HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65-HĐBT | Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 1986 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 và lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá V), các Nghị quyết số 28-NQ/TƯ ngày 10-8- 1985 và số 31-NQ/TƯ ngày 24-2-1986 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 31-HĐBT ngày 28- 3- 1986 của Hội đồng Bộ trưởng;
Để phát huy vai trò quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về các mặt tiền tệ, tín dụng, thanh toán, đồng thời chuyển mạnh các hoạt động của Ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa phục vụ tốt cho sản xuất, xây dựng, chiến đấu và đời sống của nhân dân;
Xét đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các chủ trương, chính sách và chế độ quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán (trong nước và ngoài nước), về ngoại hối, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
2. Phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và các ngành liên quan lập và trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn kế hoạch tiền mặt, kế hoạch tín dụng tổng hợp hàng năm và từng quý cùng lúc với kế hoạch kinh tế quốc dân và dự án ngân sách Nhà nước; tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đó.
3. Thực hiện việc Nhà nước độc quyền in và phát hành giấy bạc; được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm quản lý quỹ dự trữ phát hành của Nhà nước; trực tiếp điều hành việc phân phối, sử dụng quỹ điều hoà phát hành, tổ chức và chỉ đạo lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước theo kế hoạch quý và năm đã được Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn.
4. Tổ chức thực hiện công tác thanh toán trong nền kinh tế quốc dân.
5. Chấp hành ngân sách Nhà nước về phương diện quỹ.
6. Thực hiện việc Nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
7. Ký kết hoặc được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm ký kết các hiệp định về tiền tệ - tín dụng - thanh toán đối ngoại, và về hợp tác khoa học - kỹ thuật thuộc nghiệp vụ ngân hàng.
8. Tổ chức kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, về ngoại hối, vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo các chính sách, chế độ và pháp luật Nhà nước; đồng thời, thông qua đó, thực hiện kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy các ngành, xí nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Các Ngân hàng chuyên nghiệp được tổ chức chi nhánh tại các tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, quận và các vùng kinh tế tập trung.
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.
- Ngân hàng phục vụ dân cư Việt Nam.
Các Ngân hàng chuyên nghiệp Việt Nam có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế.
- Vụ Kinh tế - kế hoạch.
- Vụ Tiền tệ - tín dụng quốc tế.
- Vụ Chế độ và pháp chế.
- Vụ Lưu thông tiền tệ.
- Vụ Nghiệp vụ phát hành và kho quỹ.
- Vụ Tín dụng công nghiệp, giao thông, vận tải và bưu điện (gọi tắt là Vụ Tín dụng công nghiệp).
- Vụ Tín dụng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (gọi tắt và Vụ Tín dụng nông nghiệp).
- Vụ Tín dụng thương nghiệp, vật tư, văn hoá, y tế (gọi tắt và Vụ Tín dụng thương nghiệp).
- Vụ kế toán - tài vụ.
- Vụ Chấp hành quỹ ngân sách Nhà nước.
- Vụ tổ chức và cán bộ.
- Ban thanh tra.
- Văn phòng.
- Viện Nghiên cứu tiền tệ - tín dụng - ngân hàng.
- Các trường cao cấp nghiệp vụ và các trường trung học ngân hàng.
- Các nhà in ngân hàng và các xí nghiệp chuyên dùng.
- Trung tâm tính toán ngân hàng.
Giám đốc Ngân hàng chuyên nghiệp do Tổng Giám đốc phân công một Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm nhiệm; Phó giám đốc ngân hàng chuyên nghiệp có thể là cấp Vụ trưởng.
| Tố Hữu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.