CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2018 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 98/2013/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM, KINH DOANH XỔ SỐ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định này.
Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số theo quy định của Nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, đại lý bảo hiểm là tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đại lý xổ số là tổ chức và các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định này”.
2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
b) Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 7 như sau:
“4a. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với trường hợp vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này”.
3. Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm d khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 Điều 9 như sau:
c) Điểm a khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
d) Điểm a, điểm b khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
4. Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các giả định tính phí với thực tế triển khai của từng sản phẩm;
b) Đánh giá tình hình chi bồi thường;
a) Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
a) Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
5. Điểm b khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
6. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
7. Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 Điều 17 như sau:
“đ) Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức”.
8. Khoản 2, khoản 3 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo danh sách các sản phẩm mới được triển khai trong tháng trước liền kề;
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
c) Không tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí đã đăng ký với Bộ Tài chính;
d) Không tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;
9. Khoản 5 Điều 24 được bổ sung như sau:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
10. Điểm a khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật;”
11. Khoản 2 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đầu tư ngoài các nguồn vốn được phép đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không theo quy định của pháp luật;
d) Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu không theo quy định của pháp luật”.
12. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tên Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 31. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư”
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
b) Phân chia thặng dư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không theo quy định của pháp luật”.
Điều 2. Bãi bỏ quy định tại một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
2. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 14.
3. Bãi bỏ điểm a khoản 3 Điều 23.
4. Bãi bỏ điểm d khoản 6 Điều 24.
5. Bãi bỏ điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 26.
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2018.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.