HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/NQ-HĐND |
Bình Dương, ngày 07 tháng 6 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 15 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ngày 28 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Căn cứ Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Xét Tờ trình số 2762/TTr-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Nghị quyết phê chuẩn Đề án kiện toàn, thống nhất tổ chức, xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Báo cáo thẩm tra số 33/BC-HĐND ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Ban Pháp chế và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
(Đề án kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ 15 (chuyên đề) thông qua ngày 06 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
|
ĐỀ ÁN
XÂY
DỰNG, BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG THAM GIA
BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 07 tháng 6 năm 2024 của
HĐND tỉnh)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ngày 28 tháng 11 năm 2023;
Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2020;
Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ;
Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Ngày 28 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc, toàn diện cho việc xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang có nhiều lực lượng tham gia công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, mỗi lực lượng đang có chức năng, nhiệm vụ tương đối giống nhau (giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở) như: Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội Dân phòng phòng cháy chữa cháy, Đội Dân phòng ở cấp xã (thành lập theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
Theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành thì cần thiết phải kiện toàn về tổ chức nhằm xây dựng một lực lượng thống nhất tham gia thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn; do đó, việc ban hành Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương là phù hợp với quy định mới của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho lực lượng lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở .
3. Thực trạng công tác tổ chức, xây dựng và hoạt động của các lực lượng tham gia giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương
a) Công tác xây dựng lực lượng
- Lực lượng Công an xã bán chuyên trách, hiện có 688 người (nam: 624 người; nữ: 64 người). Trong đó:
+ Trình độ đại học trở lên: 108 người; cao đẳng, trung cấp: 111 người; sơ cấp và chưa qua đào tạo: 470 người; đã được đào tạo trung cấp Công an: 46 người.
+ Độ tuổi: dưới 30 tuổi: 178 người; từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi: 416 người; trên 50 tuổi: 95 người.
- Lực lượng Bảo vệ dân phố, hiện có 2.516 người (nam: 2.485 người; nữ: 31 người). Trong đó:
+ Trình độ đại học trở lên: 73 người; cao đẳng, trung cấp: 163 người; sơ cấp và chưa qua đào tạo: 2.280 người.
+ Độ tuổi: dưới 30 tuổi: 340 người; từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi: 1.472 người; trên 50 tuổi: 704 người.
- Lực lượng Đội Dân phòng phòng cháy và chữa cháy, hiện có 5.006 người. Trong đó:
+ Trình độ: đại học trở lên: 42 người; cao đẳng, trung cấp: 59 người; sơ cấp và chưa qua đào tạo: 4.899 người.
+ Độ tuổi: dưới 30 tuổi: 952 người; từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi: 3.681 người; trên 50 tuổi: 363 người.
- Lực lượng Đội Dân phòng ở cấp xã (thành lập theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh), hiện có 1.006 người (nam 966 người, nữ 40 người). Trong đó:
+ Trình độ đại học trở lên: 63 người, cao đẳng: 95 người, sơ cấp và chưa qua đào tạo: 804 người.
+ Độ tuổi: dưới 30 tuổi: 117 người, từ 30 đến dưới 50 tuổi: 709 người, trên 50 tuổi: 180 người.
b) Kết quả hoạt động
Trong thời gian qua, lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội Dân phòng phòng cháy và chữa cháy, Đội Dân phòng ở cấp xã đã phối hợp cùng lực lượng Công an và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng xã, phường, thị trấn, cụm dân cư an toàn về an ninh, trật tự; không có tội phạm, tệ nạn xã hội.
Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài nội dung khuyến cáo người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố đã phối hợp tuyên truyền khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, không hoang mang với dịch bệnh; cảnh giác trước các thủ đoạn xuyên tạc về tình hình dịch bệnh của các đối tượng; chú ý cảnh giác, phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng về các trường hợp người nước ngoài nghi vấn nhập cảnh trái phép; chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của địa phương về phòng, chống dịch bệnh; phương thức, thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để hoạt động phạm tội.
Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; hàng ngày đều bố trí thành viên Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Dân phòng trực tại địa điểm làm việc để tiếp nhận việc khai báo tạm trú, tạm vắng; phối hợp kiểm tra cơ sở lưu trú, chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác; đôn đốc, nhắc nhở cơ sở, cá nhân đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện; vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tàng trữ trái phép; thường xuyên phối hợp cùng các lực lượng khác giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy... tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp và vào các ngày lễ, tết.
c) Chế độ, chính sách
- Lực lượng Công an xã bán chuyên trách: thực hiện theo Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định số lượng và chế độ hỗ trợ đối với Công an viên bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể:
+ Hỗ trợ hàng tháng: 1.900.000 đồng/người/tháng.
+ Hỗ trợ theo trình độ đào tạo (đại học: 1.800.000 đồng/người/tháng; cao đẳng: 1.600.000 đồng/người/tháng; trung cấp: 1.200.000 đồng/người/tháng; sơ cấp và chưa qua đào tạo: 900.000 đồng/người/tháng).
+ Hỗ trợ trang phục cá nhân.
+ Hỗ trợ tuần tra ban đêm: 150.000 đồng/người/đêm khi có Quyết định triệu tập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, nhưng không quá 10 đêm/người/tháng.
- Lực lượng Bảo vệ dân phố: thực hiện theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức phụ cấp, chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động đối với lực lượng Bảo vệ dân phố ở phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
+ Phụ cấp hàng tháng đối với Bảo vệ dân phố: Trưởng Ban hưởng phụ cấp hệ số 1.0 tương ứng số tiền 1.800.000đ/tháng (theo mức lương cơ sở hiện hành), Phó Trưởng Ban hưởng phụ cấp hệ số 0.85 tương ứng số tiền 1.550.000đ/tháng; Tổ trưởng hưởng phụ cấp hệ số 0.75 tương ứng số tiền 1.117.500đ/tháng; Tổ phó hưởng phụ cấp hệ số 0.65 tương ứng số tiền 1.100.000đ/ tháng; Tổ viên hưởng phụ cấp hệ số 0.5 tương ứng số tiền 900.000đ/ tháng.
+ Hỗ trợ trang phục cá nhân.
+ Kinh phí hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố: 20.000.000 đồng/năm.
- Lực lượng Đội Dân phòng ở cấp xã (thành lập theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh): thực hiện theo Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động đối với Đội Dân phòng ở cấp xã trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
+ Hỗ trợ hàng tháng: Đội trưởng 1,00 x mức lương cơ sở, Đội phó 0,85 x mức lương cơ sở, Đội viên 0,75 x mức lương cơ sở.
+ Hỗ trợ tuần tra ban đêm: 0,12 x mức lương cơ sở khi có Quyết định triệu tập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc theo Kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, nhưng không quá 10 đêm/người/tháng.
+ Hỗ trợ trang phục cá nhân.
+ Kinh phí hoạt động của Đội Dân phòng: 20.000.000 đồng/Đội/năm.
- Lực lượng Dân phòng phòng cháy và chữa cháy: chưa xây dựng Nghị quyết về chính sách cho lực lượng này.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
Kiện toàn 03 lực lượng: Công an xã bán chuyên trách; Bảo vệ dân phố; Đội trưởng, Đội phó Đội Dân phòng phòng cháy và chữa cháy.
Đối với Dân phòng ở cấp xã (theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh): có định hướng sơ kết hoạt động của lực lượng này. Sau khi tổ chức sơ kết sẽ rà soát theo tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hướng dẫn của Bộ Công an để tổ chức tuyển chọn công dân tham gia vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cùng với 03 lực lượng trên.
Việc kiện toàn thống nhất các lực lượng đảm bảo đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sắp xếp, kiện toàn lực lượng trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở; đảm bảo tương quan giữa các Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn, không để nơi thừa, nơi thiếu, đáp ứng khung tiêu chuẩn theo Luật quy định; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
2. Yêu cầu
Các đơn vị, địa phương tiếp tục bám sát, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện các nội dung Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Kế hoạch số 991/KH-BCA ngày 21 tháng 02 năm 2024 của Bộ Công an về triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các văn bản có liên quan.
III. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
1. Đối tượng điều chỉnh
Đề án này áp dụng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Thực hiện theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn chi tiết.
IV. QUY MÔ TỔ CHỨC, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ TUYỂN CHỌN
1. Quy mô tổ chức
a) Về tổ chức
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập tại ấp, khu phố thuộc địa bàn xã, phường, thị trấn với tên gọi Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
- Mỗi ấp hoặc khu phố thành lập 01 (một) Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
- Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên. Căn cứ vào năng lực và trình độ chuyên môn có thể chọn Đội trưởng, Đội phó Đội Dân phòng phòng cháy và chữa cháy hoặc thành viên khác được tín nhiệm và có năng lực hơn để bố trí chức danh Tổ trưởng, Tổ phó.
b) Về số lượng
- Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn thuộc xã được bố trí từ 03 - 05 (ba đến năm) thành viên;
- Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn thuộc phường, thị trấn được bố trí từ 05 - 09 (năm đến chín) thành viên.
- Quy trình để xác định số lượng thành viên Tổ:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở đặc điểm, khả năng cân đối ngân sách của địa phương, đề nghị cụ thể số lượng thành viên Tổ của từng xã, phường, thị trấn trong mức do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định; Công an tỉnh tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Trên cơ sở tổng hợp của các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số lượng Tổ, số lượng thành viên Tổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
+ Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định thành lập Tổ và từng thành viên.
2. Nguyên tắc xây dựng
a) Quan điểm xây dựng: lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó Đội Dân phòng phòng cháy và chữa cháy; Đội Dân phòng ở cấp xã (thành lập theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) thành một lực lượng chung với tên gọi là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và được bố trí theo mô hình Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở ấp, khu phố.
b) Phương pháp kiện toàn
- Tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó Đội Dân phòng phòng cháy và chữa cháy mà không yêu cầu các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Việc kiện toàn lực lượng Đội Dân phòng ở cấp xã (thành lập theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) vào Tổ bảo vệ an ninh, trật tự triển khai thực hiện bằng hình thức:
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của Đội Dân phòng ở cấp xã.
+ Rà soát đối chiếu lại tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở của các thành viên Đội Dân phòng ở cấp xã.
+ Tổ chức động viên, định hướng để các thành viên Đội Dân phòng ở cấp xã tham gia tuyển chọn mới làm thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
+ Khi xét tuyển, Hội đồng tuyển chọn căn cứ vào kinh nghiệm tham gia lực lượng Dân phòng ở cấp xã và các tiêu chí theo quy định để ưu tiên tuyển chọn đội viên Đội Dân phòng ở cấp xã vào thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
a) Người được tuyển chọn mới tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Riêng đối với lực lượng hiện có sẽ được tiếp tục sử dụng mà không áp dụng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
b) Đối với Đội Dân phòng ở cấp xã (theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh): trên cơ sở các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, khi xét tuyển, Hội đồng tuyển chọn ưu tiên lựa chọn căn cứ vào kinh nghiệm tham gia lực lượng dân phòng cấp xã.
V. BẢO ĐẢM VỀ TRANG PHỤC CÁ NHÂN, PHƯƠNG TIỆN, TRANG BỊ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1. Trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị, sử dụng trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận để thực hiện nhiệm vụ.
a) Danh mục, tiêu chuẩn trang bị lần đầu
STT |
Danh mục trang phục |
Đơn vị tính |
Tiêu chuẩn |
1 |
Mũ mềm gắn huy hiệu |
Cái |
01 |
2 |
Mũ bảo hiểm |
Cái |
01 |
3 |
Quần áo xuân hè |
Bộ |
02 |
4 |
Áo xuân hè dài tay |
Cái |
02 |
5 |
Quần áo thu đông |
Bộ |
01 |
6 |
Áo sơ mi trắng |
Cái |
02 |
7 |
Ca ra vát |
Cái |
01 |
8 |
Dây lưng |
Cái |
01 |
9 |
Giày da đen |
Đôi |
01 |
10 |
Dép nhựa có quai |
Đôi |
01 |
11 |
Bít tất (vớ) |
Đôi |
02 |
12 |
Quần áo mưa |
Cái |
01 |
b) Danh mục, tiêu chuẩn, niên hạn trang bị những năm tiếp theo
STT |
Danh mục trang phục |
Đơn vị tính |
Tiêu chuẩn |
Niêm hạn (năm) |
1 |
Mũ mềm gắn huy hiệu |
Cái |
01 |
03 |
2 |
Mũ bảo hiểm |
Cái |
01 |
05 |
3 |
Quần áo xuân hè |
Bộ |
01 |
01 |
4 |
Áo xuân hè dài tay |
Cái |
01 |
02 |
5 |
Quần áo thu đông |
Bộ |
01 |
05 |
6 |
Áo sơ mi trắng |
Cái |
01 |
05 |
7 |
Ca ra vát |
Cái |
01 |
05 |
8 |
Dây lưng |
Cái |
01 |
03 |
9 |
Giày da đen |
Đôi |
01 |
02 |
10 |
Dép nhựa có quai |
Đôi |
01 |
01 |
11 |
Bít tất (vớ) |
Đôi |
02 |
01 |
12 |
Quần áo mưa |
Cái |
01 |
03 |
2. Trang bị phương tiện
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị bàn làm việc cá nhân, bàn họp, ghế ngồi, tủ đựng tài liệu, tủ đựng công cụ hỗ trợ và phục vụ công việc, giường cá nhân, văn phòng phẩm; ngoài ra, căn cứ đặc điểm địa bàn, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, có thể trang bị thêm phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ.
3. Trang bị công cụ hỗ trợ
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp chống đâm, găng tay bắt dao.
4. Quản lý phương tiện, trang bị công cụ hỗ trợ
Đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Địa điểm làm việc
Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí địa điểm, nơi làm việc cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại địa điểm, nơi sinh hoạt cộng đồng ở khu, ấp hoặc địa điểm, nơi làm việc của Công an cấp xã hoặc địa điểm, nơi làm việc khác phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và khả năng bảo đảm của địa phương. Không phát sinh yêu cầu xây dựng, bố trí trụ sở làm việc mới.
VI. HUẤN LUYỆN, DIỄN TẬP, HỘI THI
1. Huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật
a) Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
b) Các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
2. Huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ hỗ trợ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
a) Nắm tình hình về an ninh, trật tự.
b) Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
c) Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
d) Quản lý hành chính về trật tự xã hội.
đ) Vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở.
e) Tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động.
3. Diễn tập
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phù hợp với nhiệm vụ được giao theo một số tình huống sau đây:
a) Trực tiếp phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách.
b) Tham gia cùng Công an cấp xã kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng; nắm thông tin nhân khẩu trên địa bàn phụ trách; nắm thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
c) Tham gia vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở.
d) Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
đ) Bảo vệ hiện trường, bảo vệ an ninh, trật tự, cấp cứu người bị nạn.
e) Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã.
g) Giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
h) Tham gia cùng Công an cấp xã tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự; phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông.
i) Một số tình huống khác phục vụ trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
4. Hội thi
Hội thi do địa phương tổ chức ở cấp huyện, cấp tỉnh: định kỳ 05 năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an cấp huyện, cấp tỉnh tham mưu cho chính quyền địa phương cùng cấp tổ chức hội thi lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tổ chức tập luyện và tham gia Hội thi do Bộ Công an tổ chức.
VII. CƠ CHẾ QUẢN LÝ, PHỐI HỢP
1. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
2. Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
3. Quan hệ giữa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở cơ sở là quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. Phối hợp với Trưởng khu phố, ấp, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ nhân dân tự quản, Trưởng ban công tác Mặt trận ở ấp, khu phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
5. Hỗ trợ lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng khác ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với đoàn thể, tổ chức quần chúng tự quản ở cơ sở, hòa giải viên cơ sở, lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giải quyết vụ việc về an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
7. Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng quy chế phối hợp giữa Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với Ban Điều hành ấp, khu phố và các ngành, đoàn thể.
VIII. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH
Thực hiện theo quy định của Trung ương và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh
a) Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả thiết thực.
b) Tổ chức giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c) Tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương để đảm bảo kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
2. Các sở, ngành có liên quan
Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện tốt Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của Sở, ngành.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Căn cứ nội dung Đề án, tổ chức quán triệt, triển khai đến các ban ngành, đoàn thể địa phương và nhân dân; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã nêu trong Đề án./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.