HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/2022/NQ-HĐND |
Lâm Đồng, ngày 13 tháng 10 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ điểm b và điểm c khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 7092/TTr-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết quy định về việc lồng ghép nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định về việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; huy động các nguồn lực khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong việc phân bổ và quản lý, sử dụng các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn
Việc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 4. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2. Các nguồn lực xã hội thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm:
a) Nguồn vốn huy động, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp.
b) Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
c) Nguồn vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
d) Nguồn vốn vay tín dụng chính sách.
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 5. Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn
Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác gồm:
1. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
2. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
5. Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
Điều 6. Cơ chế lồng ghép nguồn vốn
1. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn phải đảm bảo ngân sách nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí 100% vốn theo tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tại địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tại địa bàn các xã, thôn còn lại và hoạt động, nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn theo mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định; phần còn lại do người dân đóng góp và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện.
2. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đối với các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn như sau:
a) Trên cùng một địa bàn: Lấy mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới và mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn làm trọng tâm để thực hiện lồng ghép nguồn vốn.
b) Trong cùng một dự án đầu tư, hoạt động, nội dung: Thực hiện lồng ghép nguồn vốn đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ và đảm bảo nguyên tắc không trùng lắp giữa các hoạt động, nội dung hỗ trợ đầu tư của từng dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; ưu tiên lựa chọn các nội dung hỗ trợ có định mức cao hơn.
3. Xác định rõ tỷ lệ lồng ghép từng nguồn vốn hoặc tỷ lệ huy động, đóng góp vốn đối với từng dự án, hoạt động, nội dung thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng các giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo tính khả thi của việc lồng ghép nguồn vốn.
Điều 7. Huy động các nguồn lực khác
1. Khi lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách.
2. Huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác thông qua các chính sách thu hút đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
3. Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư, người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
Đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư, người dân có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền được xác định cho từng dự án, nội dung cụ thể do Hội đồng nhân dân xã thông qua và phải được tính trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã được thống nhất; không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
Đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.
4. Chủ động tiếp cận và tăng cường các hoạt động vận động các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hỗ trợ nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các nội dung liên quan đến những vấn đề cấp thiết của các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại... để tăng thêm nguồn lực đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép, đảm bảo phù hợp với thực tế tại địa phương và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa X Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 10 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 10 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.