, lâm nghiệp 11,1%, thủy sản 8,1%.
- Giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng, góp phần thực hiện định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.
II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020
1. Nhu cầu sử dụng đất
- Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 là 278,2 nghìn ha, trong đó: đất trồng cây hàng năm 52,3 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 28,5 nghìn ha), đất trồng cây lâu năm là 37,4 nghìn ha (chè 16,5 nghìn ha, cây ăn quả 15 nghìn ha); đất lâm nghiệp 182,8 nghìn ha (đất rừng đặc dụng 17,3 nghìn ha; đất rừng sản xuất là 136,5 nghìn ha), chuyển khoảng 5 nghìn ha đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản 5,3 nghìn ha; diện tích đất xây dựng chuồng trại cho các trang trại chăn nuôi tập trung khoảng 450 ha; đảm bảo diện tích đất nông nghiệp phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020.
- Định hướng đất thu hút các doanh nghiệp đầu tư vùng sản xuất hàng hóa tập trung:
+ Tập trung xử lý những tồn tại về đất đai của các nông lâm trường; rà soát quy hoạch, chuyển đổi 1,96 nghìn ha đất của các nông lâm trường có đủ điều kiện để tạo quỹ đất cho doanh nghiệp phát triển chè, cây ăn quả hoặc đầu tư cơ sở chăn nuôi.
+ Rà soát việc sử dụng đất từ các khu vực: Trồng trọt (đầu tư sản xuất lúa, rau an toàn, cây dược liệu, cây ăn quả,..) tại Thành phố Việt Trì, các huyện Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập, Đoan Hùng, Phù Ninh; vùng chuyên canh tập trung trồng cây ăn quả (cây có múi) tại các huyện Đoan Hùng, Thanh Sơn, Yên Lập,…; Chăn nuôi (chăn nuôi bò, lợn, gà…) tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Hạ Hòa,...; Thủy sản (nuôi cá lồng, thủy đặc sản,..) trên sông Đà, sông Lô..; Lâm nghiệp tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng,..
2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp
2.1. Trồng trọt
a. Cây lúa
- Đến năm 2020, đất trồng lúa 41,8 nghìn ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 28,5 nghìn ha, diện tích gieo trồng cả năm 66 nghìn ha, sản lượng thóc 370 nghìn tấn. Chuyển đổi 2.500 - 3.000 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, trồng cỏ chăn nuôi ở những vùng cao hạn và kết hợp nuôi trồng thủy sản ở những vùng trũng thấp.
- Diện tích lúa lai chiếm 45%, diện tích lúa chất lượng cao chiếm 45%, xây dựng “Cánh đồng lớn”, hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung với diện tích 6,5 nghìn ha tại các huyện: Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập và Thị xã Phú Thọ.
b. Cây ngô
- Đến năm 2020, diện tích gieo trồng đạt 19 nghìn ha, sản lượng 95,95 nghìn tấn. Duy trì diện tích ngô phục vụ phát triển chăn nuôi.
- Bố trí phát triển tập trung tại các vùng đất chuyên màu, đất bãi ven sông và vùng trồng luân canh sau đất lúa tại các huyện: Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn.
c. Cây chè
- Đến năm 2020, diện tích chè 16,5 nghìn ha, sản lượng 176 nghìn tấn, tỷ lệ chè giống mới trên 80%. Phát triển chè chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu, diện tích được chứng nhận theo quy trình sản xuất an toàn trên 6,5 nghìn ha.
+ Vùng nguyên liệu chế biến chè đen tập trung tại 9 huyện vùng trọng điểm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba, Thanh Thủy.
+ Vùng nguyên liệu chế biến chè xanh: chủ yếu tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba; phát triển chè xanh tại đặc sản tại các xã vùng núi cao huyện Tân Sơn, Thanh Sơn.
- Diện tích chè chuyên canh tập trung 2.000 ha, chiếm hơn 12 % tại các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn.
d. Cây bưởi
- Đến năm 2020, diện tích bưởi Đoan Hùng và bưởi Diễn đạt 5.000 ha, trong đó bưởi Đoan Hùng 1.500 ha, bưởi Diễn 3.500 ha. Bố trí trồng tại vùng đồi thấp có độ dốc <150 và đất cao hạn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thoát nước tốt.
- Bưởi Đoan Hùng: phát triển tại 18 xã thượng huyện Đoan Hùng.
- Bưởi Diễn: phát triển tại các huyện, thị trong tỉnh, trong đó vùng sản xuất tập trung tại các huyện: Phù Ninh, Yên Lập, Thanh Thủy, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tam Nông, 10 xã phía Nam huyện Đoan Hùng.
đ. Rau các loại
- Đến năm 2020, diện tích gieo trồng cây rau các loại đạt 13 nghìn ha, sản lượng 221 nghìn tấn. Đầu tư phát triển các vùng sản xuất rau tập trung, sản xuất rau an toàn, hữu cơ, rau công nghệ cao trong nhà lưới, nhà màn.
- Vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh tại 9 huyện, thành thị: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, các huyện Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Thủy, Phù Ninh, Hạ Hòa với diện tích 890 ha.
- Vùng rau luân canh với cây trồng khác, trồng rau vụ đông sản xuất phục vụ các nhà máy chế biến.
- Chuyển một số diện tích đất lúa sang trồng rau chuyên canh tại vùng ven khu đô thị, thuận lợi về giao thông của các huyện: Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông.
e. Cây có múi khác (cây cam, quýt, bưởi khác)
Trồng thử nghiệm một số giống cam, quýt, bưởi khác có chất lượng cao tại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
g. Các cây trồng khác
Quy hoạch phát triển các cây trồng khác như cây sơn, hồng không hạt, khoai lang, lạc, đậu tương... được bố trí quy mô phù hợp và theo thế mạnh vùng sản xuất của các địa phương.
2.2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi
a. Chăn nuôi lợn
- Đến năm 2020, tổng đàn lợn đạt 860 nghìn con; trong đó đàn lợn nái 103,2 nghìn con, sản lượng thịt hơi 114,5 nghìn tấn.
- Vùng đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tập trung qui mô lớn tại 130 xã thuộc 10 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh.
- Chủ động sản xuất, cung ứng cơ bản các giống bố, mẹ chủ lực chất lượng cao tại các địa phương trong tỉnh; hình thành 03 - 04 cơ sở khai thác tinh lợn chất lượng cao tại các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê.
b. Chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng
- Đến năm 2020, tổng đàn gà đạt 11,88 triệu con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 33,5 nghìn tấn, sản lượng trứng 170 triệu quả. Xây dựng thương hiệu gà thịt Phú Thọ.
- Vùng đầu tư trang trại chăn nuôi gà thịt, gà trứng tập trung tại 126 xã thuộc 10 huyện có thế mạnh về đất đồi, rừng, vườn gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm khê, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh.
- Sản xuất giống gà Ri lai tại Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh, khuyến khích 2-3 cơ sở đầu tư sản xuất giống gà Ri lai; bảo tồn và phát triển giống gà nhiều cựa Tân Sơn.
c. Chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản
- Đến năm 2020, tổng đàn bò đạt 110 nghìn con, trong đó bò lai Zebu, BBB, Red Angust,... chiếm 85%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6,5 nghìn tấn.
- Vùng chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung và sản xuất, cung ứng giống bò cái nền lai Zebu trên địa bàn 80 xã thuộc 10 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm khê, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh.
d. Chăn nuôi trâu
- Đến năm 2020, tổng đàn trâu đạt 69 nghìn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 5,25 nghìn tấn. Tuyển chọn tại chỗ kết hợp nhập có chọn lọc một số giống trâu có tầm vóc lớn và thụ tinh nhân tạo để cải tạo tầm vóc, tăng trọng lượng xuất chuồng.
- Vùng chăn nuôi trâu tập trung tại 20 xã thuộc 04 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê.
đ. Các vật nuôi khác
Quy hoạch phát triển đàn thủy cầm, chăn nuôi dê, ong, thỏ, nhím, lợn rừng,... ở các khu vực có điều kiện thích hợp, làm đa dạng, phong phú các loại hình chăn nuôi của tỉnh, nâng cao thu nhập cho người dân.
3. Quy hoạch phát triển thủy sản
a. Sản xuất cá giống
- Đến năm 2020, sản xuất cá giống các loại đạt 4,0 tỷ con/năm, trong đó: cá giống đặc sản chiếm 10%; cá giống năng suất cao 30%.
+ Sản xuất giống cá bột: diện tích 35 ha, sản xuất đạt trên 3,0 tỷ con/năm tại 9 cơ sở hiện có.
+ Ương nuôi cá giống: diện tích 250 ha, sản xuất 1,0 tỷ con/năm các loại cá hương, cá giống tại các huyện: Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Thanh Ba, Lâm Thao, Tam Nông, thị xã Phú Thọ.
b. Sản xuất cá thương phẩm
- Đến năm 2020, tổng sản lượng đạt 43 nghìn tấn, trong đó sản lượng cá đặc sản chiếm trên 13,5%; cá truyền thống có năng suất cao, cá giống mới 35%; các loại cá khác 51,5%.
- Diện tích chuyên nuôi cá thương phẩm ổn định 5,3 nghìn ha; tập trung tại các huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao và thành phố Việt Trì.
- Phát triển nuôi cá lồng thâm canh trên sông Đà và sông Lô và 13 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên, tổng số lồng 1.970 lồng, sản lượng trên 10 nghìn tấn, trong đó sản lượng cá đặc sản chiếm trên 45%.
4. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
a. Rừng đặc dụng
Tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt 17.302 ha diện tích rừng đặc dụng, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng; khai thác, phát triển du lịch sinh thái; bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
b. Rừng phòng hộ
- Chuyển khoảng 5 nghìn ha đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang đất rừng sản xuất; khoán bảo vệ rừng 24 nghìn ha/năm ở các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Ba; trồng, chăm sóc rừng 3,5 nghìn ha, tập trung ở các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê.
- Làm giàu rừng kết hợp với phát triển cây dược liệu dưới tán rừng 350 ha tại các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa và Yên Lập.
c. Rừng sản xuất
- Trồng rừng tập trung: Sử dụng có hiệu quả diện tích hiện có, hàng năm trồng mới trên 12,0 nghìn ha tại các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy và Tam Nông; chuyển đổi rừng trồng bạch đàn tái sinh, đưa các giống có chất lượng cao (keo lai, mỡ, quế) vào sản xuất, thâm canh nâng cao năng suất rừng trồng.
- Trồng và chuyển hóa rừng cây gỗ lớn: 8,42 nghìn ha (trồng 3,45 nghìn ha, chuyển hóa rừng 4,97 nghìn ha) tại các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa.
- Làm giàu từ rừng kết hợp trồng cây dược liệu 150 ha tại các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập.
5. Quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- Đến năm 2020: Phấn đấu hình thành một khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao Phú Hộ; phát triển một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về đất đai
- Đẩy mạnh dồn đổi, tích tụ ruộng đất, liên kết đất đai trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá tập trung; tập trung xử lý, thu hồi đất của các nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả, chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất, tạo quỹ đất thu hút các tổ chức đầu tư vào sản xuất nông, lâm, thủy sản; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu phát triển sản xuất được thuê đất.
- Hạn chế thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác, thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất lúa theo quy định của pháp luật về đất đai để đảm bảo an ninh lương thực, cho phép chuyển đổi linh hoạt mục đích sử dụng đất lúa sang các cây trồng khác.
2. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật đáp ứng phục vụ sản xuất: Hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, điện và hạ tầng cơ sở dịch vụ sản xuất, đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
3. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ
- Tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất; đẩy mạnh sản xuất theo quy trình an toàn nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất nông nghiệp; xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trường nhằm phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
- Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các sản phẩm có lợi thế.
4. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn
- Đẩy mạnh việc chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm lực, có công nghệ cao. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, nâng cao quy mô kinh tế hộ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, đa dạng hóa các hình thức liên kết.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, củng cố bộ máy quản lý về nông nghiệp, đổi mới các hoạt động khuyến nông đáp yêu cầu sản xuất, bố trí cán bộ, công chức cấp xã phụ trách về nông nghiệp; quan tâm tổ chức tốt các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, hình thành nông dân chuyên nghiệp.
5. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ
- Tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường; quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản; đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, tạo đầu ra cho nông sản hàng hóa.
- Sắp xếp lại các điểm tiêu thụ nông thủy sản, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới chợ nông thôn, chợ đầu mối, các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung và trung tâm thương mại, siêu thị.
6. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh cơ giới hóa vào các khâu sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng quản lý chất lượng tiên tiến (GHP, DNP, HACCP, ISO..), kết hợp tổ chức sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng.
- Phát triển ngành nghề nông thôn với quy mô, trình độ công nghệ tiên tiến, đủ sức cạnh tranh, gắn với làng nghề và du lịch; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.
7. Cơ chế chính sách
- Chính sách về đất đai: Hỗ trợ công tác dồn điền, đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo về quản lý, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ các cấp; tập huấn về quản lý, quản trị cho hợp tác xã, chủ trang trại; hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm lao động nông thôn.
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Thực hiện hỗ trợ thu hút doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ và Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh Phú Thọ.
- Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ: Hỗ trợ đào tạo, tập huấn áp dụng quy trình sản xuất an toàn; hỗ trợ đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
- Hỗ trợ công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa.
- Hỗ trợ phát triển quan hệ sản xuất: Hỗ trợ phát triển trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, ngành nghề, làng nghề nông thôn; khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
- Hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
8. Thông tin, tuyên truyền
- Tuyên truyền về quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận để thực hiện tốt quy hoạch.
- Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của Trung ương, của tỉnh giúp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hiểu, biết, tiếp cận các mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch và giúp người dân làm giàu trên quê hương mình.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 7.700 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn từ ngân sách nhà nước qua tỉnh: 2.310 tỷ đồng, chiếm 30%;
- Vốn Bộ ngành TW và các DNNN: 1.540 tỷ đồng, chiếm 20%;
- Vốn đầu tư của người dân, tư nhân: 3.619 tỷ đồng, chiếm 47%
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: 231 tỷ đồng, chiếm 3,0%.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 là 19.810 tỷ đồng, tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân 7%/năm.
1. Dự án đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Phú Thọ.
2. Dự án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung (chè, cây ăn quả, rau các loại, lương thực) sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
3. Đầu tư xây dựng mô hình tưới tiết kiệm cho chè, rau, quả,…
4. Xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực: Chè, quả, rau an toàn, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản,... gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
5. Dự án đầu tư nâng tư cấp cơ sở hạ tầng sản xuất giống vật nuôi.
6. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản tập trung và sản xuất giống thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh.
7. Nâng cao năng lực điều tra, cảnh báo, dự báo phòng trị dịch bệnh vật nuôi, thủy sản tỉnh Phú Thọ.
8. Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng cấp bách giai đoạn 2016 - 2020.
9. Dự án xây dựng các tuyến đường lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
10. Dự án đầu tư bảo vệ phát triển rừng phòng hộ sông Bứa, Ngòi Giành.
11. Dự án đầu tư trang thiết bị phân tích, kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm sản, thủy sản.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVII, kỳ họp thứ Mười một thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 59/2006/NQ-HĐND ngày 15/5/2006 của HĐND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch nông, lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.