HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2008/NQ-HĐND |
Lạng Sơn, ngày 21 tháng 7 năm 2008 |
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 09/01/2003;
Căn cứ Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số;
Sau khi xem xét Báo cáo và Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-VHXH ngày 12/7/2008 của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn nội dung Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 08/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh " Về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn".
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn cụ thể Quy định về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn Khoá XIV, kỳ họp thứ 12 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/TTr-UBND |
Lạng Sơn, ngày 08 tháng 7 năm 2008 |
Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện thông báo số 96/ TB-TT.HĐND ngày 24/4/2008 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khoá XIV, nhiệm kỳ 2004 - 2009.
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã soạn thảo "Quy định về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn", gồm những nội dung chính sau:
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH VĂN BẢN.
Trong 10 năm qua thực hiện Quyết định số 606/UB- QĐ ngày 30/8/1996 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành bản " Quy định tạm thời về một số chủ trương biện pháp thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Lạng Sơn" (viết tắt là Quyết định 606), dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt quy mô gia đình có 01 hoặc 02 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, sự gia tăng dân số nhanh đã được không chế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm dần từ 3,8 con năm 1996 xuống còn 2,14 con năm 2007, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm tương ứng từ 22,1 %0 năm 1996 xuống còn 11,79 %0 năm 2007. Mức sinh bình quân giảm từ 0,8%0 trong giai đoạn 1996 -2000 và giảm 0,53%0 trong giai đoạn 2001 - 2005, hiện nay là 0,35%0 .
Kết quả công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (viết tắt là dân số- KHHGĐ) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, chất lượng dân số từng bước được nâng cao, tình hình sức khoẻ và điều kiện giáo dục, môi trường vui chơi giải trí cho trẻ em được chú trọng, tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên giảm dần, tuy nhiên kết quả này vẫn chưa được coi là vững chắc bởi vẫn còn có nhiều yếu tố khiến mức sinh có thể bùng phát tăng trở lại. Bên cạnh đó Quyết định 606 được ban hành từ năm 1996 đến nay đã không còn phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh Dân số, Nghị định 104/ NĐ –CP ngày 16/9/2003 Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số, do vậy ngày 11/6/2007, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 1010/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quyết định 606.
Với một tỉnh có trên 80% dân số sống ở nông thôn, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, nên vẫn còn giữ quan niệm lạc hậu trong lĩnh vực sinh đẻ như " trọng nam, khinh nữ", " có con trai để nối dõi tông đường"..., bên cạnh đó một số ít cán bộ, đảng viên cũng chưa gương mẫu thực hiện chính sách dân số- KHHGĐ còn sinh con thứ 3 vì vậy mức giảm sinh chưa thực sự vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm.
Tất cả những yếu tố trên nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số quá nhanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân...
Để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược dân số giai đoạn 2001 -2010, duy trì vững chắc xu thế giảm sinh tiến tới ổn định quy mô dân số Lạng Sơn ở mức hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng dân số, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ trong đó cần có chế độ chính sách của tỉnh về dân số - KHHGĐ phù hợp với thực tế trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu: Thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ nhằm duy trì vững chắc xu thế giảm sinh tiến tới ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1. Những người trong độ tuổi sinh đẻ phải thực hiện các quy định sau đây
1. 1. Mỗi cặp vợ chồng có trách nhiệm thực hiện quy mô gia đình ít con (có một hoặc hai con).
1.2. Những cặp vợ chồng tái hôn mà một trong hai người hoặc cả hai người đã có con riêng chỉ được sinh một con chung. Nếu tái hôn với vợ hoặc chồng cũ mà trước đó đã có hai con thì không được sinh thêm con.
1.3. Những cặp vợ chồng mà bản thân vợ hoặc chồng hoặc cả hai người mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh di truyền ảnh hưởng đến nòi giống và không đảm bảo sức khoẻ cho con sau khi sinh ra, bị nhiễm chất độc hoá học, bị nhiễm HIV/AIDS... khả năng sinh con để lại hậu quả xấu, nếu có nhu cầu sinh con phải được kiểm tra và tư vấn của ngành Y tế để có sự chỉ dẫn thích hợp.
1.4. Người phụ nữ muốn thực hiện quyền làm mẹ được sinh một con trừ trường hợp trong lần sinh đầu mà sinh đôi trở lên, hoặc trong lần sinh đầu đứa con bị bệnh hiểm nghèo, dị tật mất khả năng lao động thì được sinh thêm một con.
2. Những trường hợp dưới đây được coi là không vi phạm và không áp dụng hình thức xử lý vi phạm theo quy định này
2.1. Cặp vợ chồng sinh con thứ 3 nếu:
- Có hai con đều bị tàn tật do tai nạn không có khả năng lao động và phát triển bình thường, có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên.
- Trường hợp cả hai con đều bị dị tật sau khi sinh, không có khả năng lao động và phát triển bình thường, có xác nhận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc sinh con không bị bệnh di truyền.
- Trường hợp một hoặc hai con bị chết do rủi ro thì được sinh bổ sung.
2.2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba trở lên.
2.3. Cặp vợ chồng đã có một con, lần thứ hai sinh đôi trở lên.
3. Tuyên truyền, vận động tuổi sinh con của phụ nữ
Tuyên truyền, vận động phụ nữ từ 22 tuổi trở lên mới sinh con và khoảng cách lần sinh con thứ hai cách con thứ nhất từ 3 năm đến 5 năm để đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và trẻ em.
4. Chế độ chính sách khuyến khích thực hiện KHHGĐ
Những người có nhu cầu thực hiện các biện pháp tránh thai đều được các cơ sở y tế tạo điều kiện thuận lợi và được hưởng các chế độ ưu tiên như sau:
1. Người sử dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung (đặt vòng) được khám phụ khoa, cấp dụng cụ tử cung và một số loại thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
2. Người sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản, được phẫu thuật miễn phí, được cấp một số loại thuốc, được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng và một thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ theo quy định hiện hành.
3. Người sử dụng thuốc uống tránh thai, bao cao su, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai được hướng dẫn và tiếp nhận các phương tiện tránh thai đó qua hệ thống cộng tác viên dân số - KHHGĐ và nhân viên Y tế cơ sở.
4. Người đang thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng (Đình sản, đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc, cấy thuốc) nếu có thai thì được hưởng dịch vụ nạo phá thai, hút điều hoà kinh nguyệt theo quy định của Bộ Y tế.
III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Khen thưởng
1.1. Đối với tập thể.
a) UBND tỉnh khen: Đối với các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức trong 3 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên; thôn, bản, khối phố trong 5 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
b) UBND huyện, thành phố khen: Đối với các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức trong 2 năm không có người sinh con thứ 3 trở lên; thôn, bản, khối phố trong 3 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
1.2. Đối với cá nhân.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thực hiện tốt công tác dân số - KHHGĐ được coi là một trong những tiêu chuẩn làm căn cứ để xét thi đua- khen thưởng.
a) UBND tỉnh khen: Cán bộ làm công tác dân số xã, phường, thôn, bản có thành tích xuất sắc trong việc vận động thực hiện công tác dân số - KHHGĐ trong 5 năm liên tục xã không có người sinh con thứ 3 trở lên.
b) UBND huyện, thành phố khen: Cán bộ làm công tác dân số xã, phường, thôn, bản, khối, phố có thành tích xuất sắc trong việc vận động thực hiện công tác dân số - KHHGĐ từ 3 năm đến dưới 5 năm liên tục xã không có người sinh con thứ 3 trở lên.
2. Xử lý vi phạm
Người vi phạm các quy định về chính sách dân số - KHHGĐ đều phải xem xét xử lý:
2.1. Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý như sau:
a) Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo nếu vi phạm lần đầu đối với cán bộ công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
b) Kỷ luật bằng hình thức cách chức, bãi nhiệm nếu vi phạm lần đầu đối với cán bộ công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (cách chức đối với người do bổ nhiệm, bãi nhiệm đối với người do bầu cử).
c) Vợ và chồng là cán bộ, công chức, viên chức đều xử lý theo quy định tại khoản 1 điều này đối với cả vợ và chồng.
2.2. Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên ngoài các hình thức kỷ luật như khoản 1 điều này còn bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng
2.3. Cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức quy định tại điểm a,b khoản 1 điều này thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm; không giới thiệu đề cử vào các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội, không bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo các cơ quan nhà nước, lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp nhà nước trong thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.
2.4. Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
2.5. Các đối tượng khác nếu vi phạm đều phải xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.
2.6. Những gia đình trong năm có người sinh con thứ ba trở lên sẽ không xét công nhận gia đình văn hoá trong 5 năm liên tục.
2.7. Chính quyền xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức hàng năm nếu để tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng so với năm trước thì không được công nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị văn hoá.
2.8. Những trường hợp vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình trước này Quyết định này có hiệu lực thi hành thì xử lý vi phạm theo các văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh Dân số; Nghị định 104/NĐ- CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số; Nghị định 114/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số và trẻ em và các văn bản có liên quan.
3. Các hành vi vi phạm khác
Các hành vi cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình; hành vi lựa chọn giới tính thai nhi; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn, chất lượng; hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước thì xử lý theo pháp luật hiện hành.
IV. NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ.
1. Hàng năm Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể trình duyệt ngân sách hỗ trợ công tác tuyên truyền, chỉ đạo, khen thưởng về dân số - KHHGĐ.
2. Ngoài nguồn bố trí từ ngân sách tỉnh, các huyện thành phố căn cứ vào nhu cầu thực tế để xem xét bổ sung kinh phí hàng năm cho công tác dân số - KHHGĐ của địa phương theo quy định của luật ngân sách Nhà nước.
3. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách dân số-KHHGĐ do Trung ương cấp và huy động các nguồn lực khác.
1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác dân số - KHHGĐ
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; thực hiện xã hội hoá về công tác dân số - KHHGĐ; xây dựng chỉ tiêu về công tác dân số - KHHGĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm.
2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
Các Sở: Y tế, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hoá -Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện công tác dân số - KHHGĐ.
Chủ tịch UBND các cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương có các quy định cụ thể để thực hiện tốt công tác dân số - KHHGĐ.
Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lạng Sơn và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ.
UBND tỉnh trân trọng kính trình HĐND tỉnh xem xét, phê chuẩn./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.