HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/NQ-HĐND |
Ninh Thuận, ngày 11 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 12/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BNNNPTNT ngày 22 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 3475/QĐ-BNN-TCTS ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030;
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11 tháng 11 năm 2016 của của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 311/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết Phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2021 - 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Mục tiêu: Phát triển Ninh Thuận trở thành Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước theo hướng đầu tư đồng bộ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vi sinh, công nghệ di truyền chọn giống, công nghệ xử lý nước, công nghệ thông tin, công nghệ số… để nâng cao chất lượng tôm giống, đưa tôm giống Ninh Thuận trở thành ngành sản xuất hàng hóa có hàm lượng khoa học công nghệ cao; xây dựng và phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sản xuất và tiêu thụ con giống, đảm bảo giữ vững uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận”.
a) Giai đoạn 2021 - 2025:
- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) các vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao (An Hải khoảng 240 ha, Nhơn Hải 130 ha và Sơn Hải 40 ha), tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải. Phấn đấu phát triển vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải trở thành khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao đầu tiên của cả nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng khu sản xuất tôm bố mẹ Sơn Hải- Phước Dinh theo hướng công nghệ cao.
- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất tôm giống, phấn đấu đến năm 2025: Toàn tỉnh có hơn 10% số cơ sở có quy mô công suất tối thiểu 0,5 tỷ con giống/năm; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định và được giám sát an toàn dịch bệnh và 100% tôm giống xuất tỉnh được kiểm dịch đủ điều kiện; sản lượng tôm giống đạt trên 50 tỷ con/năm; chủ động sản xuất được 30% tôm thẻ chân trắng bố mẹ gia hóa và 40% tôm Sú bố mẹ gia hóa có chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh.
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
- Đầu tư chỉnh trang kết cấu hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải, phấn đấu trở thành vùng sản xuất tôm giống công nghệ cao thứ 2 của tỉnh.
- Tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho phát triển sản xuất tôm giống, phấn đấu đến năm 2030: toàn tỉnh có hơn 20% số cơ sở có quy mô công suất tối thiểu 0,5 tỷ con giống/năm; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định và được giám sát an toàn dịch bệnh; sản lượng tôm giống đạt trên 60 tỷ con/năm và 100% tôm giống xuất tỉnh được kiểm dịch đủ điều kiện; chủ động sản xuất được 60% tôm thẻ chân trắng bố mẹ gia hóa và 80% tôm Sú bố mẹ gia hóa có chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh.
3. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:
a) Lập quy hoạch chi tiết và tích hợp quy hoạch các vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao vào Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
Căn cứ Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022, hoàn thành việc lập và trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) các vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải, Nhơn Hải và vùng sản xuất tôm bố mẹ công nghệ cao Sơn Hải.
b) Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao:
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải; tổ chức rà soát, điều chỉnh quy mô diện tích, phạm vi ranh giới vùng quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới và định hướng phát triển đến năm 2030.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng vùng sản xuất tôm bố mẹ công nghệ cao Sơn Hải.
- Đầu tư chỉnh trang kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải đảm bảo phát triển thành vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao.
c) Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, quan trắc và cảnh báo môi trường:
- Ứng dụng công nghệ gene, công nghệ di truyền - chọn giống trong chọn tạo, gia hóa tôm bố mẹ; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, ương dưỡng tôm giống, phòng trị bệnh và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực cho Trung tâm Dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để nghiên cứu, tiếp cận các công nghệ hiện đại, có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất; tham gia tích cực vào các khâu trong chuỗi sản xuất và cung ứng tôm giống nói riêng và giống thủy sản nói chung.
- Tổ chức lại hoạt động xét nghiệm bệnh động vật thủy sản trên cơ sở nâng cấp các phòng xét nghiệm đảm bảo đạt tiêu chuẩn ISO 17025, OIE. Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư phòng xét nghiệm với trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình sản xuất.
- Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường. Đầu tư hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường tự động để kiểm soát tốt chất lượng nguồn nước tại các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung; xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc để đưa ra dự báo, khuyến cáo hoặc chia sẻ thông tin khi cần thiết.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ AI, IOT, Big Data, Blockchain,… trong quản lý, sản xuất, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, quan trắc và cảnh báo môi trường, quản lý chất lượng con giống, cung cấp, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm giống; phân tích, dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch trong sản xuất; từng bước nghiên cứu triển khai sàn thương mại điện tử để tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm tôm giống chất lượng cao Ninh Thuận trên thị trường cả nước.
d) Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến sản xuất giống thủy sản; đẩy mạnh liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống thủy sản liên doanh, liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trong và ngoài nước, nhất là các công ty, tập đoàn sản xuất gia hóa tôm bố mẹ, đảm bảo cung cấp 100% giống tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh, tăng trưởng nhanh; khuyến khích các cơ sở quy mô vừa và nhỏ liên kết với nhau thành các nhóm hợp tác sản xuất để tập trung nguồn lực, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ để có thể sản xuất ra tôm giống chất lượng cao và hỗ trợ trong tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các tỉnh sản xuất và tiêu thụ tôm giống theo Quy chế đã ký kết hằng năm. Thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, tiêu thụ, chất lượng tôm giống và nuôi tôm thương phẩm, phối hợp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật như trốn kiểm dịch, giả nhãn mác, giả thương hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ ...
- Đẩy mạnh việc quảng bá và sử dụng hiệu quả Nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”, tiến tới người nuôi có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tôm giống Ninh Thuận thông qua các phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh.
đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; phát triển nguồn nhân lực:
- Rà soát, tổ chức sản xuất lại các cơ sở sản xuất giống thủy sản phù hợp với không gian quy hoạch chung của tỉnh. Lấy doanh nghiệp lớn làm đòn bẩy, làm động lực để thúc đẩy hoàn thiện chuỗi sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí, quy định... đảm bảo các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong vùng, khu sản xuất giống công nghệ cao phải đáp ứng một số điều kiện, tiêu chí để có thể tạo ra sản phẩm tôm giống chất lượng cao.
- Thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản có quy mô lớn, có đầu tư sản xuất tôm bố mẹ và thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ... làm hạt nhân để liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
- Nâng cao vai trò của Hiệp hội giống thủy sản Ninh Thuận trong việc triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các hội viên theo hướng hợp tác, liên kết, gắn trách nhiệm với người nuôi; đồng thời chịu trách nhiệm hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực. Phát huy vai trò của các Viện, Trường trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quy trình sản xuất đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và môi trường, năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp và kỹ thuật sản xuất giống thủy sản, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý và kỹ thuật của các cơ sở sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong sản xuất; kiểm soát chất lượng tôm giống đảm bảo phù hợp với Tiêu chuẩn quy định. Hoàn thiện phần mềm quản lý giống thủy sản của địa phương, kết hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về giống thủy sản để có sự thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác giám sát và quản lý.
- Thực hiện nghiêm công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống thủy sản vi phạm các quy định của Nhà nước về các lĩnh vực có liên quan.
e) Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực:
- Đối với công tác công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng: huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp để quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 làm cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đảm bảo tuân thủ theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; tổ chức thực hiện theo lộ trình, đảm bảo phù hợp tình hình thực tế, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất.
- Đối với công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao và nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới: Áp dụng chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các chính khác có liên quan để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như: công nghệ gene, công nghệ sinh học, công nghệ tuần hoàn nước, công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kiểm soát môi trường và dịch bệnh trong sản xuất giống.
4. Nguồn vốn thực hiện: tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2030 là 1.847,5 tỷ đồng.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật; hàng năm gắn báo cáo tình hình thực hiện Đề án trong báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.