HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2021/NQ-HĐND |
Bình Thuận, ngày 26 tháng 10 năm 2021 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 4 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động sức dân và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
Xét Tờ trình số 3909/TTr-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 122/BC-HĐND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Quan điểm, chủ trương:
Xây dựng và phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn là một trong những nội dung quan trọng để xây dựng nông thôn mới, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, góp phần cải thiện môi trường sống và tạo bộ mặt khang trang cho các khu vực nông thôn và các khu phố bên trong đô thị.
Phát triển giao thông nông thôn được thực hiện theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” và tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn hỗ trợ từ các thành phần kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Phát triển giao thông nông thôn phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới trên từng khu vực, địa bàn, theo hướng bền vững và đồng bộ với sự phát triển các loại kết cấu hạ tầng khác, từng bước giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
2. Mục tiêu:
Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 80% km đường giao thông nông thôn (cả ở địa bàn khu phố) được kiên cố hóa, tập trung trước hết ở các tuyến đường trên địa bàn dân cư và 28 xã còn lại chưa đạt chuẩn nông thôn mới, 08 xã chưa hoàn thành tiêu chí 2 về giao thông và các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đường nội bộ trên các thôn, xóm, bản; đường vào khu sản xuất tập trung; đường hẻm, ngõ ngách trong đô thị.
3. Cơ chế thực hiện:
Cơ chế quản lý: Thực hiện theo cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia thực hiện của cộng đồng thuộc cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Cơ chế vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn thực hiện theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” với cơ cấu tỷ lệ như sau:
a) Khu vực 1: Các phường thuộc thành phố Phan Thiết, thị xã LaGi; các thị trấn ở các huyện, trong đó:
Các phường: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 55% (trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 40%; ngân sách thị xã LaGi và thành phố Phan Thiết hỗ trợ tối đa không quá 15%). Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 45%.
Các thị trấn: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 60% (trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 43%; ngân sách huyện hỗ trợ tối đa không quá 17%). Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 40%.
b) Khu vực 2: Các xã thuộc thành phố Phan Thiết, thị xã LaGi và các xã thuộc các huyện còn lại (trừ các xã và các thôn được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này).
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 65% (trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 50%; ngân sách huyện, thị xã LaGi và thành phố Phan Thiết hỗ trợ tối đa không quá 15%). Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 35%.
c) Khu vực 3: 03 xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc; xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam; xã La Ngâu, huyện Tánh Linh và 10 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gồm: Thôn Tiến Thành, xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình; thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc; thôn 2, xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc; thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hoà, huyện Hàm Thuận Bắc; thôn 1, xã Măng Tố, huyện Tánh Linh; thôn 4, xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh; thôn 2, xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh; thôn 4, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh; khu phố Trà Cụ và khu phố Tân Thành, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 80% (trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 65%; ngân sách huyện hỗ trợ tối đa không quá 15%). Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 20%.
Việc quy định tỷ lệ đóng góp của các khu vực nói trên trừ những nơi mà nhân dân tự nguyện đóng góp 100% để làm đường giao thông nông thôn; đồng thời khuyến khích các tổ chức và cá nhân ở các địa phương tự nguyện đóng góp nhiều hơn mức quy định tối thiểu như trên.
d) Đối với các tuyến đường giao thông nông thôn không thể thực hiện theo cơ chế đã quy định: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá và quy định cơ cấu tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cụ thể cho từng tuyến đường để các địa phương triển khai thực hiện.
4. Mức huy động đóng góp tối đa của nhân dân đối với 01 công trình:
a) Khu vực 1: Mức huy động tối đa cho 01 công trình là 2,0 tỷ đồng.
b) Khu vực 2: Mức huy động tối đa cho 01 công trình là 1,5 tỷ đồng.
c) Khu vực 3: Mức huy động tối đa cho 01 công trình là 1,0 tỷ đồng.
5. Đối tượng miễn, giảm và mức miễn, giảm:
Đối tượng miễn, giảm là các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ neo đơn không có khả năng đóng góp.
Đối tượng miễn, giảm và mức miễn, giảm cụ thể cho từng đối tượng sẽ đo chính quyền địa phương ở cơ sở tổ chức họp nhân dân trong từng thôn, xóm, khu phố bàn bạc thống nhất, quyết định và được niêm yết công khai tại địa phương theo quy định tại Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007.
6. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:
a) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, làm cho cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đúng mức vị trí, lợi ích và tầm quan trọng của giao thông nông thôn. Cán bộ, công chức, viên chức phải phát huy vai trò gương mẫu, nồng cốt trong phong trào.
b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp của chính quyền với mặt trận và các đoàn thể, phát huy việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các địa phương.
c) Việc huy động sức dân được tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhưng không để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định. Cơ cấu tỷ lệ vốn giữa ngân sách nhà nước hỗ trợ và nguồn vốn đóng góp tự nguyện của nhân dân đối với mỗi công trình cần linh hoạt phù hợp với từng địa phương, khu vực cụ thể, đảm bảo mang tính khả thi cao. Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép vốn các chương trình, dự án khác để đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm cân đối nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước hàng năm để bố trí vốn đủ, kịp thời theo kế hoạch đề ra.
d) Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành đầy đủ các văn bản quy định, thủ tục, hướng dẫn nhằm đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra hướng dẫn việc triển khai, giám sát, đảm bảo chất lượng công trình, quản lý chặt nguồn kinh phí, tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, tiêu cực trong chi tiêu. Đồng thời, chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ đối với các công trình hạ tầng giao thông đã được đầu tư.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng, nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 4 (chuyên đề) thông qua ngày 26 tháng 10 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 11 năm 2021. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 89/2015/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tình Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 56/2018/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 89/2015/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.