CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2021 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2016/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
1. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 1 như sau:
“a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường;”
2. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 2 như sau:
“3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm:
a) Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư;
d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.”
3. Sửa đổi các khoản 4, 7, 8, 10 và 11, bổ sung các khoản 14 và 15 Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi khoản 4 như sau:
“4. Thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh và một số thông số có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, chi tiết trong Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này.”
b) Sửa đổi khoản 7 và khoản 8 như sau:
“7. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường; đề án bảo vệ môi trường được xác nhận; đề án bảo vệ môi trường đơn giản; bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; bản cam kết bảo vệ môi trường và bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở đang hoạt động; đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt; đề án bảo vệ môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường.”
c) Sửa đổi khoản 10 như sau:
“10. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường bao gồm: Giấy xác nhận hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn trước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.”
d) Sửa đổi khoản 11 như sau:
“11. Công trình bảo vệ môi trường, gồm: công trình xử lý chất thải; công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn và công trình bảo vệ môi trường khác theo quy định.”
đ) Bổ sung khoản 14 và khoản 15 như sau:
“14. Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở được nêu trong Nghị định này là việc đình chỉ hoạt động của bộ phận, hạng mục trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đến mức có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
15. Chất thải rắn thông thường đặc thù được nêu trong Nghị định này bao gồm: chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động y tế; chất thải rắn từ hoạt động xây dựng; chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi; bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng đã được làm sạch các thành phần nguy hại; bùn nạo vét từ kênh mương và các công trình thủy lợi; bùn nạo vét từ biển, sông, hồ và các vùng nước khác.”
4. Bổ sung điểm c khoản 2, các điểm o, p, q, r, s và t khoản 3 và khoản 4 Điều 4 như sau:
a) Bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.”
b) Bổ sung các điểm o, p, q, r, s và t khoản 3 như sau:
“o) Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
p) Buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định;
q) Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
r) Buộc lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định;
s) Buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
t) Buộc tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.”
c) Bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, h và m khoản 3 Điều này chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ chứng minh hậu quả hoặc số lợi bất hợp pháp thu được hoặc số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành chính, trừ trường hợp buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).
2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các loại vi khuẩn, các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt; trường hợp có mức phạt bằng nhau thì thông số nguy hại là thông số để xác định hành vi vi phạm.
Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.
Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó.
4. Thải lượng nước thải quy định tại Điều 13, 14 của Nghị định này là tổng khối lượng nước thải xả ra môi trường tính trong một ngày (24 giờ). Trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng được tính theo lưu lượng nước thải tại thời điểm lấy mẫu nhân với 24 giờ.
5. Đối với một hành vi cùng vi phạm quy định tại Điều 9 và Điều 10 thì xử lý theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
6. Các hành vi quy định tại điểm 1 khoản 1, điểm 1 khoản 2 Điều 9, điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 10, điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4, điểm d khoản 5 Điều 11 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện và thời hiệu xử phạt được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
7. Đối với hành vi vi phạm về lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã được áp dụng hình thức xử lý theo quy định tại Điều 32 thì không áp dụng hình thức xử lý theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
8. Người không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tương ứng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm đó.”
6. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 7 như sau:
“c) Kết quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của cá nhân, tổ chức đã được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát. Trường hợp phát hiện kết quả này vượt ngưỡng giá trị cho phép các thông số ô nhiễm về nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải thì tiếp tục phân tích mẫu tại hệ thống lấy mẫu tự động của ngày kế tiếp để xác định hành vi vi phạm; trường hợp vượt ngưỡng giá trị cho phép các thông số ô nhiễm về khí thải theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải thì chậm nhất trong vòng 03 ngày làm việc phải tổ chức quan trắc khí thải của cá nhân, tổ chức đó để xác định hành vi vi phạm.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Vi phạm các quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, g, h, i, k và l khoản 1 và các điểm d, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
“Điều 10. Vi phạm các quy định về thực hiện Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
a) Sửa đổi tên Điều 11 như sau:
“Điều 11. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường”
b) Sửa đổi tên khoản 1 như sau:
c) Sửa đổi tên khoản 2 như sau:
d) Sửa đổi tên khoản 3 như sau:
đ) Sửa đổi tên khoản 4 như sau:
e) Sửa đổi tên khoản 5 như sau:
g) Bổ sung khoản 6a vào trước khoản 6 như sau:
h) Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi điểm b khoản 3 như sau:
b) Sửa đổi điểm b và điểm c khoản 6 như sau:
c) Sửa đổi khoản 7 như sau:
d) Bãi bỏ khoản 8 và sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
12. Bổ sung Điều 13a vào trước điều 13 như sau:
“Điều 13a. Vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi khoản 7 như sau:
b) Sửa đổi khoản 8 như sau:
c) Thay thế điểm b và bổ sung điểm d khoản 9 như sau:
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
a) Sửa tên Điều 14 như sau:
“Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải có chứa thông số vi sinh vật (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:”
b) Sửa đổi điểm k và bãi bỏ các điểm l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y khoản 6 như sau:
c) Sửa đổi điểm a, điểm b khoản 12 như sau:
d) Thay thế điểm b và bổ sung điểm d khoản 13 như sau:
15. Thay thế điểm b và bổ sung điểm d khoản 8 Điều 15 như sau:
a) Thay thế điểm b khoản 8 như sau:
b) Bổ sung điểm d khoản 8 như sau:
16. Thay thế điểm b và bổ sung điểm d khoản 9 Điều 16 như sau:
a) Thay thế điểm b khoản 9 như sau:
b) Bổ sung điểm d khoản 9 như sau:
17. Sửa đổi điểm đ khoản 8 Điều 19 như sau:
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 như sau:
“ 1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
b) Bổ sung điểm a1 trước điểm a khoản 6 như sau:
c) Sửa đổi các điểm c, d và đ khoản 7 như sau:
d) Sửa đổi các điểm c, d và g khoản 8 như sau:
đ) Bổ sung khoản 9a vào trước khoản 9 như sau:
e) Sửa đổi khoản 9 như sau:
g) Sửa đổi điểm b khoản 12 như sau:
h) Sửa đổi điểm a và b khoản 13 như sau:
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:
b) Sửa đổi điểm b khoản 2 như sau:
“b) Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.”
c) Sửa đổi điểm b khoản 5 như sau:
d) Sửa đổi tên khoản 7 như sau:
đ) Bãi bỏ điểm a và bổ sung điểm đ tại khoản 12 như sau:
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
a) Bãi bỏ khoản 1.
b) Bãi bỏ điểm a, đ, e, g và sửa đổi điểm c khoản 2 như sau:
c) Bãi bỏ điểm c khoản 3.
d) Sửa đổi điểm d khoản 3 như sau:
đ) Bãi bỏ điểm c và điểm đ khoản 4.
e) Sửa đổi các điểm b, c khoản 5 như sau:
g) Sửa đổi tên khoản 6 như sau:
h) Bổ sung khoản 10a vào trước khoản 10 như sau:
i) Sửa đổi điểm b và d khoản 10 như sau:
k) Bổ sung điểm d khoản 11 như sau:
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
a) Sửa đổi tên Điều 23 như sau:
“Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện Giấy phép xử lý chất thải nguy hại”
a) Bãi bỏ các điểm g, h và sửa đổi các điểm a, b, e khoản 1 như sau:
c) Sửa đổi điểm d khoản 2 như sau:
d) Bổ sung điểm e khoản 3 như sau:
“e) Không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm của cơ quan cấp phép.”
đ) Sửa đổi điểm b khoản 4 như sau:
e) Sửa đổi điểm d khoản 5 như sau:
g) Sửa đổi tên khoản 6 như sau:
h) Bổ sung khoản 9a vào trước khoản 9 như sau:
i) Sửa đổi điểm a, điểm đ khoản 9 như sau:
k) Bổ sung điểm a1 trước điểm a khoản 10 như sau:
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 như sau:
b) Thay thế điểm a khoản 5 như sau:
c) Sửa đổi điểm a khoản 6 như sau:
d) Sửa đổi điểm c khoản 6 như sau:
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c và e khoản 2 như sau:
b) Bãi bỏ khoản 3.
c) Sửa đổi khoản 7 như sau:
d) Sửa đổi điểm a và bổ sung điểm d khoản 8 như sau:
đ) Sửa đổi điểm a khoản 9 như sau:
e) Sửa đổi điểm c khoản 9 như sau:
24. Bãi bỏ điểm c khoản 4 Điều 27.
25. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.”
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 1a vào trước khoản 1 như sau:
b) Sửa đổi khoản 3 như sau:
c) Bãi bỏ điểm c và d khoản 6.
27. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
a) Bổ sung khoản 8a vào trước khoản 8 như sau:
b) Sửa đổi điểm b khoản 10 như sau:
28. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:
a) Sửa lại tên Điều 34 như sau:
“Điều 34. Vi phạm các quy định trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y”
b) Bãi bỏ khoản 1, điểm a và điểm b khoản 4.
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
a) Bãi bỏ khoản 2.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 3 như sau:
c) Bãi bỏ điểm b khoản 5.
30. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:
a) Sửa đổi khoản 3 như sau:
“3. Hành vi khai thác trái phép đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thì bị xử phạt như sau:
b) Sửa đổi khoản 4 như sau:
“4. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thì bị xử phạt như sau:
31. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1, khoản 2 và khoản 3 như sau:
“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen không đúng nội dung, mục đích;
b) Sửa đổi điểm a khoản 5 như sau:
“a) Tước quyền sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này;”
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 như sau:
b) Bổ sung khoản 2a và 2b trước khoản 2 như sau:
33. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 48 như sau:
34. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như sau:
“1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:
b) Sửa đổi điểm d, điểm đ khoản 1 như sau:
c) Sửa đổi điểm e khoản 1 như sau:
d) Sửa đổi điểm h khoản 1 như sau:
“h) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, i, k và l khoản 1 Điều 9; khoản 1 Điều 10; khoản 4 Điều 11; các điểm c và d khoản 2, các điểm c, d, đ và e khoản 3, các điểm g, h, i và k khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5, các điểm b và c khoản 6, các điểm a, b, c, d và đ khoản 7 Điều 12; các điểm d, đ khoản 1, các điểm b, c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 13a; các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19; các khoản 1, 2, 3, 9a, 9, 10 và 11 Điều 20; điểm b khoản 2, các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các khoản 5, 6, 7, 8 và 10a Điều 22; các khoản 5, 6, 7, 8 và 9a Điều 23; các khoản 2 và 3, các điểm đ, e và g khoản 4 Điều 24; các khoản 5, 6 và 7 Điều 25; điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 31; điểm c khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 8 Điều 33; các điểm b và đ khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 34; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; Điều 41; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 43, Điều 47 và hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 8, điểm h khoản 2 Điều 9, điểm c khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 11 của Nghị định này;”
đ) Sửa đổi điểm i và điểm k khoản 1 như sau:
k) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 8, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 27, 28, 30, 36, 39, 40, 41, 42; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 43, Điều 44, Điều 45, các khoản 1, khoản 2a, khoản 2b, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này;”
36. Bổ sung khoản 4 Điều 55 như sau:
“4. Đối với các hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc lập, lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc buộc cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức được lồng ghép với quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cấp, cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính này thay thế kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường đối với cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều này.”
37. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 Điều 56 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 Điều 56 như sau:
“1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
b) Bổ sung khoản 4 Điều 56 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo vi phạm tại quy định tại các Điều 8, 13a, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 28, 30, 31, 39, 40, 42, 43, 44 và 45 hoặc xử phạt bằng tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 20 của Nghị định này; trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.”
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2021.
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG CHẤT THẢI
(Kèm theo Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm
2021
của Chính phủ)
I. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG NƯỚC, NƯỚC THẢI
STT |
Thành phần nguy hại |
Công thức hóa học |
A |
Các thành phần nguy hại vô cơ |
|
|
Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng (tính theo nguyên tố kim loại) |
|
1 |
Asen (Arsenic) |
As |
2 |
Cadmi (Cadmium) |
Cd |
3 |
Chì (Lead) |
Pb |
4 |
Kẽm (Zinc) |
Zn |
5 |
Nicken (Nickel) |
Ni |
6 |
Thủy ngân (Mercury) |
Hg |
7 |
Crom VI (Chromium VI) |
Cr |
|
Các thành phần vô cơ khác |
|
8 |
Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium floride) |
F- |
9 |
Xyanua/Tổng Xyanua |
CN- |
B |
Các thành phần nguy hại hữu cơ |
|
1 |
Tổng Phenol |
|
2 |
PCB |
|
3 |
Dioxin |
|
4 |
Dầu mỡ khoáng |
|
5 |
Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ |
|
6 |
Hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ |
|
7 |
Halogen hữu cơ dễ hấp thụ (AOX) |
|
II. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG KHÍ, KHÍ THẢI
STT |
Thông số môi trường nguy hại |
Công thức hóa học |
A |
Các chất vô cơ |
|
1 |
Asen và các hợp chất, tính theo As |
As |
2 |
Axit clohydric |
HCl |
3 |
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 |
HNO3 |
4 |
Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 |
H2SO4 |
5 |
Bụi chứa silic |
|
6 |
Cadmi và hợp chất, tính theo Cd |
Cd |
7 |
Clo |
Cl2 |
8 |
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF |
|
9 |
Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) |
Hg |
10 |
HydroXyanua |
HCN |
11 |
Chì và hợp chất, tính theo Pb |
Pb |
12 |
Tổng các kim loại nặng và hợp chất tương ứng |
|
B |
Các chất hữu cơ |
|
1 |
Acetaldehyt |
CH3CHO |
2 |
Acrolein |
CH2 = CHCHO |
3 |
Anilin |
C6H5NH2 |
4 |
Benzidin |
NH2C6H4C6H4NH2 |
5 |
Benzen |
C6H6 |
6 |
Cloroform |
CHCI3 |
7 |
Fomaldehyt |
HCHO |
8 |
Naphtalen |
C10H8 |
9 |
Phenol |
C6H5OH |
10 |
Tetracloetylen |
C2CI4 |
11 |
Vinyl clorua |
ClCH = CH2 |
12 |
Methyl mecarptan |
CH3SH |
13 |
Styren |
C6H5CH = CH2 |
14 |
Toluen |
C6H5CH3 |
15 |
Xylen |
C6H4(CH3)2 |
16 |
Tổng Dioxin/Furan |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.