BỘ Y TẾ ********
| VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 642-BYT/PB | Hà Nội ngày 26 tháng 06 năm 1958 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH BIÊN GIỚI CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 248-TTg ngày 19 tháng 5 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức việc kiểm dịch biên giới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Vụ Phòng bệnh;
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. – Nay ban hành điều lệ kiểm dịch biên giới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kèm theo nghị định này.
Điều 2. – Ủy ban Hành chính các khu, tỉnh, thành phố và các ông Giám đốc Vụ Phòng bệnh, Chánh Văn phòng Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH BIÊN GIỚI CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Điều 1. – Bản điều lệ này qui định chi tiết thể lệ kiểm dịch biên giới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm truyền từ nước ngoài vào nước VIỆT NAM hoặc từ nước Việt Nam truyền ra nước ngoài.
Điều 2. – Những bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch là những bệnh sau đây:
– Bệnh dịch hạch,
– Bệnh thổ tả,
– Bệnh đậu mùa,
– Bệnh sốt vàng,
– Bệnh sốt phát ban (do chấy rận),
– Bệnh sốt hồi quy (do chấy rận).
Điều 3. – Thời gian ủ bệnh của các bệnh truyền nhiễm kiểm dịch ấn định như sau:
Bệnh dịch hạch : Sáu ngày
Bệnh thổ tả : Năm ngày
Bệnh đậu mùa : Mười bốn ngày
Bệnh sốt vàng : Sáu ngày
Bệnh sốt phát ban : Mười bốn ngày
Bệnh sốt hồi quy : Tám ngày
Điều 4. – Đối tượng và địa điểm kiểm dịch quy định như sau:
1 – Tất cả những phương tiện giao thông vận tải như tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe hỏa, ô-tô, xe ngựa các loại xe cộ khác, và những người đi bộ từ nước ngoài vào nước Việt Nam hay từ trong nước Việt Nam ra nước ngoài đề phải được kiểm dịch. Nếu là nhập cảnh thì kiểm dịch tại hải cảng, sân bay, hay cửa khẩu biên giới đầu tiên khi các đối tượng nói trên tiến vào nước Việt Nam. Nếu là xuất cảnh thì kiểm dịch tại hải cảng, sân bay, hay cửa khẩu biên giới cuối cùng trước khi các đối tượng đó dời khỏi nước Việt Nam.
2 – Đối với những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh, khi tiến hành kiểm dịch tại địa điểm nói ở đoạn 1, cơ quan kiểm dịch có thể quyết định buộc các đối tượng đó mỗi khi di chuyển tới một địa điểm mới đến, nếu đối tượng đó ở một trong những trường hợp sau đây:
– Đối tượng đó đã khởi hành từ một khu vực có dịch ở nước ngoài.
– Khi khám nghiệm thấy rằng đối tượng đó có hoặc nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch.
– Trong hanh trình trên đối ượng đó đã có người chết không rõ nguyên nhân.
3 – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay xuất cảnh khởi hành từ một khu vực có dịch ở trong nước thì phải được kiểm dịch ngay từ hải cảng, sân bay xuất phát và đến khi sắp dời khỏi nước Việt Nam cơ quan kiểm dịch tại hải cảng, bến sông, sân bay cuối cùng có thể buộc đối tượng đó phải được kiểm dịch lại.
4 – Khi phát hiện thấy có những triệu chứng rỏ rằng tại một địa điểm kiểm dịch hoặc trên một phương tiện giao thông đậu lại ở đó có phát sinh hoặc nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch, hay là có người chết đột ngột không rõ nguyên nhân thì địa điểm đó và tất cả phương tiện giao thông đậu ở đó phải lập tức được tiến hành kiểm dịch.
5 – Khi một phương tiện giao thông phải kiểm dịch thì tất cả các nhân viên, hành khách, hành lý, hàng hóa và súc vật có trên phương tiện giao thông đó cũng phải được kiểm dịch.
Điều 5. – Đối với những đối tượng kiểm dịch khám nghiệm thấy có hoặc nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch thì cơ quan kiểm dịch có thể bắt lưu lại tại địa điểm kiểm dịch một thời gian và buộc phải thi hành những biện pháp vệ sinh cần thiết theo những điều khoản quy định ở chương 7 điều lệ này.
Điều 6. – Đối với những người khám nghiệm thấy có mắc bệnh truyền nhiễm kiểm dịch thi cơ quan kiểm dịch có thể không cho phép đi qua biên giới để ra nước ngoài. Những người nghi là mắc bệnh truyền nhiễm kiểm dịch thì phải được kiểm nghiệm tại chỗ rồi mới được phép qua biên giới ra nước ngoài. Nếu đương sự đi bằng một phương tiện vận tải công cộng thì cơ quan kiểm dịch báo cho người phụ trách phương tiện đó biết, đồng thời ghi chú rõ sự việc này vào giấy chứng nhận kiểm dịch xuất cảnh cấp cho phương tiện đó.
Điều 7. – Đối với những hàng hóa chuyên chở qua biên giới nếu khám thấy đã bị nhiễm dịch hoặc có thể truyền bệnh truyền nhiễm kiểm dịch thì cơ quan kiểm dịch cớ thể buộc người chịu trách nhiệm về những hàng hóa đó phải tiến hành diệt côn trùng, hay khử trung hoặc thực hiện những biện pháp vệ sinh cần thiết khác.
Điều 8. – Muốn chở qua biên giới những xác người chết thì người chịu trách nhiệm xác đó phải xuất trình cho cơ quan kiểm dịch đủ những giấy tờ cần thiết do Bộ Y tế quy định. Chỉ khi nào cơ quan kiểm dịch xét thấy không có điều gì hại vệ sinh và cấp giấy phép thì mới được chuyên chở xác chết đó qua biên giới.
Điều 9. – Cơ quan kiểm dịch có quyền thường xuyên kiểm soát vệ sinh tất cả những cơ sở, nhà cửa, kho hàng, v.v… nằm trong khu vực kiểm dịch và trên các đối tượng kiểm dịch nằm trong khu vực ấy. Khi thấy có những hiện tượng để mất vệ sinh tạo điều kiện cho bệnh truỳen nhiễm kiểm dịch lan tràn thì cơ quan kiểm dịch có quyền đề ra cho các cơ quan hoặc người phụ trách các địa điểm và đối tượng đó phải thi hành những biện pháp vệ sinh cần thiết và hướng dẫn đôn đốc họ thi hành những biện pháp đó.
Khu vực kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch phối hợp với cơ quan phụ trách hải cảng, sân bay hoặc cửa khẩu biên giới cùng nghiên cứu và quy định rồi báo cáo cho Bộ Y tế thông qua.
Điều 10. – Cơ quan kiểm dịch có thể cấm không cho những tầu thủy đậu ở hải cảng đổ xuống cửa bể những nước bẩn, phân, rác trên tàu, hoặc buộc người phụ trách tàu phải cho tiêu độc trước khi đổ xuống, nếu xét thấy những thứ đó có thể làm cho cửa bể nhơ bẩn hại đến vệ sinh chung.
Điều 11. – Trong khi làm nhiệm vụ kiểm dịch các thầy thuốc kiểm dịch phải mang theo chứng minh thư và mặc trang phục kiểm dịch có phủ hiệu riêng.
Những tàu, xe của cơ quan kiểm dịch khi làm việc phải treo cờ kiểm dịch.
Kiểu mẫu và thể thức sử dụng chứng minh thư, trang phục, phù hiệu và cờ kiểm dịch do Bộ Y tế quy định.
Điều 12. – Khi cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm dịch cho phương tiện giao thông nào thì người phụ trách phương tiện giao thông đó phải hết sức giúp đỡ cơ quan kiểm dịch làm nhiệm vụ.
Điều 13. – Khi cơ quan kiểm dịch làm nhiệm vụ ở nơi nào thì những cơ quan đó liên hệ công tác ở nơi đó như Hải quan, Công an, Giao thông Đường sắt, Cảng vụ, Hàng không dân dụng, v.v… có nhiệm vụ hợp tác và giúp đỡ phương tiện làm việc cần thiết cho cơ quan kiểm dịch.
Điều 14. – Khi bệnh truyền nhiễm kiểm dịch lan tràn mạnh ở trong nước hoặc ở nước ngoài, thì Bộ Y tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý có thể cho thi hành những biện pháp sau đây 1 – Ra lệnh phong tỏa vùng có dịch, cấm ra vào biên giới qua những khu vực nhất định nào đó.
2 – Cấm không được xuất, nhập qua biên giới một số loại hàng hóa, vật phẩm nào đó trong một thời gian nhất định.
3 – Buộc phải tiến hành diệt côn trùng hay khử trùng trước khi xuất nhập qua biên giới đối với một số loại hàng hóa, vật phẩm khác.
4 – Chỉ định sân bay hạ cánh và hải cảng cập bến đầu tiên cho tất cả những máy bay hay tàu thuyền đã từ những vùng có dịch ở nước ngoài đến. Những máy bay và tàu thuyền nói trên phải hạ cánh hoặc cập bến tại sân bay hay hải cảng chỉ định đã nói trên để cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm dịch rồi mới được dời đi nơi khác nếu chưa được cơ quan kiểm dịch ở sân bay hoặc hải cảng chỉ định cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thì những may bay, tàu thuyền đó không được hạ cánh hoặc cập bến tại một địa điểm khác, trừ trường hợp bắt buộc vì gặp tai nạn hay vì một nguyên nhân đặc biệt không thể nào giải quyết bằng cách khác được.
Điều 15. – Khi ở một nước láng giềng sát biên giới với nước Việt Nam có phát sinh bệnh dịch hạch thể phổi và có triệu chứng là bệnh đó đã truyền sang nước Việt Nam thì Ủy ban Hành chính tỉnh biên giới theo đề nghị của cơ quan kiểm dịch có thể quyết định tạm thời cấm ra, vào trên các đường giao thông biên giới trong một khu vực nhất định. Ủy ban Hành chính phải báo cáo quyết định đó cho Thủ tướng phủ và Bộ Y tế biết chậm nhất là 24 giờ sau khi ban hành. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ban hành quyết định đó phải được Bộ Y tế duyệt y hoặc hủy bỏ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Ở các khu Tự trị không có cấp tỉnh thì quyền quyết định tạm thời cấm ra vào trên các đường giao thông biên giới trong trường hợp nói ở điều này giao cho Ủy ban Hành chính khu.
Điều 16. – Việc kiểm dịch đối với các đại biểu ngoại giao của các nước ngoài như: Đại sứ, Công sứ, Lãnh sự, chính khách nước ngoài sẽ tiến hành theo một thông tư riêng của Bộ Y tế.
Những trường hợp được miễn không phải kiểm dịch sẽ do Bộ Y tế quy định.
Điều 17. – Bộ Y tế cùng với các ngành có liên quan đảm nhiệm việc thông báo tình hình dịch tễ giữa nước Việt Nam với các nước ngoài.
Điều 18. – Tại các hải cảng, sân bay, cửa khẩu biên giới và trên những tàu, thuyền, máy bay, xe hỏa dừng lại tại các điểm đó nếu phát sinh những bệnh truyền nhiễm kiểm dịch hoặc có người chết mà không rõ nguyên nhân thì những người phụ trách các địa điểm và phương tiện giao thông nói trên có trách nhiệm phải báo cáo ngay cho cơ quan kiểm dịch biết.
Điều 19. – Các cơ quan Y tế địa phương trong lúc làm công tác phòng bệnh hay chữa bệnh nếu thấy có phát sinh hay nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch phát sinh thì lập tức thông báo cho cơ quan kiểm dịch ở khu vức ấy biết.
Điều 20. – Khi có những triệu chứng đầu tiên về những bệnh truyền nhiễm dịch phát sinh ở biên giới thì cơ quan kiểm dịch ở địa phương ấy phải báo cho cơ quan phòng bệnh của địa phương biết. Nếu có bệnh dịch hạch, thổ tả, đậu mùa hay sốt vàng thì phải dùng những phương tiện nhanh chóng nhất để báo cáo cho Bộ Y tế.
Điều 21. – Cơ quan kiểm dịch được tổ chức tại các hải cảng có tầu thủy, thuyền bè của các nước ra vào; tại các sân bay có máy bay của các nước qua lại; và tại các khẩu quan trong dọc biên giới lục địa (gồm cả bến sông và các ga xe hỏa giao tiếp ở biên giới). Tại các địa điểm nói trên tùy theo nhu cầu công tác của từng nơi Bộ Y tế thành lập các phòng kiểm dịch riêng hoặc giao nhiệm vụ kiểm dịch cho các cơ quan Y tế khu, hay tỉnh kiêm nhiệm.
Điều 22. – Việc thành lập, giải tán hay sát nhập những cơ quan kiểm dịch của nước Việt Nam đều do Bộ Y tế quyết định sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Điều 23. – Các cơ quan kiểm dịch có những nhiệm vụ sau đây:
1 – Báo cáo với cấp trên về tình hình phát sinh, tiến triển của các bệnh truyền nhiễm kiểm dịch và sự đối phó với những bệnh đó ở khu vực kiểm dịch.
2 – Tiến hành kiểm tra và xử lý vệ sinh cho những tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe hỏa, xe cộ, hành lý, hàng hóa cần phải kiểm dịch.
3 – Tiến hành khám nghiệm và xử lý vệ sinh cho những nhân viên giao thông hành khách cần phải kiểm dịch.
4 – Tiến hành kiểm nghiệm những côn trùng có thể truyền nhiễm bệnh dịch và những loại động vật gậm nhấm ở những hải cảng, sân bay, cửa khẩu và trên những tàu bè, máy bay, xe cộ cần phải kiểm dịch.
5 – Khám nghiệm và xử lý vệ sinh những trường hợp có người chết mà chưa tìm ra nguyên nhân hoặc có người chết vì bệnh dịch hay nghi là vì bệnh dịch ở những hải cảng, sân bay, cửa khẩu biên giới và trên những tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe hỏa, xe cộ dừng lại ở những địa điểm ấy.
6 – Giám sát vệ sinh nước uống của các hải cảng, sân bay, cửa khẩu biên giới.
7 – Hướng dẫn và đôn đốc những người phụ trách hải cảng, sân bay, ga xe hỏa, cửa khẩu biên giới thực hiện những biện pháp phòng bệnh như trừ những loại sâu bọ, côn trùng, những loài động vật gậm nhấm và thực hiện vệ sinh nước uống và những biện pháp vệ sinh thường xuyên khác cho hải cảng, sân bay, ga xe hỏa, cửa khẩu và những tàu thuyền, máy bay, xe hỏa dừng lại ở những địa điểm ấy.
8 – Kiểm tra và cấp phát những giấy tờ kiểm dịch đã được Bộ Y tế quy định.
9 – Quản lý việc chuyển qua biên giới những quan tài có xác chết.
Điều 24. – Bộ Y tế quy định chi tiết về tổ chức, biên chế, lề lối làm việc và quan hệ lãnh đạo của các cơ quan kiểm dịch.
Điều 25. – Tất cả những tàu, thuyền từ nước ngoài đến trước khi vào hải cảng phải được kiểm dịch nhập cảnh ngay ở vùng cắm neo.
Vùng cắm neo do cơ quan kiểm dịch phối hợp với cơ quan cảng vụ nghiên cứu và ấn định rồi báo cáo cho Bộ Y tế và Bộ Giao thông và Bưu điện thông qua.
Điều 26. – Những tàu, thuyền muốn vào một hải cảng nào của nước Việt Nam thì ít nhất là 24 giờ trước lúc tàu đến vùng cắm neo, thuyền trưởng phải dùng điện tín báo cáo với công ty đại lý tàu biển để kịp thời báo lại cho cơ quan kiểm dịch về những điểm sau đây:
1) Tên tàu thuyền, quốc tịch, ngày giờ tàu thuyền sẽ đến vùng cắm neo.
2) Tên cảng xuất phát và cảng cuối cùng mà tàu thuyền đã ghé lại trước khi đến Việt Nam.
3) Tổng số thuyền viên và hành khách trên tàu.
4) Tình hình đau ốm và số thầy thuốc trên tàu.
Điều 27. – Tín hiệu kiểm dịch ấn định cho tàu, thuyền như sau:
– Nếu là ban ngày thì tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
1) Cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền không có dịch và yêu cầu được kiểm dịch nhập cảnh.
2) Cờ chữ “QQ” báo hiệu tàu thuyền có hiện tượng nghi là có bệnh dịch, tức là trước đây năm ngày có bệnh dịch phát sinh hoặc trên tàu có chuột chết một cách khác thường.
3) Cờ chữ “QL" báo hiệu tàu có bệnh dịch tức là trong năm ngày vừa qua có bệnh dịch phát sinh ở trên tàu.
– Nếu là ban đêm thì tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng hai chiếc đèn: một đèn đỏ ở trên, một đèn trắng ở dưới cách nhau hai mét ở cột buồm đằng trước báo hiệu tàu, thuyền chưa có giấy chứng nhận dịch nhập cảnh.
Điều 28. – Những tàu, thuyền cần được kiểm dịch nhập cảnh phải treo tín hiệu kiểm dịch như đã quy định ở điều 27 và phải đợi khám nghiệm ở vùng cắm neo. Khi chưa được cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh thì không được hạ tín hiệu kiểm dịch xuống.
Điều 29. – Suốt trong thời gian tàu, thuyền còn phải treo tín hiệu kiểm dịch thì trừ người hoa tiêu và những nhân vien có nhiệm vụ công tác đã được cơ quan kiểm dịch cho phép, không ai được lên tàu thuyền hoặc bốc dỡ hàng hóa trên tàu thuyền. Những thuyền viên và hành khách không được rời khỏi tàu, thuyền này, giao dịch với các tàu thuyền khác trừ trường hợp gặp tai nạn.
Những tàu, thuyền được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh có ghi những biện pháp vệ sinh mà cơ quan kiểm dịch đã ấn định thì tuy đã hạ tín hiệu kiểm dịch nhưng vẫn phải thi hành đầy đủ những biện pháp đó.
Điều 30. – Khi cơ quan kiểm dịch lên tàu, thuyền để kiểm dịch, người thuyền trưởng phải trình giấy chứng nhận y tế hàng hải, danh sách thuyền viên và hành khách trên tàu, nhật ký hàng hải của tàu, giấy chứng nhận tàu đã được diệt chuột, bảng kê hàng hóa và những giấy tờ cần thiết liên quan đến kiểm dịch theo yêu cầu của thầy thuốc lên kiểm dịch.
Khi cơ quan kiểm dịch cần tìm hiểu tình hình vệ sinh trong hành trình của tàu, thuyền thì thuyền trưởng và thầy thuốc trên tàu phải báo cáo rõ ràng. Nếu báo cáo bằng giấy tờ thi phải do thuyền trưởng và thầy thuốc cùng làm và cùng chịu trách nhiệm.
Điều 31. – Sau khi đã tiến hành kiểm dịch nhập cảnh cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh cho những tàu, thuyền không có hoặc không nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch ghi rõ những biện pháp vệ sinh cần thiết do cơ quan kiểm dịch ấn định cho tàu thuyền phải thi hành.
Đối với những tàu, thuyền có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch hoặc nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch thì cơ quan kiểm dịch báo cho tàu thuyền phải tiến hành xử lý vệ sinh đồng thời báo cho cơ quan cảng vụ biết. Khi nào tàu, thuyền đã chấp hành đầy đủ những biện pháp vệ sinh đã ấn định thì cơ quan kiểm dịch mới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
Điều 32. – Bình thường cơ quan kiểm dịch chỉ tiến hành kiểm dịch nhập cảnh cho tàu, thuyền từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Trường hợp đặc biệt tàu thuyền đang có bệnh dịch hay là cần được cấp cứu ngay về mặt y tế, hoặc tàu thuyền bị hư hỏng cần được sửa chữa gấp thì có thể được cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm dịch bất cứ lúc nào. Nếu là ban đêm thì trên tàu thuyền phải có đầy đủ ánh sáng.
Điều 33. – Những tàu, thuyền ngoại quốc vì lý do bị hư hỏng hoặc một lý do hàng hải nào khác bắt buộc phải đậu vào một hải cảng hay là một bờ biển không có cơ quan kiểm dịch thì thuyền trưởng phải dùng điện tín báo ngay với cơ quan y tế ở địa phương hay cơ quan kiểm dịch của hải cảng gần nhất.
Khi chưa được cơ quan y tế địa phương hoặc cơ quan kiểm dịch của hải cảng gần nhất đến kiểm dịch và cho phép thì tất cả nhân viên, hành khách trên tàu, thuyền không được lên bờ giao dịch với bên ngoài trừ trường hợp tàu, thuyền gặp tai nạn thật nguy hiểm.
Điều 34. – Hai mươi bốn giờ trước giờ khởi hành những tàu, thuyền cần được kiểm dịch xuất cảnh đều phải thông qua công ty đại lý tàu biển để báo lại cho cơ quan kiểm dịch những điểm sau đây:
1) Tên tàu thuyền, quốc tịch, tên công ty đại lý hoặc người đại lý,
2) Ngày giờ định khởi hành.
3) Tên hải cảng cuối cùng mà tàu, thuyền sẽ đến.
4) Tổng số nhân viên và hành khách trên tàu, thuyền.
Điều 35. – Trong khi tiến hành kiểm dịch xuất cảnh cho tàu, thuyền cơ quan kiểm dịch có thể kiểm soát những giấy chứng nhận trừ chuột và những giấy từ cần thiết khác. Ngoài ra thuyền trưởng phải làm một giấy khai sức khỏe theo mẫu của cơ quan kiểm dịch giao cho.
Điều 36. – Sau khi đã tiến hành kiểm dịch xuất bản cho tàu, thuyền cơ quan kiểm dịch sẽ tùy theo kết quả mà cấp ngay giấy chứng nhận kiểm dịch xuất cảnh hoặc bắt tàu thuyền phải thực hiện xong những biện pháp vệ sinh cần thiết rồi mới cấp. Nếu vì trường hợp cần tiến hành xử lý vệ sinh nên tàu, thuyền không thể nhổ neo đúng giờ đã định thì cần báo cho cơ quan cảng vụ biết.
Điều 37. – Những tàu, thuyền đã được kiểm dịch xuất cảnh nếu không khởi hành trong thời gian hai mươi bốn giờ kể từ khi được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất cảnh thì phải chờ kiểm dịch lại. Giấy chứng nhận cấp trước không có giá trị nữa.
Điều 38. – Trừ trường hợp ghi ở điều 39, những tàu, thuyền ngoại quốc đến hải cảng Việt Nam mà không thi hành những biện pháp vệ sinh do cơ quan kiểm dịch ấn định thì phải treo tính hiệu kiểm dịch và đi ra khơi ngay, không được đỗ lại ở một hải cảng hay ở bất cứ một nơi nào khác thuộc bờ bể của nước Việt Nam.
Điều 39. – Những tàu, thuyền ngoại quốc khi đến hải cảng Việt Nam nếu cơ quan kiểm dịch đã khám nghiệm và xác định lá trên tàu có bệnh sốt vàng hoặc thấy có muỗi Aedès Aegypti (Stégomyafasciata) thì bắt buộc phải dừng lại và thi hành những biện pháp vệ sinh đã quy định trong điều lệ này nếu chưa thi hành xong thì không được dời đi nơi khác.
Điều 40. – Khi đang bay trên lãnh thổ nước Việt Nam máy bay không được ném xuống hoặc để rơi khỏi máy bay bất cứ một vật gì có thể gieo rắc những bệnh truyền nhiễm.
Điều 41. – Những máy bay muốn hạ cánh xuống sân bay Việt Nam thì phải báo trước cho trạm Hàng Không của sân bay để báo lại cho cơ quan kiểm dịch biết những điểm sau đây:
1) Số hiệu chiếc máy bay
2) Giờ máy bay hạ cánh
3) Tên sân bay khởi hành
4) Tình hình bệnh tật trên máy bay.
Điều 42. – Đối với những máy bay cần phải được tiến hành kiểm dịch nhập cảnh mà chưa được cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh thì không một ai được lên xuống hay bốc dỡ hàng hóa trừ những người đã được cơ quan kiểm dịch cho phép.
Điều 43. – Sau khi đã tiến hành kiểm dịch cho máy bay cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh cho những máy bay không có và không nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch. Giấy chứng nhận ghi rõ những biện pháp vệ sinh mà cơ quan kiểm dịch ấn định cho máy bay phải thi hành.
Những máy bay có bệnh hoặc nghi là có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch thì phải thi hành xong những biện pháp vệ sinh cần thiết do cơ quan kiểm dịch ấn định mới được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh. Trong trường hợp này cơ quan kiểm dịch cần báo ngay cho trạm hàng không biết.
Điều 44. – Những máy bay từ nước ngoài đến nếu vì gặp biến cố bắt buộc phải hạ cánh ở những nơi không phải là sân bay thì người phụ trách máy bay hoặc một nhân viên khác báo cáo ngay với cơ quan kiểm dịch hay cơ quan y tế của địa phương nơi gần nhất.
Khi chưa được cơ quan kiểm dịch hay cơ quan y tế địa phương đến kiểm dịch và cho phép thì tất cả nhân viên, hành khách và hàng hóa trên máy bay không được di chuyển đi nơi khác.
Trường hợp khẩn cấp không thể chờ đợi lâu và cần phải giải quyết ngay để đảm bảo sự an toàn cho khách và nhân viên thì người phụ trách máy bay có thể được phép tạm thời cho họ di chuyển đi nơi khác.
Điều 45. – Mỗi khi có máy bay sắp cất cánh đi ra nước ngoài, cần được kiểm dịch xuất cảnh thì trạm hàng không của sân bay phải báo cho cơ quan kiểm dịch biết trước những điểm sau đây:
1) Số hiệu chiếc máy bay
2) Giờ máy bay khởi hành
3) Tên sân bay cuối cùng máy bay sẽ đến.
Điều 46. – Sau khi đã tiến hành kiểm dịch xuất cảnh cho máy bay cơ quan kiểm dịch sẽ tùy theo kết quả mà cấp ngay giấy chứng nhận kiểm dịch xuất cảnh hoặc bắt phải thi hành xong những biện pháp vệ sinh rồi mới cấp. Nếu vì cần tiến hành xử lý vệ sinh nên máy bay không cất cánh được đúng giờ đã định thì cơ quan kiểm dịch báo cho trạm Hàng không của sân bay biết.
Điều 47. – Cơ quan kiểm dịch tại các sân bay phải tiến hành nhanh chóng mọi công việc của mình để khỏi làm trì hoãn hành trình của máy bay
Điều 48. – Trừ trường hợp ghi ở điều 49, tất cả những máy bay ngoại quốc khi đến sân bay Việt Nam nếu không thi hành những biện pháp vệ sinh do cơ quan kiểm dịch ấn định thì phải bay khỏi biên giới và không được hạ cánh ở bất cứ một địa điểm nào trên lãnh thổ nước Việt Nam. Trường hợp cần thiết những máy bay này có thể được cơ quan kiểm dịch cho phép nhận tiếp tế nước, thực phẩm, v.v…nhưng bắt buộc phải đậu riêng ở sân hay cách ly. Gặp trường hợp nói trên cơ quan kiểm dịch cần báo cho trạm hàng không ở sân bay biết.
Điều 49. – Những máy bay đến sân bay Việt Nam mà cơ quan kiểm dịch đã khám nghiệm và xác định máy bay có bị nhiễm sốt vàng thì bắt buộc phải thi hành những biện pháp vệ sinh đã quy định trong điều lệ này. Nếu chưa thi hành xong những biện pháp vệ sinh đó thì không được dời đi nơi khác.
Điều 50. – Những xe hỏa đã đi qua những khu vực có dịch nhưng không dừng lại ở những nơi ấy thì không coi là xe hỏa ở vùng có dịch đi đến.
Điều 51. – Mỗi khi có xe hỏa từ trước ngoài sắp đến, cần phải kiểm dịch nhập khẩu, thì trưởng ga biên giới phải báo cho cơ quan kiểm dịch biết trước những điểm sau đây:
1) Số hiệu chuyển xe hỏa
2) Giờ xe hỏa đến giá bán
3) Tên ga khởi hành đầu tiên của xe hỏa
Điều 52. – Mỗi khi có xe hỏa cần phải kiểm dịch xuất cảnh thì trưởng ga biên giới phải báo cho cơ quan kiểm dịch biết trước những điểm sau đây:
1) Số hiệu chuyến xe hỏa
2) Giờ xe hỏa khởi hành
3) Tên ga cuối cùng xe hỏa sẽ đến
Điều 53. – Cơ quan kiểm dịch có thể hỏi người phụ trách và thầy thuốc của chuyến xe hỏa nhập cảnh hay xuất cảnh về tình hình vệ sinh của xe hỏa trong hành trình vừa qua. Người phụ trách và thầy thuốc của xe hỏa phải trả lời đúng sự thật những câu hỏi đó.
Điều 54. – Khi một chuyến xe hỏa từ vùng có dịch ở nước ngoài đến mà chưa được cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh thì không ai được lên xuống xe hỏa hoặc bốc dỡ hàng hoá, trừ những nhân viên cơ quan kiểm dịch đã cho phép đi lại để làm nhiệm vụ.
Điều 55. – Sau khi đã tiến hành kiểm dịch nhập cảnh hay xuất cảnh cho xe hỏa, cơ quan kiểm dịch sẽ tùy theo kết quả khám nghiệm mà cấp ngay giấy chứng nhận kiểm dịch nhập cảnh hay xuất cảnh, hoặc bắt xe hỏa phải thi hành xong những biện pháp vệ sinh cần thiết rồi mới cấp.
Điều 56. – Trong khi tiến hành kiểm dịch nhập cảnh hay xuất cảnh cho xe hỏa, nếu khám nghiệm thấy có người mắc bệnh truyền nhiễm kiểm dịch hoặc cần tiến hành xử lý vệ sinh cho xe hỏa nên không thể để xe hỏa khởi hành đúng giờ đã quy định thì cơ quan kiểm dịch phải báo cho trưởng ga biết. Nếu việc xử lý vệ sinh cho xe hỏa ngay chỗ xe hỏa đỗ không được thuận tiện thì người trưởng ga phải chọn một địa điểm khác thích hợp cho xe hỏa chuyển đến đó để cơ quan kiểm dịch tiến hành xử lý vệ sinh cho xe hỏa.
Điều 57. – Trình tự khám nghiệm cũng như những thể thức chi tiết cần tiến hành trong việc kiểm dịch đối với người đi bộ và những loại xe cộ khác như ô tô, xe ngựa, tàu thủy, thuyền bè, v.v…qua lại biên giới theo đường bộ và đường sông hồ sẽ do cơ quan kiểm dịch ở từng nơi căn cứ vào tình hình địa phương mà đề ra những quy định chi tiết.
NHỮNG BIỆN PHÁP VỆ SINH VÀ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
Điều 58. – Cơ quan kiểm dịch có thể miễn việc thi hành những biện pháp vệ sinh quy định cho những tàu biển, thuyền bè, máy bay, xe hỏa hoặc một phương tiện giao thông khác đi từ một vùng có dịch ở nước ngoài vào nước Việt Nam nếu những phương tiện giao thông ấy đã có đầy đủ ba điều kiện sau đây:
1) Tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe hỏa hoặc những phương tiện giao thông nào đó trước khi đến Việt Nam đã thực hiện đầy đủ những biện pháp vệ sinh cần thiết ở một hải cảng, bến sông, sân bay hay ga xe hỏa của nước ngoài.
2) Những biện pháp vệ sinh đó được cơ quan kiểm dịch Việt Nam xác nhận là đã thu được kết quả tốt.
3) Những phương tiện giao thông nói trên từ khi thi hành xong những biện pháp vệ sinh ấy không phát sinh một bệnh truyền nhiễm kiểm dịch nào và cũng không dừng lại ở một nơi nào có dịch.
Điều 59. – Sau khi tiến hành kiểm dịch nếu thấy có những người mắc bệnh hoặc nghi là mắc bệnh truyền nhiễm kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch phải cho những người này đến ở riêng trong những phòng cách ly của bệnh viện để theo dõi và tiến hành chữa bệnh cho họ.
Điều 60. – Những người phải lưu nghiệm thì phải đến ở trong những phòng lưu nghiệm riêng do cơ quan kiểm dịch ấn định; trường hợp sau đây có thể để cho lưu nghiệm trên tàu nếu cơ quan kiểm dịch đồng ý.
1) Thuyền trưởng yêu cầu cho nhân viên của họ được lưu nghiệm trên tàu.
2) Người mắc bệnh yêu cầu và được sử thỏa thuận của thuyền trưởng.
Nhưng cả hai trường hợp chỉ được lưu nghiệm trên tàu khi trên tàu có thầy thuốc riêng và đủ phương tiện để tẩy uế.
Điều 61.- Khi phát hiện thấy có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch trong số người lưu nghiệm thì cơ quan kiểm dịch phải cách ly những người mắc bệnh này ra khỏi khu vực lưu nghiệm. Đối với những người cùng lưu nghiệm đã tiếp xúc với những người mắc bệnh thì phải tiến hành xử lý vệ sinh cho họ và thời gian lưu nghiệm sẽ kể lại từ ngày bắt đầu xử lý vệ sinh.
Điều 62. – Những người không phải cách ly hoặc lưu nghiệm những phải theo dõi bệnh thì được tự do đi lại. Nhưng định đến nơi nào thì trước khi đi họ phải khai báo với cơ quan kiểm dịch về những điểm sau đây:
- Nơi họ sẽ đi đến, ngày đến và thời gian lưu trú ở đó.
Cơ quan kiểm dịch cấp cho họ một sổ theo dõi bệnh ghi rõ những kỳ hạn họ phải được khám bệnh lại, cơ quan được giao nhiệm vụ khám bệnh và theo dõi. Tùy từng nơi việc khám bệnh và theo dõi những người này có thể giao cho một phòng kiểm dịch hoặc một cơ quan y tế tỉnh nơi đương sự sẽ đến; đồng thời với việc cấp sổ cơ quan kiểm dịch phải báo bằng điện tín cho cơ quan được giao nhiệm vụ khám bệnh và theo dõi biết: họ, tên người phải theo dõi bệnh, địa điểm họ khởi hành, địa điểm họ sẽ đến, bệnh phải theo dõi, ngày bắt đầu theo dõi, thời gian theo dõi.
Điều 63. – Khi về đến địa phương những người phải theo dõi bệnh phải theo đúng những kỳ hạn ghi trong sổ mà đến những cơ quan đã ấn định để được khám bệnh lại. Hết hạn theo dõi bệnh những người đó phải đưa trả lại sổ cho cơ quan đã theo dõi bệnh để chuyển cho cơ quan cấp sổ.
Điều 64. – Cơ quan được giao nhiệm vụ khám bệnh và theo dõi phải theo đúng những điều ghi trong điện báo trước và sổ theo dõi mà khám bệnh và theo dõi sức khỏe cho đương sự. Việc khám nghiệm những trường hợp này phải được coi là khám bệnh khẩm cấp, phải ưu tiên khám trước và được miễn phí. Kết quả khám nghiệm phải ghi rõ ràng vào sổ theo dõi. Nếu thấy cần thiết thì cơ quan khám nghiệm phải cho thi hành kịp thời những biện pháp vệ sinh cần thiết cho đương sự. Trường hợp khám thấy đương sự mắc bệnh hay nghi là mắc bệnh truyền nhiễm kiểm dịch thì cơ quan khám nghiệm phải ưu tiên chữa bệnh cho họ và tiến hành những biện pháp vệ sinh cần thiết. Đồng thời cơ quan nói trên phải báo ngay cho cơ quan cấp sổ biết rõ tình hình bệnh của đương sự.
Điều 65. – Những chuyến vận chuyển qua biên giới Việt Nam để đến thẳng một nước khác không thay đổi hàng hóa, hành khách trên nội địa Việt Nam thì không phải tiến hành xử lý vệ sinh trừ trường hợp có những hiện tượng rõ ràng chứng tỏ là chuyến vận chuyển đó có thể gieo rắc những bệnh truyền nhiễm.
Điều 66. – Những bưu kiện, báo chí, sách và những vật phẩm ấn loát khác được gửi bằng bưu điện thì không phải xử lý vệ sinh, trừ trường hợp trong bao bkiện có một trong những loại sau đây:
1) Có những hàng cần thiết cần phải diệt côn trùng, khử trùng theo quy định của điều 14 điều lệ này.
2) Có những thực phẩm như hoa quả, rau cỏ, thịt cá, thức uống chở từ khu vực có dịch đến mà cơ quan kiểm dịch thấy cần phải khử trùng.
3) Có những vật phẩm khác mà Bộ Y tế quy định phải khử trùng trong một thời kỳ đặc biệt nào đó.
Điều 67. – Cứ sáu tháng một lần các tàu thuyền hàng hải quốc tế phải được cơ quan kiểm dịch khám xét về tình hình chuột trên tàu. Căn cứ vào kết quả khám xét, cơ quan kiểm dịch quyết định tàu, thuyền phải tiến hành diệt chuột hoặc được miễn không phải diệt chuột.
Điều 68. – Những tàu, thuyền chỉ đi lại ở ven bể và trên các sông hồ ở biên giới thì sáu tháng một lần phải được cơ quan kiểm dịch hay cơ quan phòng bệnh của địa phương (nếu ở đấy không có cơ quan kiểm dịch) khám xét về tình hình chuột trên tàu và quyết định tàu phải tiến hành diệt chuột hay được miễn không phải diệt chuột.
Điều 69. – Sau khi đã tiến hành diệt chuột cho các tàu thuyền hay đã quyết định miễn diệt chuột cho tàu thuyền hay đã quyết định miễn diệt chuột cho tàu thuyền thì cơ quan kiểm dịch hoặc cơ quan y tế địa phương cấp cho tàu thuyền một giấy chứng nhận diệt chuột hoặc miễn diệt chuột. Giấy này có giá trị sáu tháng kể từ ngày cấp.
Điều 70. – Việc khám xét tình hình chuột và việc diệt chuột cho tàu, thuyền phải tiến hành trong lúc tàu, thuyền không có hàng hoá. Nếu vì lý do không thuận tiện cho việc khám xét và tiến hành diệt chuột mà tàu, thuyền lại sắp đi đến một địa điểm có đủ phương tiện để khám xét và diệt chuột thì cơ quan kiểm dịch có thể gia hạn trừ chuột thêm một tháng nữa. Quyết định này ghi vào giấy chứng nhận diệt chuột cũ của tàu thuyền.
Điều 71. – Sau khi đã khám xét tình hình chuột trong những điều kiện thuận tiện nhất (nghĩa là trong lúc khoang tàu trống rỗng không có hàng hoá và vật dằn tàu hoặc có ít và không làm cản trở đến việc khám xét) nếu thấy số chuột trên tàu, thuyền có rất ít, tác hại không đáng kể, thì cơ quan kiểm dịch có thể cấp giấy chứng nhận miễn diệt chuột cho tàu, thuyền. Những chuyến tàu mà trong các khoang tàu đang chở đầy dầu thì có thể được cấp giấy chứng nhận miễn diệt chuột.
Điều 72. – Đối với những tàu biển đậu ở cảng cơ quan kiểm dịch có thể báo cho thuyền trưởng phải thực hiện những điều sau đây:
1) Tất cả những giây dùng để buộc tàu vào bờ đều phải có lá chắn ngăn chuột bằng sắt đường kính không dưới 70 phân mét.
2) Chỉ khi nào cần thiết lâu mới được thả cầu thang. Ban đêm nếu thả cầu thang để làm việc thì phải dùng đèn để chiếu sáng chỗ cầu thang.
3) Nếu phát hiện có chuột chết hay bắt được chuột thì phải báo cho cơ quan kiểm dịch biết để tiến hành kiểm nghiệm.
Điều 73. – Các loại thuốc tiêm chủng để phòng bệnh truyền nhiễm kiểm dịch có hiệu lực miễn dịch trong những thời gian ấn định sau:
1) Thuốc tiêm trừ bệnh thổ tả: có hiệu lực trong sáu tháng kể từ ngày thứ sáu khi tiêm và kể từ ngày thứ nhất nếu là trường hợp tiêm lại trong thời gian lần tiêm trước còn hiệu lực.
2) Thuốc chủng đậu: có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày thứ sáu sau khi chủng lần đầu có kết quả và từ ngày thứ nhất nếu là tái chủng.
3) Thuốc tiêm trừ bệnh sốt vàng: có hiệu lực trong sáu năm kể từ ngày thứ mười sau khi tiêm và kể từ ngày thứ nhất nếu là trường hợp tiêm lại trong thời gian lần tiêm trước còn hiệu lực.
Điều 74. – Khi xét cần Bộ Y tế có thể quy định tất cả những người đi từ nước ngoài vào nước Việt Nam bất cứ bằng phương tiện giao thông nào đều phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm trừ bệnh thổ tả hay bệnh đậu mùa hoặc cùng một lúc cả hai loại giấy này.
Trường hợp Bộ quy định phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm trừ bệnh thổ tả thì những người nào không có giấy hoặc có giấy nhưng không hợp lệ đều có thể phải chủng đậu ngay tại chỗ. Nếu đương sự không chịu để cho chủng đậu thì đương sự phải được theo dõi trong mười bốn ngày kể từ ngày rời bến cuối cùng trước khi vào Việt Nam nếu là đi theo đường thủy, hoặc kể từ ngày đến biên giới nếu là đi theo đường bộ.
Những người còn có những dấu vết chứng tỏ trước kia đã mắc bệnh đậu mùa thì có thể được miễn không phải trình giấy chứng nhận chủng đậu.
Điều 75. – Khi có bệnh thổ tả hay bệnh đậu mùa lan tràn ở vùng hải cảng, sân bay hay ga xe hỏa, bến sông, cửa khẩu dọc biên giới lục địa Việt Nam, nếu có những người ở ngoại quốc đến mà họ yêu cầu được tiêm chủng thì cơ quan kiểm dịch phải tiêm chủng cho họ và không lấy tiền.
Cũng trong những điều kiện nói ở đoạn trên, nhữn hành khách và nhân viên giao thông Việt Nam đi ra nước ngoài trở về nếu không có giấy chứng nhận tiêm phòng hợp lệ về đậu mùa hoặc thổ tả thì phải tiêm hay chủng lại.
Điều 76. – Trong khi tiến hành những công tác tiệt trùng, tiêu độc hay diệt chuột cho những tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe cộ, v.v…nhân viên kiểm dịch phải chú ý hết sức giữ gìn.
1) Không làm tổn thương đến sức khỏe của người hay làm hại súc vật ở trên tàu thủy, thuyền bè, máy bay hoặc xe cộ.
2) Không làm hại các bộ phận máy móc và những kiến trúc của tàu thủy, thuyền bè, máy bay hay những loại xe cộ khác.
3) Không gây ra hỏa hoạn
4) Không làm hư hỏng hàng hoá.
XỬ LÝ NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM KIỂM DỊCH
Điều 77. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh trên đó đã xảy ra, một trong những hiện tượng sau đây thì liệt vào hạng có bệnh dịch hạch:
1) Có người đang mắc bệnh dịch hạch.
2) Có những loài gậm nhấm mắc bệnh dịch hạch
3) Đã có những người phát bệnh dịch hạch sau khi họ lên tàu một thời gian đã qua sáu ngày.
Điều 78. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh trên đó đã xẩy ra một trong những hiện tượng sau đây thì liệt vào hạng nghi có bệnh dịch hạch:
1) Đã có người phát bệnh dịch hạch sau khi họ lên tàu một thời gian chưa quá sáu ngày.
2) Có những loài gậm nhấm chết bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Điều 79. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh đã được cơ quan kiểm dịch khám xét thấy không có những hiện tượng đã ghi trong điều 77 và 78 thì được liệt vào hạng không có và không nghi là có bệnh dịch hạch.
Điều 80. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay có bệnh dịch hạch thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Cách ly những người mắc bệnh.
2) Diệt côn trùng cho những người nghi ngờ là có bệnh và theo dõi bệnh trong sáu ngày kể từ ngày đến Việt Nam.
3) Đối với những người mà cơ quan kiểm dịch cho là có mang theo mầm bệnh thì lưu nghiệm trong sáu ngày. Trong thời gian sáu ngàu nói trên, những người còn ở lại trên tàu thủy, thuyền bè không ai được lên bờ trừ những nhân viên làm công tác nghiệp vụ cần thiết đã được cơ quan kiểm dịch đồng ý.
4) Đối với tất cả những hành lý, đồ dùng, chăn, màn, giường, chiếu chỗ ở của người mắc bệnh và những bộ phận của tàu thủy, thuyền bè mà cơ quan kiểm dịch cho là đã bị nhiễm dịch thì phải diệt côn trùng và nếu cần thì khử trùng.
5) Trừ chuột trên tất cả chiếc tàu thủy, thuyền bè, máy bay.
Nếu việc trừ chuột không thể tiến hành trên tất cả chiếc tàu thủy, thuyền bè được, vì chỉ bốc một bộ phận hàng hoá lên bờ thôi, thì vẫn cho phép bốc phần hàng đó nhưng phải thi hành mọi biện pháp cần thiết do cơ quan kiểm dịch đề ra để ngăn ngừa không cho chuột lên bờ. Nếu cần có thể bắt tàu, thuyền phải bốc hàng ngay ở ngoài khơi.
6) Tiến hành việc bốc hàng dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch. Những công nhân, nhân viên tham gia bốc hàng phải được cơ quan kiểm dịch theo dõi bệnh hay lưu nghiệm trong sáu ngày kể từ ngày bốc hàng xong.
Điều 81. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nghi là có bệnh dịch hạch thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh quy định ở điều 80 từ điểm 2 đến điểm 6.
Điều 82. – Đối với những tàu thủy, thuyền bè, máy bay không phát dịch hạch nhưng đã đi từ vùng có dịch hạch đến, thì cơ quan kiểm dịch nếu xét cần có thể bắt phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Đối với những người nghi là mắc bệnh mà muốn dời khỏi tàu thủy, thuyền bè, máy bay thì cơ quan kiểm dịch có thể bắt phải lưu nghiệm hay theo dõi bệnh trong sáu ngày kể từ ngày tàu thủy, thuyền bè, máy bay dời khỏi nơi có dịch. Trong thời gian này những người còn ở lại tàu thủy, thuyền bè không ai được lên bờ, trừ những nhân viên làm công tác nghiệp vụ cần thiết được cơ quan kiểm dịch cho phép đi lại.
2) Trường hợp cần thiết, tiến hành diệt chuột cho tàu thủy, thuyền bè hoặc máy bay
Điều 83. – Những xe hỏa, xe cộ nhập cảnh nếu có người bị bệnh dịch hạch thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Xử lý vệ sinh theo những biện pháp nói ở các điểm 1, 4 và 6 trong điều 80 điều lệ này.
2) Diệt côn trùng cho những người nghi là có bệnh, đồng thời theo dõi bệnh hoặc lưu nghiệm sáu ngày kể từ ngày họ đến biên giới.
3) Nếu cần thì diệt chuột cho xe hỏa, xe cộ.
Điều 84. – Những tàu thủy, thuyền bè khi cập bến có mang theo người bị bệnh thổ tả, hoặc trong năm ngày trước khi cập bến đã có phát sinh bệnh thổ tả thì đều liệt vào hạng có dịch thổ tả.
Những tàu thủy, thuyền bè đã có phát sinh bệnh thổ tả trong hành trình, nhưng trong năm ngày trước khi cập bến không phát sinh ra nữa thì liệt vào hạng nghi có dịch thổ tả.
Điều 85. – Những máy bay khi hạ cánh xuống sân bay có mang theo người mắc bệnh thổ tả thì liệt vào hạng máy bay có dịch thổ tả. Nếu trong hành trình có phát sinh bệnh thổ tả nhưng người bị bệnh không còn ở trên máy bay nữa thì máy bay liệt vào hạng nghi có dịch thổ tả.
Điều 86. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh nếu sau khi khám xét, cơ quan kiểm dịch nhận thấy không có những hiện tượng ghi ở các điều 84 và 85 thì liệt vào hạng không có và không nghi là có dịch thổ tả.
Điều 87. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay có dịch thổ tả thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Cách ly những người mắc bệnh.
2) Đối với những người muốn dời khỏi chiếc tàu thủy, thuyền bè hay máy bay mà không có giấy chứng nhận tiêm trừ thổ tả hoặc có giấy nhưng không hợp lệ thì phải lưu nghiệm trong 5 ngày kể từ khi dời khỏi tàu thủy, thuyền bè hay máy bay. Những người có giấy chứng nhận tiêm trừ thổ tả hợp lệ thì phải được theo dõi bệnh trong năm ngày. Trong thời gian năm ngày này những người còn ở lại tàu thủy, thuyền bè không được lên bờ trừ những nhân viên làm công tác nghiệp vụ cần thiết được cơ quan kiểm dịch cho phép đi lại.
3) Đối với những hành lý, đồ dùng, chăn màn, quần áo, giường chiều của người mắc bệnh hay nghi là có bệnh, các bộ phận của tàu thủy, thuyền bè hay máy bay và các vật khác kể cả thức ăn mà cơ quan kiểm dịch cho là đã nhiễm dịch thì phải tiến hành khử trùng.
4) Đối với nước uống đã bị nhiễm dịch hay nghi là bị nhiễm dịch thì phải khử trùng rồi tháo đi hết, những bể chứa nước cũng phải khử trùng lại rồi mới được cho nước tốt vào.
5) Đối với phân, rác và nước bẩn (gồm nước dưới đáy khoang, nước dằn tàu, nước thừa v.v…) nếu chưa được khử trùng thì không được đổ ra ngoài.
6) Việc bốc hàng xuống phải được tiến hành dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch. Công nhân, nhân viên tham gia việc bốc hàng phải được cơ quan kiểm dịch theo dõi bệnh hay lưu nghiệm trong năm ngày, kể từ ngày làm xong việc.
Điều 88. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nghi có dịch thổ tả. Phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Tiến hành các Biện pháp vệ sinh quy định ở các điểm 3, 4, 5 và 6 điều 87.
2) Đối với những người dời khỏi tàu thủy, thuyền bè hay máy bay thì phải theo dõi bệnh hoặc lưu nghiệm trong năm ngày kể từ ngày dời khỏi nơi có dịch. Trong năm ngày này những người còn ở lại trên tàu thủy, thuyền bè không được lên bờ trừ những nhân viênlàm công tác nghiệp vụ cần thiết đã được cơ quan kiểm dịch cho phép đi lại.
Điều 89. – Những xe hỏa, xe cộ nhập cảnh có mang theo người mắc bệnh thổ tả thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Thi hành các biện pháp vệ sinh quy định ở các điều 1, 3, 4, 6 điều 87 điều lệ này.
2) Đối với những người nghi là có bệnh thì phải lưu nghiệm trong năm ngày kể từ ngày đến biên giới. Nếu họ đã có giấy chứng nhận tiêm trừ thổ tả hợp lệ thì chỉ theo dõi bệnh trong năm ngày.
Điều 90. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay có dịch thổ tả, những xe hỏa, xe cộ có chở những người mắc bệnh thổ tả hay những tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe hỏa, xe cộ đã từ vùng có dịch thổ tả đi đến nếu muốn đưa vào Việt Nam nhưng loại hàng thực phẩm còn tươi như hoa quả, các loại đồ uống, các loại rau, cá, tôm, v.v… thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh do cơ quan kiểm dịch đề ra. Trường hợp những loại hàng trên được đóng vào chai, lọ hay trong những bưu kiện hàn kín, niêm phong cẩn thận mà cơ quan kiểm dịch xét thấy không bị nhiễm dịch thì có thể được miễn thi hành những biện pháp vệ sinh nói trên.
Điều 91. – Tất cả những người đã khởi hành từ vùng có dịch đậu mùa đến Việt Nam đều phải xuất trình giấy chứng nhận đã chủng đậu hợp lệ cho cơ quan kiểm dịch, trừ những người có những dấu vết rõ rệt chứng tỏ họ đã bị bệnh đậu mùa rồi.
Nếu không có giấy chứng nhận chủng đậu hoặc có những giấy không hợp lệ thì phải chủng lại hoặc phải theo dõi bệnh và có thể phải chủng đậu rồi lại tiếp tục theo dõi bệnh. Nếu không chịu chủng đậu thì phải lưu nghiệm. Thời gian theo dõi bệnh hoặc lưu nghiệm không quá mười bốn ngày kể từ ngày họ dời khỏi nơi có dịch.
Điều 92. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh có mang theo người bị bệnh đậu mùa hoặc đã có bệnh đậu mùa phát sinh ở trên tàu trong hành trình thì liệt vào hạng có dịch đậu mùa.
Điều 93. – Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh được cơ quan kiểm dịch khám và nhận là không có những hiện tượng nói ở điều 92 thì coi là không có dịch đậu mùa.
Điều 94. – Những tàu, thuyền, máy bay có dịch đậu mùa phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Cách ly những người mắc bệnh.
2) Đối với những người xét thấy chưa có miễn dịch đối với bệnh đậu mùa thì yêu cầu họ phải chủng đậu.
3) Đối với những người muốn dời khỏi tàu thủy, thuyền bè, máy bay thì phải lưu nghiệm hoặc theo dõi bệnh. Thời gian lưu nghiệm hoặc theo dõi bệnh sẽ tùy theo kết quả của chủng đậu và khả năng nhiễm dịch của từng người mà ấn định, nhưng không quá mười bốn ngày kể từ ngày họ đến.
4) Đối với hành lý, đồ dùng, nơi ở của người mắc bệnh hay nghi là có bệnh và những bộ phận của chiếc tàu nghi là nhiễm dịch thì phải khử trùng.
Điều 95. - Những xe hỏa, xe cộ nhập cảnh có mang theo người mắc bệnh đậu mùa thì phải thi hành những biện pháp ở các điểm 1, 2, 4 điều 94.
Đối với hành khách và nhân viên giao thông phải lưu nghiệm hay theo dõi bệnh thì thời gian lưu nghiệm hay theo dõi bệnh cũng ấn định tùy theo kết quả chủng đậu và khả năng nhiễm dịch của từng người nhưng không quá mười bốn ngày kể từ ngày họ đến biên giới.
Điều 96. - Tất cả những nhân viên giao thông, hành khách từ những khu vực có bệnh sốt vàng thường trú hay đã phát thành dịch, đi đến Việt-nam thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đã tiêm trừ sốt vàng. Người nào không có giấy chứng nhận thì phải được lưu nghiệm đúng sáu ngày kể từ ngày rời khỏi khu vực nói trên. Những người có giấy chứng nhận nhưng chưa đến hạn thuốc tiêm trừ có hiệu lực miễn dịch cũng phải được lưu nghiệm cho đến khi thuốc bắt đầu có hiệu lực miễn dịch.
Điều 97. - Tất cả những máy bay đã khỏi hành từ những khu vực có dịch sốt vàng hay cói bệnh sốt vàng thường trú thì khi tới Việt-nam phải trình giấy chứng nhận đã diệt mỗi trước khi máy bay cất cánh.
Điều 98. – Nhưng tàu thủy, thuyền bè nhập cảnh có mang theo người mắc bệnh sốt vàng, hay trong hành trình vừa qua đã có bệnh sốt vàng phát sinh trên tàu thì liệt vào hạng tàu có dịch sốt vàng.
Những tàu thủy, thuyền bè mới rời khỏi khu vực có bệnh sốt vàng thường trú hay có dịch sốt vàng, chưa đủ sáu ngày thì liệt vào hạng nghi có dịch sốt vàng. Những tàu thủy, thuyền bè rời keá hoaïch ỏi khu vực có bệnh sốt vàng thường trú hay có dịch sốt vàng đã quá sáu ngày rồi nhưng chưa được ba mươi ngày mà thấy có mỗi Aedés Aegypti (Sté-gomya fasciata) thì cũng liệt vào hạng nghi có dịch sốt vàng.
Điều 99. - Những máy bay nhập cảnh có mang theo người mắc bệnh sốt vàng thì liệt vào hạng có dịch sốt vàng.
Những máy bay khỏi hành từ những khu vực có bệnh sốt vàng thường trú đã phát thành dịch mà không có giấy chứng nhận đã được diệt muỗi hoặc có nhưng không hợp lệ và còn tìm thấy muỗi Aedés Aegypti (Sté-gomya fasciata) sống trên máy bay thì liệt vào hạng nghi có dịch sốt vàng.
Điều 100. - Những tàu thủy, thuyền bè máy bay nhập cảnh nếu sau khi kiểm dịch không thấy có những hiện tượng ghi trong các điều 98 và 99 thì được coi là không có dịch và không nghi có dịch sốt vàng.
Điều 101. - Những tàu thủy, thuyền bè máy bay có dịch sốt vàng thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Cách ly những người mắc bệnh.
2) Đối với những người rời khỏi những tàu thủy, thuyền bè máy bay mà không có giấy chứng nhận tiêm trừ sốt vàng thì phải lưu nghiệm theo điều 96 điều lệ này.
3) Diệt muỗi cho tàu thủy, thuyền bè máy bay đồng thời bắt phải đậu xa bờ bể, xa các tàu thủy, thuyền bè khác ít nhất là bốn trăm thước.
4) Việc bốc hàng xuống chỉ làm sau khi đã diệt muỗi. Nếu bốc hàng xuống trước khi diệt muỗi thì phải được cơ quan kiểm dịch giám sát. Các công nhân khuân vác phải được theo dõi bệnh và nếu cần thì lưu nghiệm trong sáu ngày kể từ ngày làm xong việc.
Điều 102. - Những tàu thủy, thuyền bè máy bay có dịch sốt vàng thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh nói ở các điểm 2, 3, 4 điều 101.
Điều 103. - Những tàu thủy, thuyền bè máy bay không có dịch nhưng nếu đã khởi hành từ những khu vực có dịch sốt vàng và sau khi khám xét thấy cần thiết thì cơ quan kiểm dịch có thể bắt phải thi hành các biện pháp nói ở các điểm 2, 3, 4 điều 101.
Điều 104. – Khi xe hỏa, xe cộ nhập cảnh có mang theo người bị bệnh sốt vàng hoặc đi từ vùng có dịch sốt vàng đến thi phải thi hành những biện pháp vệ sinh nói ở các điểm 1 và 4 điều 101. Ngoài ra các xe hỏa, xe cộ này phải triệt để tiến hành diệt muỗi. Những người không có giấy chứng nhận đã tiêm trừ bệnh sốt vàng hay có giấy chứng nhận nhưng không hợp lệ thì phải thi hành những biện pháp nói trong điều 96.
5. BỆNH SỐT HỒI QUY VÀ SỐT PHÁT BAN
Điều 105. - Đối với những người đã rời khỏi vùng có dịch sốt phát ban hay sốt hồi quy một thời gian chưa quá thời gian ủ bệnh của bệnh dịch ấy thì họ vào nước Việt Nam, cơ quan kiểm dịch có thể tiến hành diệt chấy rận cho họ, đồng thời theo dõi bệnh trong một thời gian không quá thời gian ủ bệnh ấy kể từ ngày diệt chấy rận xong.
Áo quần, hành lý của những người này và những vật có thể làm lây bệnh sốt phát ban và sốt hồi quy được thì phải được diệt chấy rận và nếu cần thì khử trùng.
Điều 106. - Những tàu thủy, thuyền bè, máy bay nhập cảnh có mang theo người bị bệnh sốt phát ban và sốt hồi quy thì phải thi hành những biện pháp vệ sinh sau đây:
1) Cách ly những người mắc bệnh.
2) Diệt chấy rận cho tất cả những người nghi là đã bị bệnh dịch. Những người nghi là đã nhiễm dịch mà muốn rời khỏi tàu thủy, thuyền bè, máy bay thì phải được theo dõi bệnh trong một thời gian không quá thời gian ủ bệnh của bệnh ấy, kể từ ngày rời khỏi tàu thủy, thuyền bè hay máy bay.
3) Diệt chấy rận và nếu cần thì khử trung những quần áo, hành lý và những đồ vật của người mắc bệnh hay nghi là có bệnh, có thể làm lây bệnh sốt phát ban hay sốt hồi quy.
4) Tiến hành diệt chấy rận và nếu cần thì khử trùng những vật dụng, những bộ phận trên tàu thủy, thuyền bè, hay máy bay mà người mắc bệnh đã dùng tới hay những bộ phận khác mà cơ quan kiểm dịch nghi là đã bị nhiễm dịch.
Điều 107. - Những xe hỏa, xe cộ nhập cãnh có mang theo người bị bệnh sốt phát ban hay sốt hồi quy thì phải thi hành các biện pháp nói ở các điểm 1, 3, 4 trong điều 106.
Cần phải diệt chấy rận cho những nhân viên giao thông và hành khách trên tàu, xe ấy và theo dõi bệnh cho họ trong một thời gian không quá thời gian ủ bệnh, tính từ ngày diệt chấy rận trong.
Điều 108. - Tất cả những tàu thủy, thuyền bè, máy bay, các loại xe cộ khác không phân biệt của Việt Nam hay của nước ngoài cùng với những hành khách, hành lý và hàng hoá trên những phương tiệm giao thông ấy mỗi khi phải tiến hành kiểm dịch hoặc xử lý vệ sinh theo các điều khoản trong điều lệ này đều được miễn cho các khoản phí tổn sau đây:
1) Phí tổn về việc khám nghiệm cho những nhân viên giao thông, hành khách và hành lý của họ, cho hàng hoá, cho tàu thủy thuyền bè, máy bay và các loại xe cộ khác.
2) Phí tổn về điều trị thuốc men, hộ lý và ăn uống cho những người phải cách ly hoặc lưu nghiệm ở bệnh viện lây vi đã mắc bệnh truyền nhiễm kiểm dịch (những trường hợp khác không áp dụng).
3) Phí tổn trong việc diệt côn trùng hay khử trùng cho những nhân viên giao thông, hành khách cùng với hành lý và y phục của họ.
4) Phí tổn trong việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho những nhân viên giao thông và hành khách.
5) Phí tổn trong việc cấp phát các loại chứng từ kiểm dịch cho những nhân viên giao thông, hành khách hay cho tàu thủy, thuyền bè, máy bay hoặc các loại xe cộ khác.
Điều 109. – Khi trên tàu thủy, thuyền bè có người mắc bệnh truyền nhiễm kiểm dịch phải chuyên chở lên bờ thì tiền chuyên chở do tàu thủy, thuyền bè đài thọ.
Điều 110. – Tàu thủy, thuyền bè, máy bay xe cộ phải hoàn lại cho cơ quan kiểm dịch theo giá tiền quy định chung những khoản phí tổn sau đây:
1) Phí tổn trong việc diệt chuột cho tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe cộ bằng phương pháp sát trùng, hoá học, hay cơ học.
2) Phí tổn trong việc tiêu độc nước dằn tàu, nước uống, phân, rác và nước bẩn của tàu thủy, thuyền bè, máy bay hay xe cộ.
3) Phí tổn trong việc diệt trùng, tiêu độc cho hàng hoá, cho tàu thủy, thuyền bè, máy bay và các loại xe cộ khác.
Bộ Y tế quy định và công bố trước khi thi hành giá ngạch và cách thu các khoản phí tổn nói trên.
Điều 111. – Khi cơ quan kiểm dịch xử lý vệ sinh cho tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe cộ nếu có những khoản phí tổn mà tàu thủy, thuyền bè, máy bay hoặc xe cộ phải nộp thì cơ quan kiểm dịch phải báo cho người phụ trách tàu thủy, thuyền bè, máy bay, xe cộ ấy biết trước.
Khi cơ quan kiểm dịch thu tiền phí tổn về việc xử lý vệ sinh thì phải cấp giấy chứng nhận đã thu phí cho người nộp tiền.
Điều 112. - Đối với những người vi phạm bản điều lệ này hoặc không thi hành đúng những mệnh lệnh chuyên môn của cơ quan kiểm dịch, thì cơ quan kiểm dịch sẽ tùy theo lỗi nhẹ hay là nặng mà phê bình, cảnh cáo hoặc không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, không cho phép ra vào, hoặc lưu lại trên đất nước Việt-nam, hoặc phạt tiền từ một vạn đồng đến một triệu đồng.
Trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng có phương hại lớn đến vệ sinh chung hay là làm thiệt hại đến tính mạng tài sản của nhân dân cơ quan kiểm dịch có thề đưa can phạm ra truy tố trước tòa án.
Điều 113. - Nếu có những điều đương sự không đồng ý với mệnh lệnh hoặc quyết định của cơ quan kiểm dịch thì trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được tổng đạt mệnh lệnh hoặc quyết định đó, đương sự có quyền đề nghị lên Bộ Y tế xét lại. Trong khi chờ đợi quyết định của Bộ Y tế đương sự vẫn phải thi hành mệnh lệnh hoặc quyết định của cơ quan kiểm dịch.
Điều 114. – Tùy theo điều kiện tổ chức và thiết bị của từng nơi, Bộ Y tế quy định thể lệ chi tiết áp dụng điều lệ này cho từng loại cơ quan kiểm dịch.
Ban hành kèm theo Nghị định số 642-BYT/PB ngày 26 tháng 06 năm 1958
HẢI CẢNG……... Port of | CƠ QUAN Y TẾ KIỂM DỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Sanitary quarantine service of the Demcratic Republic of Viet Nam | SỐ ……… No |
BILL OF HEALTH
Nay chứng nhận tàu……………………….......Quốc tịch……………………..........
Certified that the ship Nationality
Thuyền trưởng là (tên, họ)……………………. Trọng lượng riêng…………...........
Master is (full, name) Net registered tonnage
Hôm nay …………………………………………Tàu rời cảng……………………….
To day Leave the port of
Đi tới………….……….Có chở…………..…….. thuyền viên (gồm sĩ quan và thuỷ thủ)
Bound for with crew (including officers and seamen)
Và………………..hành khách Cùng với……….........tấn hàng hoá
And passengers with tour of cargo
Khi khởi hành tình hình vệ sinh trên tàu rất tốt.
Departs under the most favourable sanitary conditions.
TÌNH HÌNH VỆ SINH TẠI HẢI CẢNG – PORT SANITARY STATEMENT
Những trường hợp bệnh và chết đã xẩy ra trong tuần lễ vừa qua (đến hết ngày...195...)
Number of cases and dealth occurred during the last week (ending the…)
TÊN BỆNH - DISEASES | SỐ NGƯỜI BỆNH No of cases | SỐ CHẾT Deaths | CHÚ THÍCH Remarks |
| |
Dịch hạch - Plague Thổ tả - Cholers Sốt vàng - Yellow fever Sốt phát ban - Typhus fever Sốt hồi quy - Relapsing fever |
|
|
|
| |
Chú ý: có giá trị trong 24 giờ kể từ khi cấp giấy. N. B. : For 24 hours slace the hours of issue. Cấp ngày……...195…...hồi…….giờ Issued the at hour | TRƯỞNG PHÒNG KIỂM DỊCH HẢI CẢNG Director of port sanitary quarantine service | ||||
HẢI CẢNG……... Port of | CƠ QUAN Y TẾ KIỂM DỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Sanitary quarantine service of the Democratic Republic of Việt Nam | SỐ ……… No |
GIẤY KIỂM DỊCH NHẬP CẢNH
CERTIFICATE OF QUARATINE INSPECTION ON ARRIVAL
Nay chứng nhận tàu……………………….......Quốc tịch……………………..........
Certified that the ship Nationality
Thuyền trưởng là…………………………..……Cùng với………………………….thủy thủ
Master’s name with crew
Và………………..hành khách Cùng với………..................tấn hàng hoá
And passengers with tour of cargo
Đã được cơ quan kiểm dịch khám nghiệm. Nay cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, được phép cập bến……………………………và được tự do giao dịch.
Has been duly inspected by the quarantine service. This is hereby issued the certificate, in order to permit ber to enter the port of…………………….and free pratique.
QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ CHỨC TRÁCH KIỂM DỊCH DECISION OF HEALTH AUTHORITIES
|
Cấp ngày…….195………..hồi…….giờ Issued the at hour
Nhân viên kiểm dịch ký nhận Signed of quarantine officer |
HẢI CẢNG……... Port of | CƠ QUAN Y TẾ KIỂM DỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Sanitary quarantine service of the Democratic Republic of Việt Nam | SỐ ……… No |
GIẤY KHAI SỨC KHỎE KHI TÀU RỜI BẾN
DECLARATION OF HEALTH FOR OUT BOUND VESSELS
Tên tàu Name of vessel……………. Quốc tịch Nationality…………………. Thuyền trưởng Masters name…………….. | Ngày giờ nhổ neo Time of departure…………. Đi tới đâu Bound for………………….. Trọng lượng riêng Net registered tonnage…… | Tổng số thuyền viên Total no.of crew……………. Tổng số hành khách Total no.of passengers…… Tổng số hàng hóa tấn Total no.of cargo……...tons |
Thuyền trưởng hay thầy thuốc trên tàu trả lời những câu hỏi dưới đây:
The following questions auswered by captain or ship’s surgeon:
1 – Trong thời gian đỗ lại bến, trên tàu có người mắc bệnh hay nghi mắc bệnh truyền nhiễm không? 2 – Hiện nay trong số thủy thủ và hành khách có người nào ốm hay chết không?
3 – Có giấy chứng nhận diệt chuột hay miễn diệt chuột không, nếu có thì ghi rõ ngày tháng và nơi cấp.
4 – Ông có cần được cấp một giấy chứng nhận y tế hàng hải cho chuyến đi này không? Tôi cam đoan những chi tiết và những điều tôi trả lời ở trên là sự thật và đúng. Ngày tháng Date………………..
| 1 – Has there been on board any case of suspected case of infectious disease, while vessel is lying in port? 2 – Is there now any case of illness or death occuring among the crew and passengers? 3 – Is there a deratisation or deratisation exemption certificate aboard if answer is yes given name of the port and date of issue. 4 – Do you decide to have a bill of health for this out bound voyage?
I hereby declare that the particulars and answers to the questions given above are true and correct. Thuyền trưởng ký tên Master signed…………………. Thầy thuốc ký tên Ship’s surgeon signed…………
|
HẢI CẢNG......... CƠ QUAN Y TẾ KIỂM DỊCH Số.........
Port of NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ No
Sanitary quanratine service of the
Democratic Republic of Viet Nam
GIẤY KHAI SỨC KHOẺ CỦA TẦU ĐẾN
DECLARATION OF HEALTH ON ARRIVAL
Tên tàu........................................ Đi từ.................................. Đến...........................................
Name of vessel From To
Quốc tịch..................................... Hàng hoá chính....................................................................
Nationality Principal cargo
Tên thuyền trưởng........................ Số hành khác.......................................................................
Master’s name Number of passengers
Tên thầy thuốc............................. Số thủy thủ..........................................................................
Dortor’s name Number of crew
Trọng tải thực.............................. Giấy chứng nhận diệt chuộc hay miễn diệt chuột...................
Net registered tonnage Certificate of deratisation or deratisation exemption
Cấp ngày (Date of issue)....
Nơi cấp (issued at)...............................................................
Bảng kê những bến mà tàu đã đỗ lại từ khi bắ t đầu ra đi – Ghi rõ ngày tháng rời bến.
List of ports of call from begining of voyage – With dates of departure.
Cảng – Port | Ngày tháng Date | Cảng – Port | Ngày tháng Date | Cảng – Port | Ngày tháng Date | ||
1 |
| 5 |
| 9 |
| ||
2 |
| 6 |
| 10 |
| ||
3 |
| 7 |
| 11 |
| ||
4 |
| 8 |
| 12 |
| ||
|
|
|
|
|
| ||
CÂU HỎI VỀ SỨC KHOẺ | HEALTH QUESTIONS | ANSWER YES OR NO | |||||
1- Trong khi đi đường, trên tàu có người mắc bệnh hay nghi mắc bệnh dịch hạch, thổ tả, đậu mùa, sốt váng, sốt phát hay sốt hồi quy không? ghi chi tiết vào bản phụ.*
2 – Trong hành trình, trên tàu có thấy chuột to hay chuột nhắt bị mắc bệnh hay nghi mắc bệnh dịch hạch, hoặc thấy có nhiều chuột chết một cách bất thường không? 3 – Trong hành trình, trên tàu có người nào chết mà không phải vì tai nạn không? ghi chi tiết vào bản phụ.
4 – Trong hành trình đã qua và hiện nay trên tàu có thấy có người mắc bệnh có tính chất truyền nhiễm không? ghi chi tiết vào bản phụ.
5 – Hiện nay trên tàu có người nào ốm không? ghi chi tiết vào bản phụ. CHÚ Ý: Nếu không có thầy thuốc, thuyền trưởng coi những triệu chứng sau đây là tình trạng nghi ngờ có những bệnh truyền nhiễm: sốt cao có sưng hạch; sốt hay không sốt rồi thấy phát ban trên da; đi ỉa lỏng trầm trọng và suy nhược; sốt rồi vàng da.
6 – Ông có biết ở trên tàu còn có những tình huống nào khác có thể giúp cho bệnh truyền nhiễm lây lan hay phát triển không?
Tôi cam đoan rằng những chi tiết và những câu trả lời tôi ghi trong bản khai sức khoẻ này (kể cả bản phụ) là sự thật, đúng theo hiểu biết và tin tưởng của tôi. | 1 – Has there been on board during the voyage any case or suspected case of plague, cholera, smallpox, yellow fever, typhus fever or relapsing fever? Give particulars in the schedule.* 2 – Has plague occured or been suspected among the rats or mices on board during the voyage; or has there an unusual mortality among them? 3 – Has any person died on board during the voyage otherwise than as a result of accident? Give particulars in schedule. 4 – Is there on board or has there been during the voyage any case of illness which you suspect to be of an infections nature? Give particulars in schedule. 5 – Is there any sick on board now? Give particulars in schedule. NOTE: In the absence of a surgeon the master should regard the following symtoms as ground for suspecting the existance of infectious discase: fever accompanied by prostration or persisting for several days, or attended with granular swelling; or anyaccule skin rash or eryption with or without fever; severe diarrhea with sym toms of collapse; jaundice accompanied by fever. 6 – Are you aware of any other conditions on board which may lead to infection or the spread of infectious diseases? I hereby declare that the particulars and answers to the questions given in this declaration of health (including the schedule) are true and correct to the by of my knowledge and belict. |
| |||||
Ngày tháng................................... Thầy thuốc trên tàu ký tiếp... Thuyền trưởng ký
Date Ship’s surgeon countersigned Master signed
Nếu tính từ ngày khởi hành đã quá sáu tuần lễ thì chỉ ghi tình hình của sáu tuần vừa qua.
If more than 6 weeks have elapsed since the voyage began, it will suffice to give particulars for the last 6 weeks.
BẢN PHỤ GIẤY TRÌNH BÀY
SCHEDULE TO THE DECLARATION
Tình hình tỉ mỉ về bệnh tật hay sự chết chóc ở trên tàu
Paticulars of every case of diease or death on board
TÊN – HỌ Name | Chức vụ trên tàu Rank | Tuổi Age | nam hay nữ Sex | Quốc tịch Nationality | Cảng lên tàu Port of embarkment | Ngày lên tàu Date of embarkment | Bệnh trạng Nature of disease | Ngày phát bệnh Dte of diease | Kết quả bệnh Result of disease | Phương pháp giải quyết Diposal of case** |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi đã khỏi – chưa khỏi – chết
State wether recovered – Still ill – Died
* Nói rõ bệnh nhân còn ở trên tàu, hoặc đã lên bến (ghi tên cảng) hay đã chôn ở bể.
State wether still on board, landed (give name of port) buried at sea.
CƠ QUAN Y TẾ KIỂM DỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
SANITARY QUARATINE SERVICE OF THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIETNAM
GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊM HOẶC TIÊM LẠI TRỪ BỆNH THỔ TẢ
CRETIFICA OF VACCINATION OR REVACCINATION AGAINST CHOLORA
Ngày chứng nhận............................................. Tuổi
This is to certify that Age
Tính biệt Có chữ ký kèm theo đây
Sex Whose signature follows
Đã được tiêm hoặc tiêm lại trừ bệnh thổ tả vào ngày tháng ghi dưới
Has on the date indicated been vaccinated or revaccinated against cholera
Ngày tháng Date | Chữ ký và chức vụ người tiêm Signature and professional status vaccinator | Dấu chứng nhận Approved stamp | |
1 |
| 1 | 2 |
2 |
| ||
3 |
| 3 | 4 |
4 |
| ||
5 |
| 5 | 6 |
6 |
| ||
7 |
| 7 | 8 |
8 |
|
Giấy chứng nhận này có giá trị trong thời hạn 6 tháng, tính từ ngày sau khi tiêm phòng lần đầu mà tính từ ngày thứ nhất nếu là trường hợp tiêm lạo trong vòng sáu tháng kể trên
The validity of this certificate shallextend for a period of six months beginning six days after the first injection of the vaccine or in the event of a revaccination within such period of six months, on the date of that revaccination.
CƠ QUAN Y TẾ KIỂM DỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SANITARY QUARANTINE SERVICE OF THE DEMOCRATIVE REPUBLIC OF VIETNAM
GIẤY CHỨNG NHẬN CHỦNG ĐẬU HAY TÁI CHỦNG
CERTIFICATE OF VACCINATION OR REVACCINATION AGAINST SMALLPOX
Nay chứng nhận.......................................................... có chữ ký kèm theo đây........................
This is to certify that whose signature follows
Tuổi............................................................. Tính biệt.
Age Sex
Đã được chủng đậu hay tái chủng, vào ngày tháng ghi dưới
Has on the date indicated been vaccinated or revaccinated against smallpox
Ngày tháng Date | Chữ ký và chức vụ người chủng đậu Signature and professinal status of vaccinator | Dấu chứng nhận Approved stamp | Sơ chủng hay tái chủng. Nếu là sơ chủng ghi rõ có mọc không State whether primary vaccination primary whether successful | |
1 |
| 1 | 2 |
|
2 |
|
| ||
3 |
| 3 | 4 |
|
4 |
|
|
Giấy chứng nhận này có giá trị trong thời gian 3 năm – tính từ ngày thứ 8 sau khi sơ chủng và tính từ ngày thứ nhất nếu là tái chủng.
The validity of this cetificate shall extend for a period of three years beginning eight days after the date of a successful primary vaccination or a revaccination, on the date of that revaccination.
APPENDIX 1 |
GIẤY CHỨNG CHỈ DIỆT CHUỘT (a) DERATTING CERTIFICATE
GIẤY CHỨNG CHỈ MIỄN DIỆT TRỪ CHUỘT (a) DERATTING EXEMPTION CERTIFICATE
Cấp theo tinh thần của điều khoản 52 của Công pháp Quốc tế kiểm dịch
Issued in accordance with article 52 of the International sanitary regulations
(Nhà chức trách kiểm dịch các Hải cảng không có quyền thu giấy này lại) (No to be takenaway by Port authorities)
Hải cảng _________________ Port of | Ngày _______________ Date |
Giấy này chứng nhận đã khám xét và | diệt trừ chuột miễn diệt trừ chuột | (a) ở cảng này vào ngày tháng ghi trên | ||
This certificate records the inspection and | deratting exemption | (a) at this port and on the above date | ||
Của tầu __________________ trọng tải ________________ | trọng tải thực nếu là tầu biển trọng tải ___________ nếu là tầu sông, hồ | (a) (f) | ||
of the | Ship inland navigation vessed | (a) ________of ________ | net tonnage for a sea-going vessel ______ tonnage for an inland navigation vessel | (a) (f) |
Trong khi | khám chuột diệt chuột | (a) các khoang tầu đang chứa __________________ tấn hàng hóa gì_________ | ||
At the time of | inspection deratting | (a) the hold were laden with __________________ tons of ___________________ cargo |
CÁC BỘ PHẬN CỦA TẦU (b) | VẾT TÍCH CHUỘT Rat indications | Ổ CHUỘT | DIỆT TRỪ CHUỘT – DERATTING | COMPARTMENTS (b) | |||||
Tìm thấy discovered | Tiêu diệt treated | Bằng cách hun – By fumigation Hơi dung – Funmigan!..... Thời gian (giờ) – Hours exposure | Bằng bẫy hay đánh thuốc độc By catching – trapping or poisoning | ||||||
Khoảng (thước khối) Space | Số lượng dùng Quantity used | Số chuột chết Rats found | Bẫy hay thuốc độc đã đề Trap sel in poisoning | Số chuột bắt được hay chết Rat caught or died | |||||
Khoảng 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hold 1 |
Khoảng 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hold 2 |
Khoảng 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hold 3 |
Khoảng 4 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hold 4 |
Khoảng 5 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hold 5 |
Khoảng 6 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hold 6 |
Khoảng 7 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hold 7 |
Khoảng giữa hai boong |
|
|
|
|
|
|
|
| Sheller deck space |
Hầm chứa than |
|
|
|
|
|
|
|
| Bunker space |
Buồng đốt lò, hầm máy |
|
|
|
|
|
|
|
| Engineroom and shaftalley |
Bich đằng trước và kho |
|
|
|
|
|
|
|
| Forepeak and storeroom |
Bich đằng sau và kho |
|
|
|
|
|
|
|
| After peak and storeroom |
Xuồng cấp cứu |
|
|
|
|
|
|
|
| Lifeboats |
Buồng bản đồ, buồng vô tuyến điện |
|
|
|
|
|
|
|
| Charls and wireless rooms |
Bếp |
|
|
|
|
|
|
|
| Galley |
Kho lương thực |
|
|
|
|
|
|
|
| Pantry |
Hầm thực phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
| Provision storerooms |
Buồng (thủy thủ) |
|
|
|
|
|
|
|
| Quarters (crew) |
Buồng (sĩ quan) |
|
|
|
|
|
|
|
| Quarters (of ficers) |
Buồng (hành khách) |
|
|
|
|
|
|
|
| Quarters (cabin passengers) |
Buồng (di cư) |
|
|
|
|
|
|
|
| Quarters (steerage) |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(a) Gạch những điểm không dùng tới – Strike out the unnecessary indications
(b) Trường hợp nào không có những bộ phận kể trên thì ghi rõ là không có – In case any of the compartments enumerated do not exits on the ship or inland navigation vessel, this facr must be mentioned.
(c) Vết tích cũ, mới của phân, chân chuột, gậm nhấm – Old or recent evidence of exereta, runs, or gnawing.
(d) Ghi rõ: không có, hoặc ít, hoặc vừa, hoặc nhiều – None, small, moderate, or large
(e) Ghi rõ trọng lượng diêm sinh, hay si-a-nuya, hay tỷ lệ a-xít si-a-ni-đờ-rích – State the weight of sulpur, or of cyanide salts, or quantity of HCN acid used.
(f) Ghi rõ lượng rẽ nước của tầu hoặc cách tính trọng tải khác – Specify whether applies ro metric displacement or any other method of determining the tonnage
Chú thích – Recommendations made – Trường hợp miễn diệt trừ chuột, ghi ở đây những phương pháp đã dùng để giữ cho trên tầu chỉ có số chuột không đáng kể – In the case of exempion, state here the measures taken for maintaining the ship or inland navigation vessel in such a condition that the number of rats on board is negligible.
Tên và chức vụ người khám xét chữ ký và đóng dấu
Seal name, qualification and signature of
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.