HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 111/NQ-HĐND |
Hà Giang, ngày 31 tháng 10 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2026-2030 TỈNH HÀ GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP 18
(CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ, về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030;
Căn cứ Văn bản số 6555/BKHĐT-TH ngày 16 tháng 8 năm 2024 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030;
Căn cứ Kết luận số 1032-KL/TU ngày 30 tháng 9 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thống nhất chủ trương, giao ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo, rà soát xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 đảm bảo đúng quy định Luật đầu tư công.
Xét Tờ trình số 96/TTr-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2026 - 2030 tỉnh Hà Giang; Báo cáo thẩm tra số 107/BC-KTNS ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận, kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2026-2030, như sau:
1. Mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2026-2030
a) Theo đúng mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh tại Quyết định số 1339/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu giai đoạn 2026-2030.
b) Vốn đầu tư công được tập trung bố trí trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên bố trí vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển mạng lưới giao thông theo quy hoạch, dự án đường cao tốc, dự án kết nối, có tác động liên vùng, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững...
c) Ưu tiên các nguồn vốn đầu tư công ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và an ninh nguồn nước, y tế và phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và vốn vay ODA.
d) Chỉ bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc ngành, lĩnh vực đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công.
đ) Quán triệt nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để dẫn dắt, khai thác tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác; tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc các ngành y tế, giáo dục, xã hội...
2. Về nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030
a) Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2026- 2030, quy hoạch của tỉnh, của các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
d) Xác định nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện trong giai đoạn 2026-2030 phù hợp với các mục tiêu, định hướng phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030; sắp xếp thứ tự ưu tiên các chương trình, nhiệm vụ, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2026-2030; tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án kết nối, có tác động liên vùng, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, chương trình, nhiệm vụ, dự án quốc phòng, an ninh, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giáo dục, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước, chuyển đổi xanh; thu hồi dứt điểm số dư vốn ứng trước phải thu hồi theo quy định (nếu còn).
đ) Không bố trí vốn cho chương trình, nhiệm vụ, dự án không thuộc ngành, lĩnh vực đầu tư công theo quy định.
e) Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư từ kế hoạch năm 2025 đối với các dự án triển khai trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công khởi công mới giai đoạn 2026-2030, vốn để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
g) Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Số lượng dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 phải là các dự án nhóm B, đồng thời số dự án khởi công mới trong giai đoạn 2026 - 2030 phải thực sự ưu tiên tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm; chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn phải đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công.
3. Dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực cho nhiệm vụ, chương trình, dự án theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Phân bổ đủ vốn để hoàn trả hết số vốn ứng trước kế hoạch (nếu còn).
b) Phân bổ đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng); vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt (chưa hoàn thành trong kỳ kế hoạch).
c) Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.
d) Phân bổ vốn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình MTQG giai đoạn 2026-2030.
đ) Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư (làm rõ vốn chuẩn bị đầu tư dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2026 - 2030, vốn bố trí cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cho dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2031 - 2035).
e) Phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định của Luật Đầu tư công.
g) Phân bổ vốn cho cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Đề xuất Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030
Tổng số vốn: 44.290,194 tỷ đồng. Trong đó:
4.1. Dự kiến NSTW đầu tư dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang là 16.398 tỷ đồng. Bao gồm:
(1) Dự án chuyển tiếp: Dự án Cao tốc Tuyên Quang- Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang đầu tư hoàn chỉnh 04 làn xe là 1.546 tỷ đồng.
(2) Dự án khởi công mới: Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn từ xã Tân Quang đến Cửa khẩu Thanh Thủy (với chiều dài 59Km) dự kiến 14.852 tỷ đồng.
4.2. Dự kiến kế hoạch vốn NSTW giai đoạn 2026-2030 là: 21.782,194 tỷ đồng, bao gồm:
4.2.1. Dự kiến ngân sách trung ương chia theo ngành, lĩnh vực. Tổng số 13.300,714 tỷ đồng. Trong đó:
(1) Hoàn trả 100% vốn ứng trước NSTW chưa thu hồi trong giai đoạn 2021-2025 là 57 dự án, với số vốn 542,8 tỷ đồng.
(2) Ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế: Dự kiến bố trí cho 21 dự án; tổng vốn 5.619,266 tỷ đồng. Bao gồm: 11 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2021-2025 dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng năm 2025, với số vốn là 1.269,266 tỷ đồng; Dự án dự kiến khởi công mới: 9 dự án, vốn bố trí 4.350 tỷ đồng, trong đó (Dự kiến 01 dự án trọng điểm có tính liên kết vùng 1.450 tỷ đồng).
(3) Ngành, lĩnh vực xã hội: Dự kiến bố trí cho 01 dự án hoàn thành, với số vốn là 43,017 tỷ đồng (dự án Tu bổ, mở rộng, quy tập Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, giai đoạn I).
(4) Ngành, lĩnh vực y tế: Dự kiến bố trí cho 02 dự án khởi công mới giai đoạn 2026-2030 là 1.810 tỷ đồng.
(5) Ngành, lĩnh vực Quốc phòng - an ninh: Dự kiến bố trí cho 04 dự án, tổng vốn 573,355 tỷ đồng; 01 dự án chuyển tiếp, với số vốn 37,355; 03 Dự án dự kiến khởi công mới, vốn bố trí 536 tỷ đồng.
(6) Các nhiệm vụ chương trình dự án khác theo quy định của pháp luật: Dự kiến khởi công mới 01 dự án, vốn bố trí 400 tỷ đồng (dự án Kè chống sạt lở hai bờ sông Lô thượng lưu và hạ lưu Đập dâng nước thành phố Hà Giang).
(7) Ngành, lĩnh vực công nghệ thông tin: Dự kiến bố cho công tác chuyển đổi số giai đoạn 2026-2030 là 300 tỷ đồng
(8) Vốn nước ngoài (ODA): 4.012,276 tỷ đồng. Phân bổ cho 05 chương trình/dự án. Trong đó: 02 dự án chuyển tiếp, 03 dự án khởi công mới.
4.2.2. Nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia: Vốn đầu tư phát triển là 8.481,48 tỷ đồng, trong đó: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 1.201,8 tỷ đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: 2.275,54 tỷ đồng; Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN: 5004,1 tỷ đồng.
4.3. Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương: 6.110 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí: 5.000 tỷ đồng. Trong đó: Trả nợ gốc tiền vay: 300 tỷ đồng; Phân cấp các huyện, thành phố: 300 tỷ đồng; Đối ứng các dự án ODA: 1.359,59 tỷ đồng; Nhiệm vụ quy hoạch: 150 tỷ đồng; Đối ứng 03 Chương trình MTQG là 378,15 tỷ đồng; ủy thác cho Ngân hàng CSXH 372 tỷ đồng; Bố trí cho các dự án 2.141 tỷ đồng
- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 1.000 tỷ đồng.
- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 110 tỷ đồng.
Chi tiết các phụ biểu kèm theo Nghị quyết này
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở dự kiến kế hoạch và phương án phân bổ nêu trên, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định theo quy định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định.
Sau khi được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo số dự kiến Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 cho tỉnh, UBND tỉnh có trách nhiệm hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê chuẩn theo quy định của Luật Đầu tư công.
2. Đối với các danh mục dự kiến khởi công mới giai đoạn 2026-2030 chưa trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của luật Đầu tư công.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVIII, Kỳ họp 18 (chuyên đề) thông qua ngày 31 tháng 10 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.