HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2022/NQ-HĐND |
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 12 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 03 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2031, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNN&PTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNN&PTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2031, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 202/TTr-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo số 714/BC-KTNS ngày 08 tháng 12 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra dự thảo Nghị quyết về mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm các nội dung sau:
1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
a) Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện 01 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị không quá 3.000 triệu đồng cho các nội dung:
- Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
- Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
- Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
b) Mức hỗ trợ cho 01 dự án thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn, địa bàn khó khăn và trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Mức hỗ trợ cụ thể về vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi thực hiện theo Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; các mức còn lại do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định theo quy định hiện hành.
2. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
a) Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện 01 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng không quá 500 triệu đồng cho các nội dung:
- Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.
- Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.
- Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
b) Mức hỗ trợ cho dự án thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn, địa bàn khó khăn và trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Mức hỗ trợ cụ thể về vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi thực hiện theo Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; các mức còn lại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định hiện hành.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành của pháp luật, tổ chức triển khai thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ PHỤC
VỤ SẢN XUẤT, CUNG ỨNG DỊCH VỤ, GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỐI VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết
số 06/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022
của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1. Dự án trồng trọt
a) Dự án trồng cây lâu năm: Hỗ trợ không quá 08 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
b) Dự án trồng cây hàng năm: Hỗ trợ không quá 4,8 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống cây trồng, giá thể trồng cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
2. Dự án phát triển cây dược liệu quý
Hỗ trợ tối đa 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm để mua giống cây dược liệu, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; định mức hỗ trợ cho cả 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất không quá 4,8 triệu đồng/hộ nghèo.
3. Dự án chăn nuôi
a) Giống trâu sinh sản: Hỗ trợ không quá 16 triệu đồng/hộ nghèo để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất; hỗ trợ không quá 02 triệu đồng/hộ nghèo để làm chuồng trại.
b) Giống bò sinh sản: Hỗ trợ không quá 13 triệu đồng/hộ để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất; hỗ trợ không quá 02 triệu đồng/hộ nghèo để làm chuồng trại.
c) Chăn nuôi gia súc khác: Hỗ trợ không quá 08 triệu đồng/hộ nghèo để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất; hỗ trợ không quá 01 triệu đồng/hộ nghèo để làm chuồng trại.
d) Chăn nuôi gia cầm: Hỗ trợ không quá 07 triệu đồng/hộ nghèo để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất.
4. Dự án lâm nghiệp
Hỗ trợ không quá 12 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống cây trồng lâm nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
5. Dự án khai thác ngư nghiệp
a) Hỗ trợ hầm bảo quản thủy sản khai thác trên tàu cá: Hỗ trợ 40% tổng mức chi phí đầu tư, tối đa không quá 200 triệu đồng/tàu. Mức hỗ trợ này áp dụng chung cho mọi đối tượng được quy định trong chính sách này.
Điều kiện hỗ trợ: Tàu cá có chiều dài dưới 15m được đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa và đăng kiểm, cấp phép khai thác. Hầm bảo quản phải được đóng mới và sử dụng công nghệ vật liệu mới Composite Polyurethane Foam (CPF) theo định mức kinh tế, kỹ thuật được quy định tại Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày 24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông trung ương (hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế).
b) Hỗ trợ ngư cụ đánh bắt: Hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ nghèo để mua ngư cụ đánh bắt.
6. Dự án nuôi trồng thủy sản
Hỗ trợ không quá 11 triệu đồng/hộ nghèo để mua giống, thức ăn, hóa chất xử lý môi trường nuôi, chế phẩm sinh học, công cụ, dụng cụ sản xuất, lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.
7. Dự án diêm nghiệp
Hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ nghèo để mua vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất muối.
8. Hỗ trợ vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất trong sơ chế, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm để nâng cao giá trị nông sản, an toàn thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng (chỉ áp dụng cho dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng)
Hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ nghèo để mua vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất trong sơ chế, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm để nâng cao giá trị nông sản, an toàn thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng.
II. MỨC HỖ TRỢ CHO CÁC HỘ THAM GIA DỰ ÁN
1. Người lao động là người khuyết tật không có sinh kế ổn định, hộ nghèo (ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo): Hỗ trợ 100% mức quy định tại Mục I Phụ lục này.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: Hỗ trợ bằng 80% mức hỗ trợ hộ nghèo quy định tại Mục I Phụ lục này.
3. Người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ hộ nghèo quy định tại Mục I Phụ lục này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.