HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2021/NQ-HĐND |
Hậu Giang, ngày 10 tháng 3 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 08 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 69/2020/TT-BQP ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 76/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trang bị, đăng ký, quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và trang bị, phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ;
Xét Tờ trình số 24/TTr-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết phê duyệt Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, gồm những nội dung chính cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh
Phê duyệt Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025.
b) Đối tượng áp dụng
Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, cấp xã; lực lượng Dân quân tự vệ trong toàn tỉnh.
a) Mục tiêu tổng quát
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy hiệu lực quản lý của chính quyền và vai trò tham mưu của cơ quan quân sự các cấp đối với việc xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ.
- Trong xây dựng, phải bảo đảm về số lượng, chú trọng việc nâng cao chất lượng phù hợp với thực tế địa phương, bảo đảm độ tin cậy về chính trị là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng và tài sản của Nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở trong khu vực phòng thủ của tỉnh.
- Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”, lấy việc xây dựng chất lượng chính trị làm chính bảo đảm đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Mục tiêu cụ thể
Tổ chức lực lượng Dân quân tự vệ theo quy mô tổ chức đạt từ 1,45% trở lên; cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (xây dựng phải đảm bảo đủ tổ chức biên chế các đầu mối theo đúng quy định của Luật Dân quân tự vệ và Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ).
a) Quy định về tổ chức lực lượng: quy mô tổ chức, biên chế, số lượng, chất lượng Dân quân tự vệ; số lượng Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
b) Quy định về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thảo, diễn tập cho Dân quân tự vệ.
c) Quy định về hoạt động của Dân quân tự vệ: sẵn sàng chiến đấu, phối hợp của Dân quân tự vệ.
d) Quy định về chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ: chế độ phụ cấp hàng tháng, trợ cấp 01 lần của Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã; mức đảm bảo trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và chi phí đi lại đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực.
đ) Quy định về nhiệm vụ chi ngân sách.
3. Tổ chức, biên chế, số lượng Dân quân tự vệ
a) Tổ chức đơn vị Dân quân tự vệ (thực hiện theo Điều 15 Luật Dân quân tự vệ năm 2019; Điều 7 Thông tư số 77/2020/TT-BQP).
b) Số lượng Dân quân tự vệ toàn tỉnh Tổng số Dân quân tự vệ là 10.966 lực lượng; trong đó: Dân quân 9.499 lực lượng, tự vệ 1.467 lực lượng.
a) Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn
Số lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn có 75 đơn vị, bố trí đủ 04 chức danh.
b) Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức
Số lượng Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức, có 62 đơn vị, bố trí đủ 04 chức danh.
c) Ấp, khu đội trưởng
Tổng số 525 lực lượng ấp, khu đội trưởng. Kiêm nhiệm tiểu đội trưởng 525 lực lượng.
5. Tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập
a) Cấp tỉnh
- Tập huấn bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.
- Huấn luyện Dân quân tự vệ.
- Hội thi, hội thao, diễn tập. b) Cấp huyện
- Tập huấn Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng, ấp, khu đội trưởng.
- Huấn luyện Dân quân tự vệ thuộc quyền.
- Hội thi, Hội thao, diễn tập.
c) Cấp xã:
- Huấn luyện Dân quân tự vệ thuộc quyền
- Diễn tập: Chiến đấu phòng thủ cấp xã 20% - 25%/năm (Tổng số 75 đơn vị cấp xã).
d) Cơ quan, tổ chức
- Huấn luyện tự vệ (Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, huấn luyện hỗ trợ tự vệ đứng chân trên địa bàn).
- Diễn tập: Tham gia diễn tập khu vực phòng thủ và hình thức khác của tỉnh.
6. Hoạt động của Dân quân tự vệ
a) Trực sẵn sàng chiến đấu.
b) Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
c) Tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố thiên tai dịch bệnh, cháy nổ, tìm kiếm cứu hộ.
d) Tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
đ) Nhiệm vụ phòng thủ dân sự và nhiệm vụ đột xuất khác.
7. Bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, hoạt động của Dân quân tự vệ
a) Vũ khí vật liệu nổ quân dụng.
Thực hiện theo Thông tư số 76/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trang bị, đăng ký, quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và trang bị, phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ.
b) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật.
c) Bảo đảm cơ sở vật chất: trụ sở làm việc, trang thiết bị, vật chất huấn luyện, bảo đảm nơi ăn, nghỉ cho dân quân thường trực thuộc quyền.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 314.095.951.960 đồng. (Ba trăm mười bốn tỷ, không trăm chín mươi lăm triệu, chín trăm năm mươi mốt ngàn, chín trăm sáu mươi đồng).
a) Kinh phí bảo đảm trang phục: 41.132.642.460 đồng.
b) Kinh phí bảo đảm phụ cấp hàng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự địa phương: 58.279.247.100 đồng.
c) Kinh phí bảo đảm tiền ăn, trợ cấp ngày công lao động và phụ cấp Dân quân thường trực, Dân quân trực tại cấp xã, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ khi hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực: 195.268.860.400 đồng.
- Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Mức phụ cấp hàng tháng đối với Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định hiện hành.
- Mức trợ cấp hàng tháng đối dân quân trực thường xuyên tại Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định hiện hành.
- Mức hưởng phụ cấp hàng tháng đối với ấp, khu đội trưởng: 745.000đ/người/tháng.
- Mức chi trả trợ cấp tiền ngày công lao động cho dân quân tham gia huấn luyện, làm nhiệm vụ là 119.200 đồng/người/ngày. Trường hợp kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định cấp có thẩm quyền mức trợ cấp tăng thêm là 59.600 đồng.
d) Kinh phí bảo đảm công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất: 19.415.202.000 đồng.
đ) Một số chế độ chính sách khác hàng năm dự toán bổ sung từng nhiệm vụ bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ thực hiện đúng theo Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ.
(Đính kèm Đề án)
Điều 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 18/2016/NQ-HĐND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Đề án tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020.
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa IX Kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 10 tháng 3 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 3 năm 2021./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.