HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/NQ-HĐND |
Bình Dương, ngày 19 tháng 5 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐỒNG THUẬN ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHƠN THÀNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ CHÍN (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông báo số 96/TB-VPCP ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương;
Căn cứ Thông báo số 84/TB-BGTVT ngày 22 tháng 3 năm 2023 của Bộ Giao thông vận tải về kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương;
Căn cứ Thông báo số 316-TB/TU ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Tỉnh ủy về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về khung định hướng chiến lược Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; đề xuất huy động nguồn lực hỗ trợ công tác lập Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tình hình triển khai thực hiện đường Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại Bình Dương, tiến độ triển khai dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn;
Xét Tờ trình số 2159/TTr-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đồng thuận đề xuất thực hiện Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành; Báo cáo thẩm tra số 24/BC-HĐND ngày 17 tháng 5 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đồng thuận đề xuất thực hiện Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành với các nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành.
2. Quy mô: dự án thực hiện đầu tư đoạn từ đường Vành đai 3 đến tỉnh Bình Phước (dài khoảng 60,4km; trong đó: đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước dài khoảng 53,3km, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài 7,1km);
Giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (lộ giới 60m) và đầu tư đường cao tốc hoàn thiện với quy mô 06 làn xe cao tốc, 02 làn dừng khẩn cấp, bao gồm các nút giao.
3. Đề xuất đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
a) Quy mô:
* Giai đoạn 1:
- Đoạn từ đường Vành đai 3 đến cầu Khánh Vân (dài khoảng 7,7km): giữ nguyên hiện trạng đã được đầu tư thuộc dự án đường ĐT.743 và đường ĐT.747B, tổng bề rộng nền từ 36m - 38m (giữ quy hoạch với lộ giới 60m).
- Dự án thực hiện đầu tư đoạn từ Cầu Khánh Vân đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước (chiều dài khoảng 45,6Km): giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (lộ giới 60m) và đầu tư 4 làn xe cao tốc đầy đủ (có làn dừng khẩn cấp suốt tuyến); đầu tư đường gom không liên tục.
* Giai đoạn 2: đầu tư đường cao tốc hoàn thiện với quy mô 06 làn xe cao tốc (đoạn từ đường Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước chiều dài khoảng 53,3km).
b) Địa điểm đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1): thành phố Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, huyện Bàu Bàng.
c) Phương thức thực hiện đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1): dự kiến theo phương thức PPP (Hợp đồng BOT: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao).
d) Sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1): 16.196 tỷ đồng; trong đó:
- Giải phóng mặt bằng: 7.388 tỷ đồng.
- Xây lắp: 8.808 tỷ đồng.
đ) Nguồn vốn đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1): vốn ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phương), vốn nhà đầu tư PPP và vốn khác.
e) Dự kiến thời gian thực hiện: đầu tư hoàn thành dự án trước năm 2030.
4. Đối với các đoạn còn lại của tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành:
a) Đoạn dẫn cao tốc chưa đầu tư từ Gò Dưa đến ngã 3 Độc Lập: đoạn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu thực hiện; đoạn thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ do tỉnh Bình Dương nghiên cứu thực hiện.
b) Đoạn dẫn cao tốc từ ngã 3 Độc Lập đến Vành đai 3: nghiên cứu thực hiện một số giải pháp kỹ thuật trên tuyến như xây dựng cầu vượt, hầm chui qua các đường ngang, đường nhánh, hạn chế giao cắt nhằm nâng tốc độ khai thác đoạn tuyến này trong giai đoạn tiếp theo.
c) Đoạn cao tốc qua địa bàn tỉnh Bình Phước: do Thủ tướng Chính phủ giao đơn vị, địa phương (UBND tỉnh Bình Phước) có đủ điều kiện, thẩm quyền làm chủ đầu tư thực hiện bằng phương thức đầu tư công theo quy mô đồng bộ với đoạn cao tốc qua địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Thống nhất giao Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các quy định liên quan khác.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ chín (chuyên đề) thông qua ngày 18 tháng 5 năm 2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỌA |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.