THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 275-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 1957 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH SẮC LUẬT SỐ 003-SLT NGÀY 18-06-1957 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ XUẤT BẢN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc luật số 003-SLt ngày 18 tháng 6 năm 1957 quy định chế độ xuất bản;
Căn cứ Sắc lệnh số 18-SL ngày 31 tháng 1 năm 1946 quy định thể lệ lưu chuyển văn hóa phẩm;
Theo đề nghị của Bộ Văn hóa,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Sắc luật số 003-SLt ngày 18 tháng 6 năm 1957 về:
1) Việc cấp giấy phép cho lập nhà xuất bản hoặc cho cá nhân hoạt động xuất bản;
2) Việc nộp lưu chiểu các loại xuất bản phẩm;
3) Việc áp dụng kỷ luật.
MỤC I. - THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
1) Tờ khai, làm thành hai bản, nói rõ tên, tôn chỉ, mục đích, hướng hoạt động, trụ sở chính thức của nhà xuất bản.
2) Lý lịch sơ lược, làm thành hai bản, của từng người chịu trách nhiệm chính thức của nhà xuất bản (chủ nhiệm hoặc Giám đốc, quản lý và tổng biên tập).
Mỗi bản đều có chứng thực của Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh nơi đương sự cư trú.
3) Lý lịch tư pháp (một bản) của từng người, chủ nhiệm (hoặc Giám đốc), quản lý và tổng biên tập, do Tòa án nhân dân thành phố hoặc Tòa án nhân dân tỉnh nơi đương sự cư trú cấp.
Ở những khu không có tỉnh như Khu tự trị Thái mèo, và Khu Hồng quảng hiện nay, thì các bản lý lịch sơ lược do Ủy ban Hành chính khu chứng thực và bản lý lịch tư pháp do Tòa án nhân dân khu cấp.
Một tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt nam hoặc một cơ quan Nhà nước muốn lập nhà xuất bản, phải làm đơn xin phép, nói rõ tên, tôn chỉ, mục đích, hướng hoạt động, trụ sở chính thức, họ tên chủ nhiệm (hoặc giám đốc), người quản lý và người tổng biên tập của nhà xuất bản.
Bộ Văn hóa ấn định những mẫu giấy tờ và hướng dẫn việc khai báo.
Quá hạn đó nhà xuất bản nào chưa làm đầy đủ thủ tục khai báo hoặc xin phép lại thì không được hoạt động nữa.
Trường hợp một tổ chức ở ngoài Mặt trận Tổ quốc Việt nam muốn xuất bản tác phẩm hoặc tài liệu, thì đơn xin phép hoạt động xuất bản nhất thời phải kèm thêm một giấy chứng nhận của Ủy ban Hành chính thành phố, tỉnh hay là khu (ở những khu không có tỉnh như khu tự trị Thái mèo và khu Hồng quảng) chứng nhận tổ chức đó đã được phép thành lập.
Điều 7. Đơn và giấy tờ nói ở các điều 2, 3, 4, 5 và 6 nộp tại các cơ quan sau đây:
- Ở Hà nội: tại Cục quản lý xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm (gọi tắt là Cục xuất bản) thuộc Bộ Văn hóa;
- Ở Hải phòng, Khu Hồng quảng, khu Tự trị Thái mèo; tại Sở Văn hóa;
- Ở các nơi khác: tại Ty Văn hóa tỉnh.
Sau khi nhận đơn và các giấy tờ hợp lệ, các cơ quan nói trên cấp cho người nộp đơn một giấy biên nhận và gửi đơn và hồ sơ lên Bộ Văn hóa xét định.
Riêng những nhà xuất bản thực tế vẫn liên tục hoạt động xuất bản chuyên nghiệp cho tới ngày ban hành Sắc luật số 003-SLt ngày 18 tháng 06 năm 1957 và đã làm đầy đủ các thủ tục xin phép hoặc khai báo nói ở các điều 2 và 3 trên đây, thì vẫn được tiếp tục hoạt động xuất bản trong khi chờ đợi quyết định của Bộ Văn hóa.
Nhà xuất bản nào đã tự ý đóng cửa mà muốn hoạt động lại, thì phải xin phép lại theo thủ tục ấn định ở các điều 2 và 7 Nghị định này.
1) Tên, tôn chỉ, mục đích, hướng hoạt động của nhà xuất bản.
2) Người chủ nhiệm (hoặc giám đốc) của nhà xuất bản.
Thay đổi trụ sở nhà xuất bản ghi trong thời hạn hai mươi bốn giờ người chủ nhiệm (hoặc Giám đốc) nhà xuất bản phải báo cáo cho Cục xuất bản và Ty hoặc sở Văn hóa địa phương biết địa điểm trụ sở mới và lý do thay đổi; dời trụ sở nhà xuất bản đến một địa phương khác thì phải báo cáo cả cho Ty hoặc Sở Văn hóa địa phương mình đến.
Trường hợp thay đổi người quản lý hoặc người tổng biên tập thì trong thời hạn hai mươi bốn giờ người chủ nhiệm (hoặc Giám đốc) nhà xuất bản phải báo cho Cục xuất bản và Ty hoặc Sở Văn hóa địa phương biết về sự thay đổi và lý do. Đồng thời người chủ nhiệm (hoặc Giám đốc) nhà xuất bản phải nộp cho Ty hoặc Sở Văn hóa địa phương, hoặc cho Cục xuất bản nếu nhà xuất bản hoạt động ở Hà nội, hai bản lý lịch sơ lược và một bản lý lịch tư pháp (làm theo thể thức quy định ở điều 2 Nghị định này) của người quản lý hoặc tổng biên tập mới. Nhận được những lý lịch đó, Ty hoặc Sở Văn hóa hoặc Cục xuất bản phải chuyển ngay lên Bộ Văn hóa.
Nhà xuất bản nào muốn tự ý đóng cửa không hoạt động nữa thì chỉ cần báo cho:
- Cục Xuất bản nếu là nhà xuất bản hoạt động ở Hà nội.
- Ty hoặc Sở Văn hóa nếu là nhà xuất bản hoạt động ở các địa phương.
- Cục Xuất bản: hai bản
- Ty hoặc Sở Văn hóa địa phương: một bản.
Trường hợp cần miễn nộp lưu chiểu cho một tài liệu hoặc một loại tài liệu để giữ gìn bí mật quốc gia, thì cơ quan, đoàn thể xuất bản những tài liệu đó phải đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ xét và quyết định.
Điều 13. Thời hạn nộp lưu chiểu các xuất bản phẩm quy định như sau:
Bản nộp lưu chiểu tại địa phương phải đưa đến Ty hoặc Sở Văn hóa và được cơ quan này biên nhận chính thức, chậm nhất là hai mươi bốn giờ sau khi in xong và bốn mươi tám giờ trước khi phát hành.
Bản nộp tại Cục Xuất bản có thể gửi bằng bưu điện hay bằng phương tiện khác nhưng phải gửi trong ngày nộp lưu chiểu tại địa phương.
Đối với các khu, tỉnh ở xa, giao thông không thuận tiện, Bộ Văn hóa tùy theo hoàn cảnh cụ thể từng nơi mà quy định thời hạn nộp lưu chiểu cho thích hợp.
- Cục Xuất bản có quyền phê bình và cảnh cáo đối với các nhà xuất bản và cá nhân xuất bản hoạt động ở Hà nội.
- Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố (Hải phòng) hoặc khu (Khu Tự trị Thái mèo, Khu Hồng quảng) có quyền phê bình và cảnh cáo đối với các nhà xuất bản hoặc cá nhân xuất bản hoạt động ở các địa phương.
- Bộ Văn hóa có quyền quyết định việc tịch thu xuất bản phẩm, thu hồi tạm thời hay là vĩnh viễn giấy phép.
Nếu xét cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền nói trên đây có thể cho công bố trên báo chí các hình thức kỷ luật đã thi hành.
Đối với các nhà xuất bản hoặc các cá nhân xuất bản hoạt động ở địa phương, quyền đưa truy tố các vụ vi phạm Sắc luật số 003-SLt ngày 18 tháng 6 năm 1957 giao cho Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố (Hải phòng) hoặc khu (ở những khu không có tỉnh như Khu Tự trị Thái mèo, Khu Hồng quảng).
Đối với các vụ vi phạm vào điều 9 Sắc luật số 003-SLt ngày 18 tháng 6 năm 1957, thì các cơ quan, đoàn thể nói trong điều 9 đó có quyền đưa truy tố trước tòa án.
Điều 18. Những điều khoản ban hành trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.