HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2022/NQ-HĐND |
Khánh Hòa, ngày 19 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VII, NHIỆM KỲ 2021 - 2026, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 5355/TTr-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; Báo cáo thẩm tra số 63/BC-BDT ngày 12 tháng 1 năm 2022 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp thu, giải trình của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Báo cáo 173/BC-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2022; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
Nghị quyết này quy định chính sách hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022 - 2025.
Các trường hợp được hưởng hỗ trợ từ các quy định chính sách của Trung ương không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
2. Các tổ chức, đơn vị có liên quan trong thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Điều kiện và phương thức hỗ trợ
1. Điều kiện hỗ trợ đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết này: Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, được Ủy ban nhân dân cấp huyện xét chọn và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm; khi triển khai thực hiện phải tuân thủ theo đúng Chu trình OCOP.
2. Điều kiện hỗ trợ đối với nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết này: Đáp ứng các tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định của Bộ Công Thương,
3. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư (trừ nội dung hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết này).
Điều 4. Nội dung và định mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ triển khai Chu trình OCOP thường niên
Chi theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức chi cụ thể:
a) Chi thuê đơn vị tư vấn hoặc tư vấn xây dựng dự án, hướng dẫn triển khai Chu trình OCOP thường niên: Mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 30.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/01 tháng).
b) Chi tổ chức họp Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và cấp huyện:
- Chi thành viên Hội đồng; Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh:
+ Chủ tịch Hội đồng: 600.000 đồng/ngày;
+ Thành viên Hội đồng: 400.000 đồng/ngày;
+ Thành viên Tổ giúp việc: 200.000 đồng/ngày.
- Chi thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện:
+ Chủ tịch Hội đồng: 400.000 đồng/ngày;
+ Thành viên Hội đồng: 300.000 đồng/ngày;
+ Thư ký Hội đồng: 150.000 đồng/ngày.
2. Hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm đối với các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình
a) Mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm: Hỗ trợ một lần 30% kinh phí; tối đa không quá 300 triệu đồng đối với chủ thể là hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ và vừa, không quá 200 triệu đồng đối với các chủ thể là tổ hợp tác, trang trại và chủ thể là hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
b) Kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chỉ tiêu dinh dưỡng: Hỗ trợ một lần 70% chi phí, tối đa không quá 15 triệu đồng/sản phẩm,
c) Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (SSOP, GMP, ISO, HACCP): Hỗ trợ một lần 100% chi phí đánh giá chứng nhận lần đầu, tối đa không quá 40 triệu đồng/hệ thống trong trường hợp chủ thể tự thực hiện và tối đa không quá 50 triệu đồng/hệ thống trong trường hợp chủ thề thuê tư vấn thực hiện.
d) Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến: Hỗ trợ một lần 50% chi phí, tối đa không quá 20 triệu đồng/chủ thể.
e) Thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, đăng ký mã số, mã vạch, tem điện tử (truy xuất nguồn gốc), áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc: Hỗ trợ một lần 100% chi phí, tối đa không quá 50 triệu đồng/chủ thể.
f) Xây dựng câu chuyện sản phẩm: Hỗ trợ 100% chi phí, tối đa không quá 03 triệu đồng/sản phẩm, với điều kiện sản phẩm được Hội đồng cấp huyện đánh giá đạt 50 điểm trở lên.
g) Tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh: Hỗ trợ 100% chi phí, không quá 10 triệu đồng/lần tham gia; mỗi chủ thể chi được hỗ trợ tối đa 02 lần/năm.
3. Hỗ trợ điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP
Mua sắm giá, kệ trưng bày sản phẩm, bảng hiệu, tủ bảo quản sản phẩm, trang trí và các nội dung cần thiết, phù hợp khác bên trong: Hỗ trợ một lần 70% (đối với 02 huyện miền núi) và 50% (đối với các địa bàn còn lại) kinh phí, tối đa không quá 200 triệu đồng/điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP.
Nguồn kinh phí thực hiện bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách cấp tỉnh (kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới).
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2022./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.