HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2023/NQ-HĐND |
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 12 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG CHI, MỨC CHI ĐẶC THÙ CHO CÔNG TÁC Y TẾ - DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA X, NHIỆM KỲ 2021-2026, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số;
Xét Tờ trình số 246/TTr-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế - dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Báo cáo thẩm tra số 173/BC-VHXH ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế - dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Nghị quyết số 73/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định mức chi thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025 hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện.
4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu để áp dụng được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
5. Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp Trung ương ban hành quy định mới về chương trình y tế - dân số và hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện chương trình, Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu, trình Hội đồng nhân dân thành phố điều chỉnh Nghị quyết phù hợp với quy định.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 14 tháng 10 năm 2023./.
|
CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG CHI,
MỨC CHI ĐẶC THÙ CHO CÔNG TÁC Y TẾ - DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Nghị quyết số: 109/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Hội
đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế - dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn ngân sách nhà nước (nguồn kinh phí địa phương) triển khai thực hiện công tác y tế - dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
Chương II
NỘI DUNG CHI, MỨC CHI HOẠT ĐỘNG CHUNG
Điều 3. Nội dung và mức chi tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề về y tế - dân số theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh; hỗ trợ tổ chức hoạt động sinh hoạt các câu lạc bộ thực hiện tư vấn về nội dung phòng, điều trị, chăm sóc cho người bệnh
1. Trường hợp tư vấn, nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn tập trung:
a) Chi hỗ trợ người thực hiện tư vấn: Mức chi thực hiện theo Điều 1 đối với báo cáo viên cấp quận, huyện trở xuống tại Nghị quyết số 241/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019[1] của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng.
b) Chi tiền nước uống cho người tham dự: Mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 95/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017[2] của HĐND tỉnh thành phố Đà Nẵng.
c) Chi thuê địa điểm, bàn, ghế, phông, bạt (nếu có): Mức chi thực hiện theo hợp đồng (trong trường hợp thuê dịch vụ) phù hợp với giá trị trường tại địa phương và chứng từ, hóa đơn hợp pháp theo quy định.
2. Trường hợp tư vấn thường xuyên hàng tháng tại cơ sở xét nghiệm HIV, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: Hỗ trợ người thực hiện tư vấn: 100.000 đồng/người tư vấn/buổi tư vấn, tối đa 500.000 đồng/người tư vấn/tháng. Số lượng người tư vấn do người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế, dân số quyết định.
3. Trường hợp đi tư vấn, hướng dẫn tại cộng đồng: Chi hỗ trợ theo đối tượng tư vấn với mức 15.000 đồng/người được tư vấn/lần tư vấn, tối đa 300.000 đồng/người tư vấn/tháng.
Điều 4. Chi hỗ trợ các Trung tâm Y tế quận, huyện; Trạm Y tế xã, phường và các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ xây dựng, triển khai, duy trì mô hình quản lý, phát hiện và ghi nhận bệnh nhân các bệnh không lây nhiễm (gồm 05 nhóm bệnh: đái tháo đường; tăng huyết áp, tai biến mạch não/đột quỵ não, nhồi máu cơ tim; ung thư; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản; sức khỏe tâm thần) theo quy định của Bộ Y tế. Mức hỗ trợ 200.000 đồng/nhóm bệnh/cơ sở y tế/tháng để thực hiện các nội dung sau:
1. Lập phiếu đánh giá nguy cơ bệnh, lập phiếu ghi nhận, lập bảng phỏng vấn bệnh nhân (nếu có).
2. Lập hồ sơ bệnh án hoặc sổ theo dõi định kỳ bệnh nhân theo yêu cầu của Chương trình.
3. Tư vấn phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả hướng dẫn về tuân thủ điều trị và tư vấn chăm sóc sức khỏe.
Điều 5. Nội dung và mức chi tổ chức khám sàng lọc, phát hiện, quản lý sàng lọc, tham gia chiến dịch và khám lưu động tại cộng đồng; khám bệnh, chữa bệnh kết hợp quân dân y. Nội dung và mức chi bao gồm:
1. Chi phí xét nghiệm, thủ thuật lấy bệnh phẩm sinh thiết, làm tiêu bản mô bệnh học và các dịch vụ kỹ thuật y tế khác theo chuyên môn y tế (nếu có). Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ y tế của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở y tế công lập hiện hành.
2. Chi hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia công tác khám sàng lọc:
a) Người trực tiếp khám, xét nghiệm (bao gồm bác sỹ, y sỹ, y tá, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên xét nghiệm) với mức hỗ trợ 90.000 đồng/người/ngày.
b) Đối tượng khác trực tiếp phục vụ công tác khám sàng lọc: Mức hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày.
Người tham gia khám sàng lọc chỉ được hưởng 01 mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản này.
3. Chi thuê địa điểm, bàn, ghế, phông, bạt (nếu có), thanh toán tiền nhiên liệu, điện, nước, vật tư y tế, vận chuyển trang thiết bị, in ấn biểu mẫu, mua văn phòng phẩm... phục vụ công tác khám sàng lọc, khám chữa bệnh quân dân y kết hợp: Mức chi theo thực tế phát sinh phù hợp với giá trị trường tại địa phương và chứng từ, hóa đơn hợp pháp theo quy định.
Điều 6. Chi hỗ trợ giám sát dịch tễ học; giám sát các bệnh tật; giám sát dinh dưỡng; giám sát sức khỏe sinh sản; giám sát mất cân bằng giới tính khi sinh; giám sát bệnh, tật bẩm sinh; giám sát điều kiện, vệ sinh trường học; giám sát các hoạt động chuyên môn theo Kế hoạch, Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn thành phố:
Cán bộ y tế, dân số tham gia giám sát được hỗ trợ mức 40.000 đồng/người/ ngày đi giám sát.
Điều 7. Chi hỗ trợ cộng tác viên dân số - y tế - trẻ em tại xã, phường
Mức chi hỗ trợ: 500.000 đồng/người/tháng.
Điều 8. Nội dung và mức chi hội nghị, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn
1. Chi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 241/2019/NQ-HĐND .
2. Chi tổ chức hội nghị triển khai thực hiện, hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 95/2017/NQ-HĐND .
Điều 9. Nội dung và mức chi điều tra, khảo sát, thống kê theo nội dung chuyên môn của từng chương trình, kế hoạch, đề án
Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 109/2016/TT-BTC[3] ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 37/2022/TT-BTC[4] ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính.
Điều 10. Chi vận chuyển vắc xin, vật tư y tế, mẫu bệnh phẩm, mẫu xét nghiệm từ nơi lấy mẫu về cơ sở thực hiện xét nghiệm để phục vụ hoạt động chuyên môn của chương trình/kế hoạch, máy móc, trang thiết bị; chi phí đi lại của cán bộ y tế, dân số, người phục vụ, cộng tác viên và đối tượng trong các đợt khám sàng lọc, khám chữa bệnh quân dân y kết hợp tại cộng đồng, phát hiện và triển khai các chiến dịch:
a) Trường hợp đi lại, vận chuyển bằng các phương tiện công cộng: Mức hỗ trợ theo giá vé phương tiện vận tải công cộng.
b) Trường hợp vận chuyển theo đường bưu điện: Mức hỗ trợ theo giá dịch vụ bưu chính hiện hành.
c) Trường hợp thuê phương tiện đi lại, vận chuyển đường bộ (nếu cần thiết): thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc sử dụng phương tiện vận chuyển. Mức chi theo hợp đồng thuê phương tiện phù hợp với giá thị trường tại địa phương trong phạm vi dự toán được giao và chứng từ, hóa đơn hợp pháp theo quy định.
d) Trường hợp tự túc phương tiện đi lại, vận chuyển đường bộ (nếu cần thiết): Mức hỗ trợ tối đa bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm sử dụng.
Trường hợp vận chuyển nhiều hàng hóa, trang thiết bị, mẫu bệnh phẩm và con người trên cùng một phương tiện thì mức thanh toán tối đa không quá mức quy định nêu trên.
Chương III
NỘI DUNG, MỨC CHI CỤ THỂ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Điều 11. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động phòng, chống phong
1. Chi mua các vật dụng đặc thù để trang bị và cấp phát cho bệnh nhân phong, pha chế thuốc bôi ngoài da phục vụ khám phát hiện bệnh phong theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chi hỗ trợ cho cán bộ y tế trực tiếp cấp phát thuốc và theo dõi bệnh nhân phong đa hóa trị liệu tại nhà. Mức hỗ trợ như sau:
a) Đối với bệnh nhân nhóm ít vi khuẩn, điều trị đủ liều từ 6-9 tháng: 200.000 đồng/bệnh nhân/đợt điều trị đủ liều.
b) Đối với bệnh nhân nhóm nhiều vi khuẩn, điều trị đủ liều từ 12-18 tháng: 400.000 đồng/bệnh nhân/đợt điều trị đủ liều.
3. Chi hỗ trợ cho người phát hiện bệnh nhân phong mới và đưa được họ đến cơ sở y tế khám chẩn đoán: mức chi 200.000 đồng/bệnh nhân.
Điều 12. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động phòng, chống lao
1. Chi mua thuốc kháng lao để cấp phát miễn phí cho bệnh nhân lao không có thẻ BHYT hoặc đang thời gian cấp thẻ BHYT và có nơi thường trú tại thành phố Đà Nẵng. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chi hỗ trợ cho cán bộ y tế làm công tác khám, phát hiện nguồn lây chính (lao phổi AFB) tại cộng đồng: Mức hỗ trợ: 30.000 đồng/bệnh nhân lao AFB.
3. Chi hỗ trợ cán bộ y tế xã trực tiếp khám và đưa bệnh nhân lao tới tổ chống lao tuyến huyện: mức hỗ trợ 90.000 đồng/xã/tháng.
4. Chi hỗ trợ cho cán bộ y tế trực tiếp cấp phát thuốc, kiểm tra, giám sát bệnh nhân lao, lao kháng đa thuốc, lao tiềm ẩn điều trị đủ thời gian tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
a) Hỗ trợ mức 120.000 đồng/bệnh nhân/đợt điều trị 6-8 tháng.
b) Hỗ trợ mức 100.000 đồng/bệnh nhân lao tiềm ẩn/đợt điều trị.
c) Hỗ trợ mức 150.000 đồng/bệnh nhân lao kháng đa thuốc/đợt điều trị 9 tháng hoặc 300.000 đồng/bệnh nhân lao kháng đa thuốc/đợt điều trị 20 tháng.
Điều 13. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động phòng, chống sốt rét
1. Chi mua thuốc, hóa chất, vật tư phòng, chống sốt rét theo quy định của Bộ Y tế. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chi hỗ trợ cán bộ thực hiện các xét nghiệm phát hiện bệnh sốt rét tại gia đình:
a) Xét nghiệm để định loại véc tơ truyền bệnh: 5.000 đồng/mẫu.
b) Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán sốt rét (từ khâu lấy máu, vận chuyển đến bảo quản và xét nghiệm): 25.000 đồng/mẫu.
c) Xét nghiệm PCR, giải trình tự gen: 30.000 đồng/mẫu.
3. Chi hỗ trợ cán bộ tại điểm kính hiển vi: 150.000 đồng/điểm kính hiển vi/tháng.
4. Chi hỗ trợ người làm mồi và người đi bắt muỗi đêm: 130.000 đồng/người/đêm.
5. Chi hỗ trợ người trực tiếp phun, tẩm hóa chất diệt muỗi: Mức hỗ trợ 225.000 đồng/người/ngày.
Điều 14. Mức chi đặc thù hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết
1. Chi hỗ trợ cán bộ thực hiện các xét nghiệm phát hiện bệnh sốt xuất huyết tại gia đình:
a) Xét nghiệm để định loại véc tơ truyền bệnh: 5.000 đồng/mẫu.
b) Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết (từ khâu lấy máu, vận chuyển đến bảo quản và xét nghiệm): 25.000 đồng/mẫu.
2. Hỗ trợ người trực tiếp phun, tẩm hóa chất diệt muỗi, người trực tiếp thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, lăng quăng tại hộ gia đình và trong các đợt tổ chức chiến dịch như sau:
a) Chi hỗ trợ người trực tiếp phun, tẩm hóa chất diệt muỗi: Mức hỗ trợ 225.000 đồng/người/ngày.
b) Chi hỗ trợ cho người trực tiếp thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, lăng quăng tại hộ gia đình và trong các đợt tổ chức chiến dịch (không kể thành viên của hộ gia đình): 3.000 đồng/hộ/lần, mức hỗ trợ một ngày tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.
Điều 15. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần
1. Mua thuốc điều trị một số bệnh tâm thần thuộc chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng (bệnh tâm thần phân liệt, động kinh ...) để cấp cho bệnh nhân mắc bệnh tâm thần không có thẻ BHYT và có nơi thường trú tại thành phố Đà Nẵng. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chi phát hiện, quản lý và điều trị sớm cho bệnh nhân tâm thần: Chi hỗ trợ cho cán bộ y tế làm bảng hỏi Beck hoặc đánh giá trầm cảm khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: 15.000 đồng/bảng hỏi.
3. Hỗ trợ cho cán bộ y tế tuyến xã được phân công cấp thuốc định kỳ cho bệnh nhân tâm thần tại gia đình: Mức hỗ trợ 150.000 đồng/xã/tháng.
Điều 16. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu lốt
1. Chi hỗ trợ cán bộ y tế trong đợt khám sàng lọc, chiến dịch tại cộng đồng:
a) Chi hỗ trợ cán bộ y tế thực hiện quá trình làm nghiệm pháp tăng đường máu, mức chi: 5.000 đồng/mẫu.
b) Chi hỗ trợ xét nghiệm nhanh mẫu muối lốt 2.000 đồng/mẫu.
c) Chi hỗ trợ khám siêu âm tuyến giáp trong điều tra, đánh giá, khảo sát 10.000đ/người được khám.
2. Chi nước uống và đường glucose cho đối tượng làm nghiệm pháp tăng đường máu: 10.000 đồng/người.
3. Mua muối lốt để cấp miễn phí cho đồng bào dân tộc đang sinh sống tại các xã miền núi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 17. Nội dung và mức chi đặc thù cho hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Chi hỗ trợ cán bộ y tế cơ sở hướng dẫn tập, phục hồi chức năng một lần cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại cộng đồng: Mức hỗ trợ là 15.000 đồng/bệnh nhân hoặc 100.000 đồng/cán bộ y tế/ngày trong trường hợp hướng dẫn ít nhất từ 7 bệnh nhân trở lên tại cùng một địa điểm.
Điều 18. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động tiêm chủng mở rộng
1. Mua vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn, vật tư tiêm chủng cho tiêm chủng mở rộng theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì định kỳ và hiệu chỉnh các trang thiết bị, kho bảo quản (thuốc, vắc xin, mẫu bệnh phẩm, vật tư, hóa chất) phục vụ chuyên môn của từng hoạt động do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chi hỗ trợ cán bộ y tế cho trẻ uống hoặc tiêm vắc xin đủ liều theo quy định của Chương trình: Mức hỗ trợ 1.500 đồng/trẻ/lần uống hoặc tiêm vắc xin.
4. Chi hỗ trợ cán bộ y tế tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế; tiêm một trong các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho trẻ 18 tháng tuổi; cho trẻ tiêm/uống vắc xin trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung: Mức hỗ trợ 2.000 đồng/trẻ/liều (lần tiêm).
5. Chi hỗ trợ cán bộ tiêm đủ liều vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ; tiêm vắc xin trong các chiến dịch, kế hoạch, chương trình theo chỉ đạo chuyên môn của Bộ Y tế: Mức hỗ trợ 2.000 đồng/người được tiêm đủ liều.
6. Chi giám sát, điều tra một trường hợp liệt mềm cấp từ ngày phát hiện bệnh đến ngày thứ 60, lấy và chuyển bệnh phẩm theo quy định: Mức chi tối đa 400.000 đồng/ca bệnh;
7. Chi giám sát, điều tra một trường hợp nghi uốn ván sơ sinh, nghi sởi, nghi rubella, nghi viêm não Nhật Bản, chết sơ sinh từ ngày phát hiện ca bệnh, điều tra và hoàn thành phiếu điều tra theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Mức chi tối đa 150.000 đồng/ca bệnh.
8. Chi họp Hội đồng tư vấn chuyên môn thành phố đối với trường hợp tai biến nặng sau tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người được tiêm chủng: Áp dụng mức chi họp Hội đồng tư vấn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023[5] của Bộ Tài chính.
9. Chi bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế bị tai biến gây ảnh hưởng nặng, ảnh hưởng nghiêm họng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng: Mức bồi thường theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
Điều 19. Nội dung và mức chi đặc thù cho hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
1. Chi hỗ trợ thực hiện chính sách triệt sản: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; người dân sinh từ 3 con (còn sống) trở lên và có nơi thường trú tại thành phố Đà Nẵng được hỗ trợ với mức 1.000.000 đồng/người tự nguyện triệt sản.
2. Chi hỗ trợ thực hiện đặt dụng cụ tử cung: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; người dân sinh từ 2 con trở lên và có nơi thường trú tại thành phố Đà Nẵng được hỗ trợ với mức 50.000 đồng/người tự nguyện thực hiện đặt dụng cụ tử cung.
3. Chi thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, xử lý tai biến theo chuyên môn y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2. Mức chi theo giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện hành.
4. Hỗ trợ chi phí thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc đioxin và chưa có thẻ bảo hiểm y tế: Chi khám, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám chữa bệnh hiện hành (chi phí này đã bao gồm lấy mẫu máu mao mạch, mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, mẫu máu ngón tay bà mẹ trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh).
5. Hỗ trợ chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân theo chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc đioxin. Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện hành.
6. Chi cập nhật thông tin về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của hộ gia đình vào Sổ ghi chép ban đầu về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của cộng tác viên: 5.000 đồng/phiếu thu tin của ít nhất 5 hộ gia đình đã có thông tin tại Sổ ghi chép hoặc của một hộ gia đình mới.
7. Hoạt động kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển:
a) Chi kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao, xét nghiệm kiểm tra yếu tố Rh (Rhesus), vi rút viêm gan B và các yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn thuộc hộ gia đình nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số có nguy cơ sinh con dị tật cao. Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện hành.
b) Chi khám, kiểm tra sức khoẻ cho các bà mẹ đang mang thai có nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai tại các phường ven biển: Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện hành.
8. Chi họp Hội đồng thẩm định ca tử vong mẹ trong trường hợp cần thiết theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Áp dụng mức chi họp Hội đồng tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023[6] của Bộ Tài chính
9. Cấp miễn phí phương tiện tránh thai cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 20. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng
Chi hỗ trợ người khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi (sau đây gọi chung là người khuyết tật) và có nơi thường trú tại thành phố Đà Nẵng tham gia mô hình phục hồi chức năng gồm:
1. Hỗ trợ chi phí phẫu thuật - chỉnh hình (nếu có) trong trường hợp người khuyết tật không được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo giá dịch vụ khám chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập.
2. Hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình (nếu có): Mức hỗ trợ tối đa 650.000 đồng/bệnh nhân.
3. Hỗ trợ dụng cụ tập phục hồi chức năng phù hợp với người khuyết tật: Mức hỗ trợ tối đa 1.300.000 đồng/bệnh nhân.
Điều 21. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em
1. Chi mua Vitamin A cấp miễn phí cho trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chi mua, vận chuyển các sản phẩm dinh dưỡng cấp miễn phí cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, vùng cần được hỗ trợ khẩn cấp về dinh dưỡng. Việc mua sắm, vận chuyển theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Chi hỗ trợ cán bộ y tế cho trẻ em 6 tháng đến 60 tháng tuổi uống vitamin A tại cộng đồng: 2.000 đồng/trẻ/liều (lần uống).
4. Chi hỗ trợ mua nguyên vật liệu cho hoạt động thực hành dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến thức ăn cho bà mẹ đang mang thai, người chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì: 6.000 đồng/người.
Điều 22. Nội dung và mức chi đặc thù hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
1. Hỗ trợ chi phí xét nghiệm HIV, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI) phục vụ các hoạt động chuyên môn của Chương trình trong các đợt giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, giám sát các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (gồm giám sát trọng điểm, giám sát phát hiện, giám sát trọng điểm lồng ghép giám sát hành vi và các chỉ số sinh học) của các đối tượng bắt buộc phải xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ chi phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV, trẻ em dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV/AIDS. Mức chi áp dụng theo giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ khám và điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV công lập.
2. Chi hỗ trợ cho nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ: mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng. Nhân viên tiếp cận cộng đồng đưa được đối tượng nguy cơ cao đi xét nghiệm có kết quả dương tính hoặc điều trị thuốc kháng HIV thì được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/đối tượng/tháng, nhưng không quá 600.000 đồng/tháng. Trường hợp nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được hưởng chế độ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không được hưởng mức hỗ trợ này và ngược lại.
3. Chi hỗ trợ sinh hoạt nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng hàng tháng: Hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng: 10.000 đồng/thành viên/tháng, nhưng tối đa 1.200.000 đồng/nhóm/năm; Hỗ trợ tài liệu, phương tiện truyền thông, phương tiện bảo hộ lao động thu gom vật dụng can thiệp, đồng phục cho hoạt động của nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng theo theo hợp đồng, hóa đơn chứng từ và quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Chi thăm hỏi khi thành viên trong nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng bị ốm đau: 100.000 đồng/lần, tối đa 3 lần/năm.
5. Hỗ trợ chi phí điều trị HIV/AIDS cho người bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế, người dân có nguy cơ rủi ro lây nhiễm HIV khi tham gia cứu nạn, phòng tội phạm, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người dân tộc thiểu số (trừ đối tượng đã được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ nguồn Quỹ bảo hiểm y tế hoặc được hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác): Chi phí thực hiện các xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế phục vụ công tác điều trị. Mức chi áp dụng theo giá xét nghiêm, giá dịch vụ khám và điều trị HIV/AIDS do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở điều trị HIV/AIDS công lập.
6. Mua thuốc kháng vi rút HIV (ARV) để cấp miễn phí cho các đối tượng tại Khoản 5 Điều này, người nhiễm HIV không có thẻ BHYT và có nơi thường trú tại thành phố Đà Nẵng, người nhiễm HIV đang tạm giam tại Trại tạm giam của Công An thành phố Đà Nẵng. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
7. Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS có nơi thường trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa có thẻ bảo hiểm y tế thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và khoản 2, Điều 37 Luật Cư trú.
8. Hỗ trợ phần chi phí đồng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế, tham gia điều trị tại cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và có nơi thường trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 23. Nội dung và mức chi đặc thù của chương trình Quân dân y kết hợp
1. Chi hỗ trợ công tác huấn luyện, diễn tập đơn vị dự bị động viên ngành y tế, lực lượng huy động ngành y tế, bao gồm:
a) Bồi dưỡng diễn tập: 200.000 đồng/người/ngày;
b) Chi xây dựng kịch bản, văn kiện diễn tập, trang phục cá nhân, thuê mướn trang thiết bị y tế, phương tiện và các chi phí khác phục vụ công tác huấn luyện, diễn tập (nếu có). Mức chi xây dựng kịch bản, văn kiện diễn tập theo hợp đồng thủ trưởng đơn vị quyết định; chi trang phục cá nhân, thuê mướn trang thiết bị, phương tiện và các chi phí khác phục vụ công tác huấn luyện, diễn tập (nếu có) theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp trong phạm vi dự toán được duyệt và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chi khám, chữa bệnh lưu động và theo chiến dịch cho các đối tượng chính sách, người nghèo tại các xã miền núi huyện Hòa Vang, khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm hoạ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Nội dung và mức chi theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết này.
3. Chi hỗ trợ công tác rà soát, kiện toàn về tổ chức cho đơn vị dự bị động viên ngành y tế; các tổ, đội huy động ngành y tế: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 109/2016/TT-BTC[7] ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 37/2022/TT-BTC[8] ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính.
Điều 24. Nội dung và mức chi đặc thù của hoạt động truyền thông y tế
1. Chi sản xuất, biên tập các phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí); chi mua, sản xuất, nhân bản, phát hành, sửa chữa các sản phẩm truyền thông, thông tin khác (tờ rơi, áp-phích, pa-nô, khẩu hiệu, đoạn băng hình (video clip)) để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền về công tác y tế - dân số: Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; ưu tiên truyền thông qua đài phát thanh xã, phường (nếu có). Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (nếu có).
2. Chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng: 80.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 100.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên.
3. Chi tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, các lớp giáo dục truyền thông, nói chuyện chuyên đề: Nội dung và mức chi theo quy định tại Điều 3 Quy định tại Nghị quyết này.
4. Chi tổ chức mít tinh, tháng hành động, chiến dịch truyền thông, truyền thông lồng ghép:
a) Hỗ trợ những người tổ chức: 40.000 đồng/người/ngày;
b) Bồi dưỡng người trực tiếp tham gia chiến dịch: 50.000 đồng/người/ngày. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ truyền thông quyết định số lượng người tham gia chiến dịch trong phạm vi dự toán được giao;
c) Chi phí xăng xe hoặc thuê phương tiện, trang trí, ảnh tư liệu, thuê hội trường, phông, bạt, bàn, ghế, thiết bị loa, đài và các chi phí hợp lý khác. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định các nội dung chi phù hợp. Mức chi theo hợp đồng và chứng từ chi tiêu hợp pháp khác, trong phạm vi dự toán được duyệt.
5. Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách, pháp luật, kiến thức liên quan đến Chương trình, bao gồm:
a) Chi đăng báo và thông tin trên các phương tiện truyền thông để phát động và thông báo thể lệ cuộc thi: Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định các nội dung chi phù hợp, Mức chi theo hợp đồng và chứng từ chi tiêu hợp pháp khác, trong phạm vi dự toán được giao và theo quy định về đấu thầu;
b) Các khoản chi khác (nếu có) như: Xây dựng kịch bản; thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi; thuê dẫn chương trình; chi biên soạn đề thi, đáp án, bồi dưỡng Ban giám khảo, Ban tổ chức; chi giải thưởng cho cá nhân, tập thể, bồi dưỡng cho người phục vụ, người dẫn chương trình (MC); văn phòng phẩm; hỗ trợ chi phí đi lại, tiền ăn, thuê phòng nghỉ cho người dự thi ở xa nơi tổ chức: Theo quy định tại Thông tư số 56/2023/TT-BTC[9] ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính./.
[1] Nghị quyết số 241/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định mức chi cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa hàn thành phố Đà Nẵng, viết tắt là Nghị quyết số 241/2019/NQ-HĐND .
[2] Nghị quyết số 95/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 quy định mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, viết tắt là Nghị quyết số 95/2017/NQ-HĐND .
[3] Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia, viết tắt là Thông tư số 109/2016/TT-BTC .
[4] Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22/6/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia, viết tắt là Thông tư số 37/2022/TT-BTC .
[5] Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ Tài chính Quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, viết tắt là Thông tư số 03/2023/TT-BTC .
[6] Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ Tài chính Quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, viết tắt là Thông tư số 03/2023/TT-BTC .
[7] Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia, viết tắt là Thông tư số 109/2016/TT-BTC .
[8] Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22/6/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia, viết tắt là Thông tư số 37/2022/TT-BTC .
[9] Thông tư số 56/2023/TT-BTC 9ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.