HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2017/NQ-HĐND |
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 7 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Xét Tờ trình số 4604/TTr-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung chính sách của Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật và lập dự toán ngân sách hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách của thành phố để thực hiện chính sách.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh về trình tự, thủ tục thực hiện các nội dung chính sách, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2017.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2017./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH
|
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 104/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành
phố Đà Nẵng)
1. Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Dự án đầu tư đã sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của Nhà nước; các dự án đã được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn không thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách này.
Điều 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch (sau đây gọi là nhà đầu tư).
2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với lĩnh vực trồng trọt (rau, hoa, cây ăn quả); sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; chăn nuôi; trồng cây dược liệu; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn.
Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ chính sách này phải đảm bảo các điều kiện chung sau:
1. Sản xuất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp của UBND thành phố Đà Nẵng và UBND các quận, huyện.
2. Phải tổ chức sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường theo danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp quy định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
3. Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật hiện hành.
4. Ngoài điều kiện chung được quy định nêu trên, tùy theo nội dung ưu đãi, hỗ trợ mà còn có điều kiện cụ thể khác được quy định tại các nội dung ưu đãi, hỗ trợ.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
1. Các nội dung hỗ trợ đầu tư đối với dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo chính sách này là hỗ trợ sau đầu tư, nhà đầu tư tự huy động nguồn vốn để thực hiện, ngân sách nhà nước hỗ trợ sau khi có khối lượng được nghiệm thu.
2. Nhà đầu tư được thanh toán tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ cung cấp.
3. Nhà đầu tư được giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư với thời gian sớm nhất theo quy định chung của Nhà nước; được giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án;
4. Ngoài các chính sách hỗ trợ theo quy định này, nhà đầu tư được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp nhà đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định tại các văn bản pháp luật khác thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
Mục 1 CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT ĐAI
Điều 5. Ưu đãi, hỗ trợ về đất đai
1. Nội dung ưu đãi, hỗ trợ
a) Được ưu tiên bố trí quỹ đất, giao đất, cho thuê đất, mặt nước tại khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền và hỗ trợ các thủ tục giao đất, cho thuê đất, mặt nước theo quy định hiện hành.
b) Thực hiện giao đất sạch cho nhà đầu tư, đối với diện tích đất đảm bảo đủ điều kiện giao đất. Trường hợp phải thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, UBND thành phố bố trí ngân sách để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc ký kết thỏa thuận với nhà đầu tư ứng trước kinh phí thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Số tiền ứng trước được khấu trừ vào tiền thuê đất của nhà đầu tư.
c) Hỗ trợ 50% chi phí thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng tối đa không quá 3 tỷ đồng/dự án. Trong trường hợp đặc biệt, đối với những dự án quy mô lớn, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố, UBND thành phố trình Thường trực HĐND thành phố thông qua mức hỗ trợ kinh phí thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư.
d) Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về đất đai theo quy định của chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.
2. Điều kiện được hưởng ưu đãi
a) Dự án/phương án phải nằm trong quy hoạch vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy hoạch. Trường hợp chưa được phê duyệt hoặc chưa có trong quy hoạch thì phải có văn bản đồng ý của UBND thành phố.
b) Nhà đầu tư phải cam kết thực hiện các nghĩa vụ liên quan về đất đai theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Hỗ trợ liên kết bằng hình thức thuê đất của hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp
1. Nội dung, phương thức hỗ trợ
a) Nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chính quyền địa phương (UBND quận, huyện xã, phường) hỗ trợ thực hiện các thủ tục để nhà đầu tư thuê và ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân để đầu tư. Các hộ gia đình, cá nhân có đất cho thuê được nhà đầu tư ưu tiên thuê lao động để sản xuất.
b) Nhà đầu tư được hỗ trợ tiền thuê đất của hộ gia đình, cá nhân với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha/năm, thời gian hỗ trợ 5 năm tính từ khi thực hiện xong các thủ tục thuê đất.
c) Nhà đầu tư được hỗ trợ công tác cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng sau khi thực hiện liên kết thuê đất, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.
d) Hỗ trợ kinh phí cho chính quyền địa phương (UBND quận, huyện, xã, phường) để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, họp dân, xây dựng phương án và thực hiện các nội dung khác liên quan đến công tác hỗ trợ nhà đầu tư thuê đất, mức hỗ trợ 03 triệu đồng/ha, không quá 20 triệu đồng/dự án. Kinh phí hỗ trợ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm hoặc cấp bổ sung dự toán để thực hiện.
e) Sau khi hoàn thành các thủ tục thuê đất của hộ gia đình, cá nhân và hoàn thành công tác cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng nhà đầu tư gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến UBND cấp quận, huyện để kiểm tra, tổng hợp và đề xuất UBND thành phố cấp kinh phí để hỗ trợ cho nhà đầu tư.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Có hợp đồng thuê đất, phương án sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng đất quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ưu tiên đối với phương án thực hiện thuê lại lao động là hộ gia đình, cá nhân cho thuê đất.
b) Diện tích thuê đất của cả dự án/phương án phải có quy mô liền khoảnh từ 5 ha trở lên. Trường hợp sử dụng đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính, nhà lưới có quy mô diện tích từ 02 ha trở lên.
c) Thời gian thuê đất phải liên tục ít nhất 20 năm.
1. Nội dung, phương thức hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% kinh phí phục vụ công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với trường hợp nhà đầu tư liên kết với hộ gia đình, cá nhân bằng hình thức góp vốn quyền sử dụng đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mức hỗ trợ áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Hỗ trợ theo quy định tại điểm c, d, e khoản 1 Điều 6 Quy định này.
2. Điều kiện hỗ trợ
Theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 6 Quy định này.
Mục 2 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
Điều 8. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
1. Nội dung, mức hỗ trợ
a) Căn cứ vào danh mục địa điểm quy hoạch vùng, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và sau khi có nhà đầu tư, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch theo đúng quy định để sớm triển khai đầu tư hạ tầng.
b) Ngân sách Nhà nước ưu tiên bố trí vốn để đầu tư hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án đối với khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp nhà đầu tư tự thực hiện, ngân sách hỗ trợ với mức hỗ trợ 70% chi phí đầu tư, tối đa không quá 3 tỷ đồng/dự án.
2. Phương thức thực hiện
a) Căn cứ vào nhu cầu đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị UBND thành phố đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất.
b) Trên cơ sở đề nghị của nhà đầu tư, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các sở chuyên ngành và UBND quận, huyện tổng hợp, tham mưu cho UBND thành phố phê duyệt dự án và bố trí kinh phí để thực hiện dự án. Việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng và bố trí vốn ngân sách đầu tư thực hiện ngay theo đề nghị của nhà đầu tư.
1. Định mức, nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ 50% chi phí nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống tưới tự động, đóng gói, bảo quản sản phẩm, đầu tư thiết bị sản xuất.
b) Đối với dự án sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP,...) được hỗ trợ một lần để thuê tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận sản phẩm an toàn, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án. Nội dung kinh phí thuê tổ chức chứng nhận phải phù hợp với các quy định hiện hành.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Dự án nằm trong quy hoạch được duyệt. Trường hợp dự án không nằm trong quy hoạch được duyệt, phải có được sự chấp thuận của UBND thành phố.
b) Dự án có quy mô sản xuất tập trung tối thiểu phải từ 5 ha trở lên, riêng đối với sản xuất trong nhà lưới, nhà kính, nhà màng phải có quy mô từ 2 ha trở lên. Đối với dự án sản xuất giống phải bằng công nghệ nuôi cấy mô và có công suất tối thiểu đạt 1 triệu cây/năm.
c) Đối với sản xuất rau, củ, quả, sản phẩm phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc được cấp giấy chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
1. Định mức, nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ 50% chi phí nhưng tối đa 2 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, chuồng trại chăn nuôi, mua thiết bị, giống sản xuất.
b) Đối với dự án sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, được hỗ trợ một lần để thuê tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận sản phẩm an toàn, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án. Nội dung kinh phí thuê tổ chức chứng nhận phải phù hợp với các quy định hiện hành.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Dự án phải nằm trong quy hoạch được duyệt. Trường hợp dự án không nằm trong quy hoạch được duyệt, phải có được sự chấp thuận của UBND thành phố.
b) Dự án có quy mô chăn nuôi thường xuyên tập trung từ 500 con đối với chăn nuôi lợn thịt, 200 con đối với chăn nuôi lợn nái sinh sản, 100 con đối với chăn nuôi bò, dê và từ 5.000 con trở lên đối với gia cầm thương phẩm, đẻ trứng.
c) Dự án đầu tư chăn nuôi có áp dụng công nghệ tự động hóa, bán tự động trong quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp.
Điều 11. Hỗ trợ đối với dự án trồng cây dược liệu
1. Định mức, nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ 15 triệu đồng/ha nhưng tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và hỗ trợ cây giống.
b) Đối với dự án sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, được hỗ trợ một lần để thuê tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận sản phẩm an toàn, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án. Nội dung kinh phí thuê tổ chức chứng nhận phải phù hợp với các quy định hiện hành.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Dự án phải nằm trong quy hoạch được duyệt. Trường hợp dự án không nằm trong quy hoạch được duyệt, phải có được sự chấp thuận của UBND thành phố.
b) Dự án đầu tư có diện tích tối thiểu từ 05 ha trở lên, trường hợp trồng trong nhà lưới, nhà kính có quy mô từ 02 ha trở lên.
c) Cây dược liệu phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nằm trong danh mục quy định ưu tiên và khuyến khích phát triển của Bộ Y tế.
1. Định mức, nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ 50% chi phí đầu tư nhưng tối đa không quá 1 tỷ đồng/mô hình sản xuất rau, hoa, cây ăn quả để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, nhà lưới, nhà kính, nhà màng và vật tư thiết bị sản xuất.
b) Hỗ trợ 50% giá trị đầu tư nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình đối với sản xuất nấm thương phẩm, nấm dược liệu.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Sản xuất phải nằm trong vùng chuyên canh tập trung theo quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng và UBND quận, huyện.
b) Quy mô sản xuất tối thiểu phải từ 5.000 m2 trở lên đối với mô hình trồng rau, hoa, cây ăn quả; đối với sản xuất nấm thì diện tích lán trại sản xuất phải từ 500 m2.
c) Mô hình sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm, hiệu quả mô hình được đánh giá có khả năng nhân rộng trên địa bàn.
Điều 13. Hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
1. Định mức, nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% lãi suất vay đối với tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) có dự án/phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án/phương án.
b) Hỗ trợ 100% lãi suất vay đối với cá nhân (hộ gia đình, chủ trang trại) có dự án/phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án/phương án.
c) Thời gian hỗ trợ lãi suất vay không quá 3 năm, mức lãi suất được hỗ trợ tối đa bằng mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triện thành phố Đà Nẵng tại thời điểm vay do UBND thành phố quy định, phần chênh lệch lãi suất còn lại (nếu có) do đối tượng vay tự chi trả.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Đảm bảo đủ điều kiện cho vay vốn theo quy định của đơn vị cho vay vốn (bao gồm Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính liên quan) và được chấp thuận cho vay thông qua hợp đồng tín dụng ký kết.
c) Các dự án, phương án đầu tư sử dụng vốn vay đúng mục đích, cam kết trả gốc, lãi theo đúng thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Mỗi dự án, phương án đề nghị hỗ trợ lãi suất vay chỉ được vay vốn ở một tổ chức tín dụng.
d) Hợp đồng tín dụng đề nghị được hỗ trợ là các hợp đồng chưa được hỗ trợ lãi suất từ các chính sách khác.
Mục 3 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN
Điều 14. Trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai
1. Trình tự, thủ tục thẩm quyền thực hiện giao, cho thuê đất và miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn, giảm tiền thuê đất của Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. UBND cấp quận, huyện chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng phương án, triển khai các thủ tục thực hiện hỗ trợ liên kết bằng hình thức thuê đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp.
Hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện hỗ trợ được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.
1. Thủ tục đề nghị hỗ trợ
a) Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp, nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi về UBND quận, huyện. Hồ sơ đề nghị (03 bộ), gồm: Đơn xin hỗ trợ thực hiện đầu tư có xác nhận của UBND xã, phường; dự án hoặc phương án đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ UBND quận, huyện có văn bản lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyên môn. Sau khi có văn bản trả lời của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận, huyện có thông báo bằng văn bản cho cá nhân nộp hồ sơ.
c) Sau khi nhận thông báo, các cá nhân lập hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục đầu tư xây dựng gửi UBND quận, huyện phê duyệt, thời gian từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi thẩm định, phê duyệt tối đa là 15 ngày làm việc.
2. Nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ
a) Sau khi có quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán, tổ chức cá nhân triển khai thực hiện và lập các thủ tục liên quan gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện thẩm định cấp kinh phí theo quy định.
b) Sau khi công trình hoàn thành, nhà đầu tư có văn bản đề nghị nghiệm thu gửi về UBND quận, huyện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND quận, huyện chủ trì mời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan để tổ chức nghiệm thu.
c) Sau khi có biên bản nghiệm thu, nhà đầu tư lập hồ sơ quyết toán gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện thẩm định, phê duyệt quyết toán công trình.
d) Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt quyết toán, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện thực hiện cấp kinh phí còn lại cho nhà đầu tư UBND quận, huyện là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
Điều 17. Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn
1. Thủ tục đề nghị hỗ trợ
a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện vay vốn: Thực hiện theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay vốn.
b) Sau khi được tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay thông qua hợp đồng tín dụng ký kết, nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất vay gửi UBND quận, huyện. Hồ sơ gồm: Đơn xin đề nghị hỗ trợ lãi suất vay vốn; hợp đồng tín dụng vay vốn; dự án/phương án sử dụng vốn vay.
c) Trong vòng 10 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, UBND quận, huyện chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, thẩm định hồ sơ và trình UBND thành phố phê duyệt danh sách nhà đầu tư được hỗ trợ lãi suất vay.
2. Thủ tục thực hiện hỗ trợ lãi suất vay
a) Định kỳ vào đầu quý, UBND các quận, huyện có văn bản gửi các đơn vị cho vay vốn đề nghị báo cáo dư nợ vay của quý trước, bảng tính lãi suất cấp bù theo quy định để làm căn cứ cấp phần lãi suất hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
b) Trên cơ sở báo cáo của đơn vị cho vay vốn, UBND quận, huyện (Phòng Tài chính - Kế hoạch) thẩm định đề xuất hỗ trợ lãi suất của các tổ chức tín dụng cho vay vốn, lập giấy đề nghị cấp bù lãi suất vay vốn gửi Sở Tài chính thành phố trước ngày 15 tháng đầu quý.
c) Sở Tài chính căn cứ đề nghị của Phòng Tài chính - Kế hoạch các quận, huyện thực hiện cấp bù lãi suất vay vốn theo hình thức kinh phí ủy quyền cho Phòng Tài chính - Kế hoạch để thực hiện cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng.
d) Kết thúc năm ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch các quận, huyện chịu trách nhiệm lập quyết, toán kinh phí ủy quyền chi trả cấp bù lãi suất vay vốn gửi Sở Tài chính trước ngày 30 tháng 01 năm sau. Sở Tài chính tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất vốn vay vào quyết toán ngân sách thành phố hàng năm.
1. Vốn ngân sách thành phố bố trí trong dự toán hàng năm.
2. Vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. UBND thành phố có trách nhiệm ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo lập dự toán ngân sách hàng năm theo khả năng cân đối của ngân sách của thành phố để thực hiện chính sách.
2. Thông báo công khai, rộng rãi nội dung chính sách hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; thực hiện phương thức hỗ trợ gắn với cải cách thủ tục hành chính. Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chính sách với HĐND thành phố.
3. Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh về trình tự, thủ tục thực hiện các nội dung chính sách, UBND thành phố báo cáo Thường trực HĐND thành phố để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.