BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 17-NĐ | Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 1956 |
ĐẶT CẢNG HẢI PHÒNG TRỰC THUỘC NGÀNH VẬN TẢI THỦY
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Chiếu Nghị quyết Hội đồng Chính phủ tách Bộ Giao thông công chính thành hai Bộ:
Bộ Giao thông và Bưu điện.
Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc.
Theo đề nghị của ông phụ trách Ngành vận tải thủy.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 4. - Cảng Hải Phòng có nhiệm vụ:
a) Phụ trách việc xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, nhận chuyển và giao hàng hóa cho chủ hàng và cho các tàu bè được chủ hàng uỷ nhiệm vận chuyển.
b) Dẫn dắt các tàu ra vào Cảng và cung cấp các thứ cần thiết cho tàu (nguyên liệu dầu mỡ, than, củi…) và sửa chữa tàu, kể cả tàu nước ngoài.
c) Xây dựng tu bổ các công trình thuộc phạm vi Cảng đảm bảo tàu đi lại thuận tiện an toàn (xây dựng bến, vét lòng lạch, sửa chữa phao đeo đường vận chuyển). Bảo quản thiết bị và sửa chữa các phương tiện hoạt động của Cảng tàu, canô, xà lan, cầu, các phương tiện vận chuyển bộ trong cảng.
d) Thi hành các luật pháp, điều lệ và các chính sách, chủ trương của Chính phủ của Bộ Giao thông và Bưu điện đối với Cảng Hải Phòng.
Điều 5. - Tổ chức bộ máy của Cảng Hải Phòng quy định như sau:
a) Bộ phận nghiệp vụ:
1. Phòng Điều độ.
2. Ty Bốc dỡ hàng hóa.
3. Ty kho hàng.
4. Ty Thủy đội.
5. Công ty đại lý tàu bè.
b) Bộ phận công trình kỹ thuật:
6. Ty Công trình.
7. Ty tàu cuốc.
8. Phòng Cung ứng.
9. Xưởng.
c. Bộ phận Giám đốc:
10. Ty cảng vụ.
11. Ty Hải đăng hoa tiêu.
12. Ty Đăng Kiểm.
d) Bộ phận hành chính:
13. Phòng Kế hoạch thống kê.
14. Phòng Kế toán tài vụ.
15. Phòng Nhân sự.
16. Phòng Hành chính (gồm cả điện đài).
17. Quận Cảnh sát kinh tế cảng.
Điều 6. - Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị tổ chức của Cảng như sau:
1. Phòng điều độ phụ trách:
- Đặt kế hoạch và phân nhiệm cho các bộ phận (bằng hội nghị điều độ) trước khi tàu đến để đảm bảo dẫn dắt tàu và xe dỡ hàng hóa.
- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc xếp dỡ và điều hòa các loại phương tiện phục cụ cho xếp dỡ hàng hóa được nhanh chóng.
2. Ty bốc dỡ hàng hóa phụ trách:
- Bố trí sử dụng người và phương tiện bảo đảm bốc dỡ hàng hóa ở tầu vào kho, ở kho ra xe hay xuống tàu xa lan, bảo đảm không hư hỏng, không mất mát, đúng thời hạn như đã ký hợp đồng.
- Tổ chức và quản lý các đội công nhân khuân vác, các đội cơ giới bốc dỡ (cần trực, ô tô, xe “rác”…).
- Huy động và sử dụng các phương tiện cửa thủy đội cũng như của tư nhân (thuyền, xà lan) làm tăng hàng hóa tự Chính phủ-ập vào bến hoặc từ bến ra tàu.
- Nghiên cứu giá cước xếp dỡ trình trên xét duyệt và áp dụng các chính sách lao động cho cán bộ nhân viên.
3. Ty kho hàng phụ trách:
- Nhận hàng hóa để sắp xếp vào kho (có thứ tự phân loại các thứ hàng), tổ chức bảo quản hàng hóa đã nhận khỏi hư hao, mất mát, ẩm ướt, cháy nổ, giao hàng cho chủ hàng hay Ty bốc dỡ chuyển hàng hóa xuống tàu hay lên các xe đi nơi các nơi.
- Làm hóa đơn các lệ phí thuộc về gửi bảo quản hàng hóa để giao Phòng Kế toán tai vụ và thanh toán.
- Theo dõi thống kê các hàng hóa xuất nhập thuộc Cảng.
4. Ty Thủy đội phụ trách.
- Quản lý phân phói các phương tiện vận tải thuộc cảng trên mặt nước (tàu lái, xà lan, tàu cần trục) để cung cấp cho các bộ phận thực hiện kế hoạch vận chuyển xếp dỡ, hoa tiêu…
- Làm hợp đồng và hóa đơn lệ phí cho mượn tàu bè để giao Phòng kế toán tài vụ thanh toán.
- Đảm bảo cung cấp nước ăn cho các tàu.
5. Công ty đại lý tài bè phụ trách.
- Đại diện hãng tàu, chủ tàu hay chủ hàng hóa dưới tàu để giao thiệp với các cơ quan chính quyền làm các thủ tục giấy tờ theo luật của Chính phủ xin phép và báo khi tàu đến tàu đi, thuê xếp dỡ hàng hóa và những vấn đề về đòi tiền, về công an, về sửa chữa tàu….
- Cung cấp tiếp tế các nguyên, nhiên liệu và các thứ cần thiết thực phẩm… cho tàu.
- Thanh toán và thu các khoản lệ phí và phí tổn khác của tàu để nộp cho Phòng Kế toán tại vụ.
6. Ty công trình phụ trách:
- Khảo sát thiết kế và thực hiện xây dựng sửa chữa các cầu, kè, kho tàng, đường xá, sân hàng… thuộc phạm vi Cảng.
- Kiến thiết tu bổ các hệ thống đèn phao và trái nổi.
- Quản lý các đội công nhân chuyên nghiệp về công trình.
7. Ty tàu cuốc phụ trách:
- Khảo sát đo đạc, theo dõi sự biến chuyển của các luồng lạch theo chỉ thị của Cảng và tiến hành đào vét các lòng lạch để bảo đảm luồng lạch tốt cho tàu bè đi lại.
- Quản lý các tàu cuốc và lãnh đạo sử dụng của bộ công nhân trên tàu cuốc.
- Làm hóa đơn lệ phí cho thuê tàu cuốc giao Phòng Kế toán tài vụ thu và thanh toán.
8. Phòng Cung ứng:
- Tiếp nhận, mua sắm và phân phối máy móc nguyên vật liệu cho các bộ phận theo kế hoạch để phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất của Cảng.
- Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng máy móc nguyên vật liệu và điều chỉnh nguyên vật liệu giữa các bộ phận.
- Bảo quản, kiểm kê tài sản nguyên vật liệu toàn Cảng.
9. Xưởng:
- Sửa chữa các tàu, xà lan và tàu ngoại quốc, sửa chữa các máy móc thiết bị phục vụ cho sự hoạt động của Cảng (ô tô, cần trục…).
- Sản xuất, sửa chữa các trái nổi, phao đèn, phụ tiêu và hơi thắp đèn.
- Đóng xà lan, ca nô phục vụ cho sự phát triển của Ngành vận tải thuỷ.
- Làm hóa đơn trong việc đóng, sửa chữa cho thuê mượn máy móc giao Phòng Kế toán tài vụ thu và thanh toán.
10. Ty Cảng vụ phụ trách:
- Phê chuẩn khi tàu ra hay vào bến, sắp xếp chỗ tàu đậu, phối hợp với quân cảnh sát kinh tế và công an biên phòng giữ gìn trật tự an ninh ở bến.
- Giám đốc các tàu thi hành luật lệ của Chính phủ, nội quy ra Cảng, và theo dõi việc thi hành các chính sách vận chuyển hàng hóa của Chính phủ.
- Giải quyết những trường hợp bất trắc xảy ra ở ngoài khơi như tàu bị mắc cạn, bị nạn…
11. Ty Hoa tiêu hải đăng phụ trách:
- Dẫn dắt tàu ra vào bến.
- Theo dõi sự đi lại trên các luồng lạch ngoài biển và đường sông thuộc phạm vi Cảng và đề nghị sửa chữa nạo vét.
- Quản lý các hải đăng, phao đèn đặt ở các luồng đi của tàu, đề nghị sửa chữa hay thay thế các hải đăng, phao đèn hư hỏng và tiến hành giáo dục công nhân viên giữ hải đăng có ý thức trách nhiệm trong công tác trông nom hải đăng.
12. Ty Đăng kiểm phụ trách:
- Đăng ký các tàu biển, xà lan chạy bể, thuyền bè của Chính phủ và tư nhân thuộc Cảng Hải Phòng.
- Kiểm tra các tàu bè vào Cảng chấp hành các luật lệ của quốc gia, quốc tế và các thể lệ đã ban hành để bảo đảm an toàn cho tàu bè (kiểm tra về mặt thiết bị và thuyền viên, xem xét sổ nhật ký, boong máy...).
- Kiểm tra sát hạch về tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp giấy chứng minh thư cho các thuyền viên.
- Giải quyết các vấn đề trên tàu về mặt pháp lý (điều tra lập biên bản về tàu bè đụng chạm nhau hay xung đột giữa tàu, thuyền, thuyền viên...).
- Nghiên cứu và đề xuất với Giám đốc Cảng về các chính sách thể lệ quản lý tàu bè thuyền viên.
13. Phòng Kế hoạch thống kê phụ trách:
- Căn cứ vào kế hoạch của Ngành vận tải thủy, xây dựng kế hoạch của Cảng về sản xuất và công trình hàng năm, 3 tháng, 1 tháng.
- Theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị và điều chỉnh các kế hoạch, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm.
- Phân phối kinh phí, điều hòa nguyên vật liệu phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch.
- Thống kê các số liệu, tình hình để phục vụ cho việc lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch.
14. Phòng Kế toán tài vụ phụ trách:
- Căn cứ vào kế hoạch tài vụ lập dự trù xin kinh phí, chịu trách nhiệm thanh toán và quyết toán các khoản thu chi.
- Thu các khoản của các Ty, Phòng để làm hóa đơn của các chủ nợ và nộp cho Ngân quỹ Nhà nước.
- Xây dựng, hướng dẫn sự nghiệp kinh doanh, tính giá thành sản xuất công trình, quản lý tài sản của Cảng, kiểm tra sự chi thu của các đơn vị.
- Hướng dẫn các đơn vị chấp hành đúng chính sách, tiêu chuẩn, nguyên tắc kỷ luật tài chính.
15. Phòng Nhân sự phụ trách:
- Nghiên cứu xây dựng bộ máy, sắp xếp biên chế của Cảng.
- Quản lý cán bộ, công nhân viên của Cảng, theo dõi tình hình tư tưởng công tác đề nghị đề bạt, điều chỉnh, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật...
- Thực hiện các chế độ lương bổng lao động, chính sách cán bộ cho cán bộ công nhân viên của Cảng.
- Tổ chức giáo dục về nghiệp vụ phối hợp với Công đoàn tổ chức học tập chính trị, văn hóa cho cán bộ, công nhân viên.
16. Phòng Hành chính (gồm cả bộ phận điện đài) phụ trách:
- Công văn đi đến, phân phối công văn, lưu trữ tài liệu hồ sơ điện đài mật mã.
- Quản trị nội bộ cơ quan Cảng và các công việc tạp vụ khác (ăn ở, lương bổng, quản trị tài sản...).
17. Quân Cảnh sát kinh tế Cảng phụ trách:
- Phối hợp với công an biên phòng điều tra, trấn áp bọn phản động phá hoại, giữ gìn trật tự an ninh của Cảng.
- Bảo vệ sản xuất của xí nghiệp.
- Bảo vệ chính trị nội bộ cơ quan Cảng.
Điều 7. - Cảng Hải Phòng do một Giám đốc điều khiển và có từ hai đến bốn Phó Giám đốc giúp sức.
- Một Ty có một trưởng Ty và khi cần có một Phó Ty.
- Một Phòng có một Trưởng phòng và khi cần có một Phó phòng.
- Xưởng có một Quản đốc và từ hai đến ba Phó quản đốc.
Điều 8. - Nghị định này thay thế cho các điều khoản quy định trước.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.