CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 95/2013/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Cân cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Quy định về phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4, các khoản 2, 4 và 6 Điều 9, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 17, Khoản 4 Điều 28 và các điều từ Điều 29 đến Điều 34 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Bổ sung Điều 4a vào sau Điều 4 như sau:
“Điều 4a. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động
a) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động;
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
6. Bổ sung Điểm c Khoản 2 Điều 7 như sau:
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
b) Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều 9 như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
9. Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 10 như sau:
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
11. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 14 như sau:
12. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và Khoản 4 Điều 15 như sau:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.
c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;
e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;
g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm định đã công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
14. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 20 như sau:
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
16. Bổ sung Điều 22a vào sau Điều 22 như sau:
“Điều 22a. Vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn
a) Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
a) Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Phải nhận người lao động trở lại làm việc đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
18. Bổ sung Điều 24a, Điều 24b, Điều 24c vào sau Điều 24 như sau:
“Điều 24a. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
d) Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn;
đ) Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.
a) Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn;
b) Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;
c) Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Điều 24b. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 24c. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
19. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 26 như sau:
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
d) Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
22. Sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 32 như sau:
d) Không cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo quy định.
23. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 39 như sau:
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2015.
2. Bãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 11, Điều 25 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mức lãi suất của số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Hành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện và thời hiệu xử phạt sẽ được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
5. Điểm a Khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
6. Điểm b Khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 hành vi này được quy định như sau: “Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.”
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.