HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2005/NQ- HĐND4 |
Nha Trang, ngày 21 tháng 7 năm 2005 |
VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006-2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA IV, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 2720/TTr-UBND, ngày 06/7/2005 của UBND tỉnh Khánh Hoà và Báo cáo thẩm tra số 17/VH-XH, ngày 14/7/2005 của Ban Văn hoá - xã hội HĐND tỉnh về Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006-2010 và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Thông qua "Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006-2010", gồm các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu của Chương trình:
1.1. Mục tiêu chung:
- Tạo môi trường và cơ chế thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách toàn diện; nâng cao mức sống, tăng thu nhập, thu hẹp gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến cuối năm 2010, thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005.
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho 31 xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo trọng điểm. Đảm bảo đến năm 2010, các xã này có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh.
- 104.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội.
- 876.000 lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế để được khám chữa bệnh miễn phí.
- 155.000 lượt học sinh nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số được miễn, giảm học phí và hỗ trợ đi học.
- Hỗ trợ ít nhất 8.000 nhà ở cho hộ nghèo không có nhà hoặc ở nhà tạm (nhà tranh, tre, nứa, xiêu vẹo, dột nát, nhà ổ chuột không đảm bảo an toàn trong khi mưa bão, lũ).
- Ít nhất 49.000 lượt người nghèo được tập huấn về khuyến nông-lâm-ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn.
- Ít nhất 8.000 lượt người nghèo được hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm, dạy nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động ở các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dạy nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động.
- Bố trí và phụ cấp cho cán bộ phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã. Tập huấn nâng cao năng lực cho 6.200 lượt cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, khóm, 250 cán bộ cấp huyện và cấp tỉnh của các ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan.
- Xây dựng được ít nhất 03 mô hình xóa đói giảm nghèo bền vững gắn với đặc thù của các vùng sinh thái: miền núi, đồng bằng, đô thị.
2. Nguồn vốn thực hiện chương trình:
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 600,57 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn hiện có của Ngân hàng Chính sách xã hội: 160 tỷ đồng.
- Dự kiến Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 109,75 tỷ đồng.
- Ngân sách tỉnh cân đối để thực hiện Chương trình: 177,1 tỷ đồng.
- Huy động, lồng ghép với các chương trình liên quan: 153,72 tỷ đồng.
3. Các giải pháp thực hiện chương trình:
Giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo hệ thống các chính sách, đề án, hoạt động của “Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006-2010”, Cụ thể:
3.1. Chính sách, đề án nhằm tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập:
a) Chính sách tín dụng hộ nghèo.
b) Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và nước sinh hoạt cho người nghèo.
c) Đề án khuyến nông-lâm-ngư và hướng dẫn người nghèo cách làm ăn.
d) Đề án dạy nghề cho người nghèo.
e) Đề án xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả.
f) Đề án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn và các xã nghèo trọng điểm.
g) Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
3.2. Các chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội:
a) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo.
b) Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo.
c) Chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở.
d) Chính sách an sinh xã hội.
3.3. Các đề án, hoạt động nhằm nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN và nhận thức của cộng đồng về XĐGN:
a) Đề án bố trí và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN.
b) Hoạt động xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá.
c) Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về XĐGN.
Điều 2: Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà khoá IV, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 21 tháng 7 năm 2005./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.