HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2015/NQ-HĐND |
Đồng Tháp, ngày 03 tháng 07 năm 2015 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 25/TTr-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 20162020; Báo cáo thẩm tra số 117/BC-HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, với các nội dung như sau:
Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy phát triển giao thông nông thôn (kết hợp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông với thủy lợi, kiểm soát lũ), phù hợp với việc ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai, bảo đảm môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a/. Hạ tầng giao thông đường bộ:
Phát triển mạng lưới giao thông của Tỉnh kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục giữa hệ thống giao thông đối nội với hệ thống giao thông đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Đồng Tháp kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và cả nước.
- Hệ thống đường Quốc lộ:
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện hoàn chỉnh các trục giao thông đối ngoại của Tỉnh. Trong đó sớm hoàn thành cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến nối 02 cầu, nâng cấp các cầu yếu trên QL80; nâng cấp, mở rộng QL54, QL30; sớm đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ qua đoạn Châu Thành, đồng thời mở nút giao thông kết nối với tuyến này tại xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành và đầu tư nâng cấp tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp nhằm kết nối tỉnh Đồng Tháp với các Tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Vương quốc Campuchia.
- Hệ thống đường Tỉnh:
Phát triển các trục giao thông đường Tỉnh theo các hướng Bắc Nam, Đông Tây tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các vùng, khu vực trong Tỉnh, phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch, cụ thể:
+ Tiếp tục hoàn thành các công trình trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015: Đường ĐT846 (đoạn Mỹ An - Bằng Lăng và đoạn Đường Thét - Phong Mỹ); đường vành đai ĐT848 và cầu Sa Đéc 2 (giai đoạn 1), giai đoạn 2 thực hiện khi có yêu cầu cấp thiết và cân đối bố trí đủ kinh phí; đường ĐT852B, đoạn từ đường tỉnh ĐT849 - đường Huyện ĐH64, huyện Lấp Vò; đoạn Sa Đéc - Lấp Vò cân đối nguồn vốn và xác định điểm dừng khi đầu tư cho phù hợp nhu cầu phát triển của địa phương.
+ Đường ĐT846: Thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải tạm ứng vốn địa phương để đầu tư tuyến tránh Quốc lộ 30 đến điểm đấu nối với đường ĐT846 và đầu tư mới đoạn từ Tân Nghĩa kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 30.
+ Đường ĐT850: Nâng cấp, mở rộng đường, cầu đoạn từ Quốc lộ 30 đến Xẻo Quýt và đoạn từ Mỹ Đông đến đường Hồ Chí Minh (ĐT847 cũ).
+ Đường ĐT856:
* Đầu tư đoạn từ cầu kênh Nguyễn Văn Tiếp đến điểm giao ĐT844, huyện Tháp Mười
* Nâng cấp, mở rộng đoạn từ điểm giao với tuyến tránh Quốc lộ 30 đến ĐT846 và hệ cầu (đoạn từ cầu Ông Hoành đến đường ĐT846); đầu tư mới đoạn từ ĐT856 kết nối Khu du lịch Gáo Giồng.
+ Đường ĐT844: Nâng cấp, mở rộng đường và hệ cầu đoạn An Long - Tam Nông và nâng sức chịu tải cầu Kênh Tứ, huyện Tháp Mười.
+ Đường ĐT849: Nâng cấp, mở rộng mặt đường, hệ cầu đoạn từ ĐT848 đến Quốc lộ 80 và đầu tư mới đoạn kết nối Quốc lộ 80 với Quốc lộ 54.
+ Dự án đường ĐT854: Nâng cấp, mở rộng mặt đường và các Cầu đoạn từ Quốc Lộ 80 đến Cụm công nghiệp Tân Lập. Nâng tuyến Thị trấn Cái Tàu Hạ - Xẻo Mát (huyện Châu Thành) lên đường tỉnh (ĐT 854B) đồng thời đầu tư 03 cầu trên tuyến này đảm bảo đồng bộ về tải trọng của đường .
+ Mở rộng đoạn kết nối ĐT845 với tuyến N2 để phục vụ cụm công nghiệp Tân Kiều.
+ Chuẩn bị các thủ tục đầu tư đường ĐT 847, đường ven sông Tiền, xây dựng Cầu (hoặc Phà) qua cù lao An Nhơn, Châu Thành, Cầu qua cửa khẩu Thông Bình để làm cơ sở tranh thủ vốn TW hoặc mời gọi đầu tư; đồng thời quan tâm nâng cấp góp phần hoàn thiện giao thông đô thị.
- Hệ thống đường huyện:
Tiếp tục phát triển theo quy hoạch kết nối với các tuyến giao thông, đường Tỉnh, đường giao thông nông thôn, bảo đảm phục vụ vận chuyển, giao thương hàng hóa, phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Quan tâm hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông cho các địa phương trên địa bàn Tỉnh có ít số km tuyến đường ĐT đi qua nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó chú ý quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp mở rộng một số tuyến đường huyện phục vụ phát triển du lịch và kinh tế xã hội địa phương như ĐH69 đoạn từ cống Hùng Cường (ĐT849) - Long Hưng A, huyện Lấp Vò và đoạn QL80 - Ngã 3 Tân Hựu, huyện Châu Thành.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn:
Thực hiện theo Đề án phát triển giao thông nông thôn, nâng cấp và hiện đại hóa một số công trình để đạt tiêu chí số 2 về giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn (mở rộng lòng đường, nhựa hóa hoặc bê tông hóa các tuyến đường huyện, đường xã còn lại đạt cấp V, cấp VI theo TCVN 4054 : 2005 và bê tông hóa các cầu trên tuyến), quan tâm duy tu, bảo dưỡng hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn hiện có, đặc biệt là các xã nông thôn mới.
- Hệ thống bến, bãi đỗ xe tải, xe khách, xe công cộng:
Quy hoạch và phát triển hệ thống bến xe khách, xe tải ở các địa phương đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa; quy hoạch và xây dựng các bến, bãi đỗ xe công cộng nhằm bảo đảm an toàn giao thông và tăng lưu lượng phương tiện lưu thông trên đường bộ.
b/. Hạ tầng giao thông đường thủy:
- Đường thủy nội địa: Thực hiện theo phân cấp quản lý và quy hoạch lại phù hợp với tình hình từng địa phương.
- Hệ thống cảng: Duy trì hoạt động các cảng hiện có và kiến nghị với Trung ương xây dựng mới và nâng cấp các cảng ở Sông Tiền và Sông Hậu đạt chuẩn cho tàu 10.000 DWT trở lên đầy tải vào cảng.
- Bến thủy nội địa:
+ Quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa cấp huyện, thị và các khu cụm công nghiệp như: bến Hồng Ngự, Tam Nông, Mỹ An, Trường Xuân, Lấp Vò, Mỹ Thọ, Tân Hồng, Thanh Bình, Lai Vung, Sa Đéc, Cao Lãnh, có khả năng tiếp nhận tàu - ghe trọng tải nhỏ, các tàu tự hành có tải trọng đến 200 DWT; đoàn sà lan có tải trọng đến 750 DWT;
+ Duy trì hoạt động và ưu tiên đầu tư nâng cấp các bến đò có lưu lượng lớn có ý nghĩa quan trọng về mặt giao thông, cải tạo chỉnh trang tất cả bến đò, bến khách ngang sông đúng kỹ thuật an toàn, đủ trang bị cứu hộ, cứu nạn khi hoạt động. Hoàn thành, đưa vào khai thác bến phà Phong Hòa - Ô Môn và đường ĐT.853 nối dài.
c/. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
- Kiến nghị Trung ương:
+ Quan tâm Đầu tư hệ thống giao thông trên địa bàn. Tổ chức quản lý và thực hiện tốt Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
+ Bố trí vốn để thi công QL 54, hoàn chỉnh tuyến tránh QL30 thuộc thành phố Cao Lãnh trong năm 2016 - 2020, cho triển khai thực hiện nâng cấp, mở rộng QL30 đoạn thành phố Cao Lãnh đến cửa khẩu quốc tế Dinh Bà trong giai đoạn 2016 - 2020. Sớm đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ qua đoạn Châu Thành, đồng thời mở nút giao thông kết nối với tuyến này tại xã An Phú Thuận huyện Châu Thành; đầu tư nâng cấp tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp.
+ Ưu tiên đầu tư các tuyến, trục giao thông quốc gia đi trên địa bàn tỉnh, kết nối với các trung tâm đô thị, khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp, dịch vụ của địa phương.
- Thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bảo đảm đời sống người dân trong vùng dự án:
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp thật chặt chẽ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc đoàn thể cơ sở giám sát chặt chẽ cơ quan chức năng, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân trong vùng dự án tích cực hợp tác trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật.
Giải quyết hài hòa quyền lợi của người dân bị thu hồi đất và những người hưởng lợi từ dự án bằng những chính sách phù hợp để đời sống của người dân trong vùng dự sớm ổn định và phát triển.
- Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực giao thông.
Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải, xử lý những tình trạng tiêu cực, lãng phí trong đầu tư; tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị thi công nhà đầu tư để công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát đánh giá tiến độ thực hiện, kịp thời điều chỉnh những công trình, dự án chưa thật sự cần thiết, hiệu quả thấp và kiên quyết xử lý những dự án chậm tiến độ.
- Về nguồn vốn đầu tư.
Nhu cầu vốn đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh cả giai đoạn là rất lớn, cần huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), các nguồn vốn trong dân và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh. Hàng năm sắp xếp thứ tự ưu tiên để có kế hoạch đầu tư cụ thể, cân đối bố trí ngân sách nhà nước đáp ứng vốn đối ứng các dự án ODA, hoàn thành các dự án chuyển tiếp sớm đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đầu tư.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với hình thức BT, BOT đối với một số công trình giao thông, vận tải hiệu quả cao.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực giao thông, nhất là các doanh nghiệp hoạt động tư vấn, lập dự án nâng cao năng lực hoạt động.
Đổi mới công tác chuẩn bị đầu tư và phân kỳ đầu tư trong phát triển hệ thống đường tỉnh, đáp ứng nhịp độ phát triển công nghiệp, dịch vụ của từng khu vực trong tỉnh. Trong đó, xem xét, ưu tiên tập trung cho các tuyến đường có ý nghĩa chiến lược để thu hút nhà đầu tư lớn, thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ và phát triển du lịch.
Đối với việc đầu tư hệ thống bến, bãi đỗ xe tải, xe khách, xe công cộng, tập trung đầu tư nâng cấp các bến đò có lưu lượng lớn, cải tạo, chỉnh trang các bến đò đúng kỹ thuật an toàn, có đủ trang bị cứu hộ, cứu nạn trên sông.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch và công bằng trong công tác đấu thầu đối với những dự án từ ngân sách Nhà nước theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia vào lĩnh vực giao thông để ứng dụng, tiếp thu công nghệ mới, hiện đại, xây dựng các công trình giao thông thu hút lao động tay nghề cao, giải quyết việc làm và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trên địa bàn Tỉnh.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa VIII, kỳ họp lần thứ 10 thông qua ngày 03 tháng 7 năm 2015 và có hiệu lực sau 10 ngày thông qua ./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.