HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2013/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 4 năm 2013 |
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN Y TẾ CHUYÊN SÂU TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 6 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 16/TTr-UBND ngày 04/4/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Đề án phát triển y tế chuyên sâu tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án phát triển y tế chuyên sâu tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (có tóm tắt đề án kèm theo),
Điều 2. Giao UBND tỉnh tiếp thu ý kiến của các Ban HĐND tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp để bổ sung hoàn thiện Đề án và triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với HĐND tỉnh.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Văn hoá - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XII, Kỳ họp thứ 6 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2013./.
|
CHỦ
TỊCH |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN Y TẾ CHUYÊN SÂU TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số: 04 /2013/NQ-HĐND ngày 26 / 4 /2013 của HĐND tỉnh)
1. Quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển
- Phát triển y tế chuyên sâu phải phù hợp với đương lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
- Huy động được tiềm năng, nguồn lực của xã hội, phù hợp với Chương trình phát triển y tế của tỉnh và thực tế của từng đơn vị. Thực hiện đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả để tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao.
- Tăng cường đầu tư một số lĩnh vực chuyên sâu ngang tầm với các trung tâm chuyên sâu kỹ thuật cao của Trung ương và là vệ tinh của một số bệnh viện đầu ngành Trung ương. Chú trọng y tế dự phòng trên cơ sở dự phòng tích cực và chủ động. Kết hợp chặt chẽ phát triển y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.
- Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư cho phát triển y tế của tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức và dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân xây dựng Thái Nguyên xứng tầm là Trung tâm Y tế vùng Trung du miền núi phía Bắc.
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển y tế chuyên sâu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao tương đương các bệnh viện đầu ngành ngay tại địa phương, góp phần xây dựng tỉnh trở thành Trung tâm y tế vùng trung du miền núi phía Bắc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hình thành và phát triển mạng lưới y tế chuyên sâu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Thực hiện được một số kỹ thuật chuyên sâu, chất lượng cao về một số lĩnh vực như: Tim mạch, sản khoa, nhi khoa, sơ sinh, ung bướu, chấn thương, chỉnh hình, mắt, lao, bệnh phổi, nội tiết, y học cổ truyền, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
- Phát triển phòng An toàn sinh học từ cấp độ II lên cấp độ III, nâng cao năng lực phòng bệnh khám bệnh, chữa bệnh của các đơn vị y tế trên địa bàn thông qua việc tăng cường đào tạo, nhận chuyển giao kỹ thuật và tư vấn khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin (telemedicine), với các chỉ tiêu sau:
* Giai đoạn 2013 đến 2015:
- Đào tạo được ít nhất 15 kíp thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu ở các lĩnh vực của nội dung Đề án.
- Giảm 30% tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến từ địa phương lên tuyến trên so với năm 2012.
- Xây dựng 01 bệnh viện vệ tinh (Bệnh viện A).
- Chẩn đoán, phân lập được một số chủng virus gây dịch bênh nguy hiểm; phân tích được đa số các loại hóa chất, kim loại nặng, độc tố trong thực phẩm; khống chế dịch bệnh.
- Nâng hạng Bệnh viện : 01 Bệnh viện từ hạng II lên hạng I, 01 Bệnh viện từ hạng III lên hạng II.
- Khuyến khích đầu tư thêm 02 Bệnh viện tư nhân (trong đó có 1 Bệnh viện theo mô hình tiêu chuẩn Quốc tế).
* Giai đoạn 2016 đến 2020:
- Đào tạo được ít nhất 35 kíp thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu ở các lĩnh vực của nội dung Đề án.
- Giảm 70% tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến từ địa phương lên tuyến trên so với năm 2012.
- Thiết lập được hệ thống hội chẩn từ xa với các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, các cơ sở y tế trong nước và nước ngoài.
- Nâng cao các kỹ thuật sinh học phân tử, phân lập vius dại, xác định ADN.
- Xây dựng thêm 01 bệnh viện vệ tinh (Bệnh viện C).
- Nâng hạng Bệnh viện: 02 Bệnh viện từ hạng II lên hạng I.
- Khuyến khích đầu tư thêm 01 Bệnh viện tư nhân, 01 Bệnh viện theo mô hình tiêu chuẩn Quốc tế.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị thực hiện Đề án
- Bệnh việnĐa khoa Trung ương Thái Nguyên: Bệnh viện đa khoa hạng I, phát triển chuyên sâu về tim mạch, ung bướu. Phấn đấu lên hạng đặc biệt sau năm 2020.
- Bệnh viện A: Phát triển chuyên sâu sản khoa và nhi khoa, là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (giai đoạn 2013 – 2015). Phấn đấu đạt bệnh viện hạng I trước năm 2020.
- Bệnh viện C: Phát triển chuyên sâu về ung bướu và chấn thương chỉnh hình, đạt bệnh viện hạng I vào năm 2015. Phấn đấu là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K Trung ương (giai đoạn 2016 – 2020).
- Bệnh viện Gang Thép: Phát triển chuyên sâu về bệnh Nội tiết.
- Bệnh viện Lao & bệnh phổi: Phát triển chuyên sâu về bệnh lao và các bệnh phổi, phấn đấu đạt bệnh viện hạng I trước năm 2020.
- Bệnh viện Mắt: Tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu: phaco nâng cao, dịch kính võng mạc, tật khúc xạ, tạo hình, thẩm mỹ, laser, nhãn nhi và các bệnh bẩm sinh. Phấn đấu đạt bệnh viện hạng II vào năm 2015.
- Bệnh viện Y học Cổ truyền: Phát triển thành Bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền, tập trung vào các kỹ thuật chuyên sâu của y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại, nâng cao các kỹ thuật xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, tán sỏi ngoài cơ thể, ô xy cao áp, châm cứu xuyên huyệt (mãng châm), nội soi tiêu hóa.
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Tập trung xây dựng phát triển phòng An toàn sinh học từ cấp độ II lên cấp độ III (là nơi thực hiện những nguyên tắc, kỹ thuật và thực hành cần thiết nhằm ngăn ngừa những phơi nhiễm không mong muốn hoặc làm thất thoát các tác nhân gây bệnh và độc tố).
- Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên: Bệnh viện đa khoa phát triển một số kỹ thuật cao ngang tầm các nước trong khu vực, tập trung chuyên sâu về điều trị các bệnh hệ Tiết niệu, Tim mạch; Hội chẩn từ xa với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, các cơ sở y tế trong nước và nước ngoài.
- Về tổ chức quản lý: Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao vào các vị trí phù hợp với phát triển y tế chuyên sâu, có quy hoạch đào tạo cán bộ theo từng giai đoạn. Tăng cường sự đoàn kết, phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị y tế Trung ương, ngành trên địa bàn với y tế của tỉnh và y tế tư nhân. Thành lập các Bệnh viện vệ tinh của các Bệnh viện đầu ngành Trung ương. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong khám chữa bệnh và phòng bệnh.
- Nâng cao y đức: Thường xuyên tổ chức học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện tốt 12 điều y đức, quy tắc ứng xử trong toàn ngành. Duy trì “Đường dây nóng”, “Hòm thư góp ý”, “Phiếu xin ý kiến người bệnh”, sinh hoạt hội đồng người bệnh định kỳ hàng tuần.
- Nâng cao chất lượng chuyên môn: Thực hiện tốt quy chế khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh trong các cơ sở y tế, làm chủ các trang thiết bị; sử dụng hợp lý, an toàn về thuốc. Phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại kết hợp với y học cổ truyền, củng cố và hoàn thiện hệ thống y dược học cổ truyền từ tỉnh đến cơ sở.
- Về nhân lực, đào tạo: Tuyển đủ cơ cấu cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, đào tạo đại học, sau đại học và các kíp kỹ thuật chuyên sâu theo định hướng phát triển của từng đơn vị. Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao theo Đề án của tỉnh.
- Về đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt. Cải tạo, nâng cấp một số khoa, phòng đáp ứng yêu cầu hoạt động các chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Cung cấp các thiết bị y tế cho lĩnh vực chuyên sâu cho các đơn vị tham gia Đề án (không kể Bệnh viện Quốc tế). Ưu tiên đầu tư cho các đơn vị tham gia đề án theo kế hoạch từ nguồn trái phiếu Chính phủ và các đề án đã được phê duyệt
Tỉnh hỗ trợ kinh phí, ưu tiên mua một số trang thiết bị y tế chuyên sâu cần thiết nhất và không có trong danh mục thiết bị của các dự án đã được phê duyệt cho các đơn vị y tế thuộc tỉnh; cải tạo, nâng cấp một số khoa, phòng đáp ứng yêu cầu hoạt động của các chuyên khoa như khoa chấn thương, khoa nội, khoa sản, đơn nguyên sơ sinh, khu vực xét nghiệm (Labo), chẩn đoán hình ảnh...
- Cơ chế chính sách: Tỉnh hỗ trợ đào tạo các kíp kỹ thuật chuyên sâu, hỗ trợ các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh; hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh phí cho cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tại tỉnh.
Khuyến khích các tổ chức, tập thể, cá nhân đầu tư, liên kết với các đơn vị y tế thực hiện các kỹ thuật cao và chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao. Ưu tiên quỹ đất và miễn, giảm tiền thuê đất, tiền thuế cho các dự án y tế, bệnh viện tư nhân, bệnh viện theo tiêu chuẩn Quốc tế.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của Chương trình. Huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong xây dựng và hoàn thiện các cơ sở y tế; phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; tăng cường phối hợp công – tư, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chất lượng cao.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 812.248 triệu đồng.
Trong đó:
- Kinh phí Trung ương: 329.002 triệu đồng.
- Kinh phí địa phương: 161.246 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2013 – 2015: 16.000 triệu đồng – 18.000 triệu đồng/năm.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: 21.000 triệu đồng – 22.000 triệu đồng/năm.
- Kinh phí xã hội hóa: 322.000 triệu đồng.
* Giai đoạn 2013 – 2015:
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các khoa, phòng, bộ phận thực hiện y tế chuyên sâu. Ưu tiên mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao.
- Đào tạo và triển khai kỹ thuật chuyên sâu theo kế hoạch và lộ trình.
- Chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn 2016 - 2020 và các năm tiếp theo.
* Giai đoạn 2016 – 2020:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chung và các kíp chuyên sâu, triển khai các kỹ thuật mới.
- Lập đề án xây dựng các trung tâm, khoa, bộ phận thực hiện y tế chuyên sâu như: Tim mạch, Nội tiết, Chấn thương chỉnh hình, khu nhà điều trị các bệnh phổi; dự án xây mới Bệnh viện Y học Cổ truyền theo hướng Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.