CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2017 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 103/2013/NĐ-CP):
1. Điểm a khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Vi phạm các quy định về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản;”
2. Điểm đ khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản;”
3. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bị thương cho cơ sở cứu hộ để chữa trị, phục hồi và thả về môi trường sống khi đủ điều kiện hoặc chuyển giao các cá thể bị chết hoặc dẫn xuất của chúng cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”
4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 4 như sau:
“10. Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép.”
5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
6. Tên khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
7. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.”
8. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản
Tịch thu công cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với trường hợp vi phạm nghề cấm khai thác quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
9. Tên Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và danh mục loài thủy sản cấm khai thác”
10. Tên khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
11. Điểm d khoản 1 Điều 10 được sửa đổi như sau:
12. Điểm d khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau:
13. Tên khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
14. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:
15. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi như sau:
16. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi như sau:
17. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau:
18. Điểm a khoản 5 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
19. Khoản 3, khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
20. Điểm b khoản 1 Điều 19 được sửa đổi như sau:
21. Tên khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
22. Tên khoản 3 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
23. Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
24. Khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
25. Khoản 6 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
26. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
27. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được cho thuê để nuôi trồng thủy sản
a) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
28. Khoản 4 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
29. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau:
30. Tên khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
31. Tên khoản 5 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
32. Tên khoản 1 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:”
33. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan khác
1. Người có thẩm quyền của Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 7, 28, 30 và Điều 33 của Nghị định này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải; Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa và Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy định tại Điều 47 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền của lực lượng kiểm lâm quy định tại Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn biển được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 24, 25, 26, 27 và Điều 28 của Nghị định này.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (sau đây viết tắt là Nghị định số 119/2013/NĐ-CP):
1. Điểm a khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Điểm a khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
3. Điểm c khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
4. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 5 như sau:
5. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
c) Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi.”
6. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
7. Tên khoản 5 Điều 5 và điểm a khoản 5 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
8. Khoản 6 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh động vật;
c) Kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.”
9. Điểm a khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
10. Điểm b khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
11. Điểm d khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
12. Bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 8 Điều 5 như sau:
13. Điểm a khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
14. Bổ sung khoản 4a vào Điều 7 như sau:
c) Kinh doanh động vật thủy sản giống mắc bệnh.”
15. Khoản 5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế, sản phẩm động vật thủy sản, động vật thủy sản giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a Điều này.”
16. Bổ sung khoản 5a vào Điều 11 như sau:
17. Khoản 6 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
18. Điểm c khoản 9 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
19. Tên Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
20. Điểm c khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
21. Điểm e khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
22. Điểm h khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
23. Điểm a khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Tạm dừng giết mổ động vật bị sử dụng thuốc an thần cho đến khi có kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; buộc tiêu hủy sản phẩm động vật có dư lượng thuốc an thần vượt quá giới hạn do Bộ Y tế quy định đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;”
24. Điểm c khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
25. Bổ sung khoản 6a vào Điều 16 như sau:
26. Điểm b khoản 9 Điều 16 được sửa đổi như sau:
27. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 17 như sau:
“c) Bảo quản vắc xin không đúng quy định của nhà sản xuất.”
28. Bổ sung khoản 6a, 6b vào Điều 17 như sau:
29. Điểm b khoản 8 Điều 17 được sửa đổi như sau:
30. Bổ sung điểm c vào khoản 8 Điều 17 như sau:
31. Bổ sung khoản 3a vào Điều 18 như sau:
32. Bổ sung khoản 3b vào Điều 18 như sau:
“3b. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y vi phạm trong thời hạn 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3a Điều này.”
33. Khoản 2, khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
34. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
35. Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
36. Khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
37. Khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
38. Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
39. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Vi phạm về sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
40. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 37. Vi phạm về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
41. Khoản 2 Điều 43 được sửa đổi như sau:
“2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 13; khoản 1, 4, 5, 6 Điều 14; Điều 17; khoản 2, 5, 6 Điều 20; Điều 23, Điều 27, Điều 30, Điều 34, Điều 35 của Nghị định này.”
42. Bổ sung khoản 4 vào Điều 43 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 và Cảnh sát biển quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình thuộc địa bàn được giao quản lý có quyền kiểm tra phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, Điều 18, Điều 27 và Điều 37 của Nghị định này.”
43. Bãi bỏ các điều, khoản, điểm, cụm từ sau:
a) Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 35.
b) Cụm từ “sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” được quy định tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP):
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ”.
2. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng.”
3. Khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.
Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện hoặc giao người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Văn bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì văn bản giao kết phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận của Công chứng viên; đối với tổ chức giao phương tiện cho người lao động của mình quản lý, điều khiển thì phải có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình bản giao kết hoặc hợp đồng lao động cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.”
4. Bổ sung khoản 9 vào Điều 3 như sau:
“9. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 9a của Nghị định này bao gồm:
a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;
d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.”
5. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 vào Điều 4 như sau:
“4. Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
5. Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.
6. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.
7. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.”
6. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9a của Nghị định này. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.
2. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng quy định tại Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I nhưng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB;
b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục II thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.
3. Hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm để áp dụng xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.
4. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.
5. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
6. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình;
b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.”
“Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng.
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
d) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
8. Điểm c khoản 4, điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:
a) Điểm c khoản 4 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
b) Điểm c khoản 5 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
c) Điểm c khoản 6 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
d) Điểm c khoản 7 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
đ) Điểm c khoản 8 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
e) Điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
9. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:
a) Điểm c khoản 5 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
b) Điểm c khoản 6 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
c) Điểm c khoản 7 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
d)) Điểm c khoản 8 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
đ) Điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
10. Bổ sung điểm d vào khoản 10 Điều 22 như sau:
“d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
11. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm c khoản 5 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
b) Điểm c khoản 6 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
c) Điểm c khoản 7 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
d) Điểm c khoản 8 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
đ) Điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
12. Bổ sung điểm d khoản 10 Điều 23 như sau:
“d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
13. Khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Trường hợp người lập biên bản vi phạm hành chính là người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của ngành mình thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
14. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 12, 16, 17, 20, 21, 22 và hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
4. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Cảnh sát biển quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và hành vi mua, bán, cất giữ quy định tại Điều 23 Nghị định này.”
15. Bãi bỏ điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, điểm d khoản 5, điểm d khoản 6, điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 21; điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 22; điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 23; khoản 5 và khoản 6 Điều 24.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 103/2013/NĐ-CP , Nghị định số 119/2013/NĐ-CP , Nghị định số 157/2013/NĐ-CP để xử lý.
2. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP .
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.