CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Nghị định này quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo, nội dung, hình thức báo cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự
1. Tuân thủ Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và quy định tại Nghị định này.
2. Bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời.
3. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
4. Việc soạn thảo, ban hành, quản lý, khai thác, sử dụng báo cáo về điều tra hình sự phải đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và chế độ văn thư, lưu trữ.
Điều 4. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo về điều tra hình sự
1. Hình thức báo cáo
Báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền ký báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định kèm theo tệp dữ liệu điện tử.
2. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi bằng đường bưu điện;
b) Gửi trực tiếp;
c) Gửi qua fax;
d) Gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.
Điều 5. Thẩm quyền ký báo cáo về điều tra hình sự
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thứ trưởng: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký báo cáo của bộ, ngành mình về công tác điều tra hình sự theo thẩm quyền điều tra quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Điều 6. Xử lý vi phạm trong thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự
Người nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ báo cáo hoặc cố ý báo cáo sai hoặc tiết lộ thông tin trong các báo cáo về điều tra hình sự thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
Điều 7. Các loại báo cáo về điều tra hình sự
Báo cáo về điều tra hình sự gồm: Báo cáo định kỳ; báo cáo về vụ, việc và báo cáo chuyên đề.
1. Báo cáo định kỳ gồm: 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và báo cáo năm.
2. Nội dung của báo cáo định kỳ
a) Tổng hợp, phân tích đánh giá và dự báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
c) Kết quả công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm;
d) Phương hướng công tác trọng tâm tiếp theo.
3. Thời điểm lấy số liệu của báo cáo định kỳ
a) Báo cáo 03 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 31 tháng 12 của năm;
b) Báo cáo 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 31 tháng 3 năm sau;
c) Báo cáo 09 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 6 năm sau;
d) Báo cáo năm tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau.
4. Chỉnh lý, bổ sung báo cáo
a) Khi phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo định kỳ, cơ quan báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình rõ về việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu;
b) Nghiêm cấm việc tự ý tẩy, xóa báo cáo, các biểu mẫu thống kê số liệu kèm theo báo cáo.
1. Báo cáo về vụ, việc quy định trong Nghị định này là các vụ, việc có dấu hiệu làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; vụ, việc có khiếu kiện kéo dài nhiều năm; vụ, việc có tính chất nhạy cảm, phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc vụ, việc khác khi có yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
2. Các bộ, ngành quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo vụ, việc do bộ, ngành mình giải quyết theo thẩm quyền điều tra quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu.
1. Báo cáo chuyên đề là báo cáo sơ kết, tổng kết hoặc tổng hợp, đánh giá và dự báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam giữ, điều tra xử lý tội phạm theo từng lĩnh vực.
2. Trường hợp báo cáo
a) Theo chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra;
b) Khi có tình hình nổi lên hoặc đánh giá kết quả thực hiện một chủ trương công tác thấy cần sơ kết, tổng kết chuyên đề theo từng lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm cụ thể;
c) Khi có yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
3. Nội dung báo cáo chuyên đề
a) Tình hình cơ bản và tình hình liên quan đến chuyên đề;
b) Kết quả các mặt công tác đã thực hiện theo chuyên đề (căn cứ đặc điểm tình hình, chương trình, kế hoạch công tác, sự chỉ đạo của cấp trên); đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;
c) Dự báo tình hình;
d) Chủ trương, biện pháp tiếp tục thực hiện;
đ) Đề xuất, kiến nghị.
4. Nơi gửi báo cáo
Các bộ, ngành quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này xây dựng báo cáo chuyên đề gửi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đồng gửi Bộ Công an để giúp Chính phủ theo dõi, quản lý công tác điều tra hình sự.
1. Báo cáo về điều tra hình sự phải được phân loại, xác định và đóng dấu độ mật đúng quy định và chỉ gửi đến nơi nhận đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nội dung trao đổi tình hình, công tác về điều tra hình sự giữa các bộ, ngành quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải thực hiện chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật.
3. Việc gửi báo cáo theo các phương thức đã quy định tại khoản 2 Điều 4 phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Nghiêm cấm việc tiết lộ thông tin, trao đổi, cung cấp thông tin trong báo cáo về điều tra hình sự cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng báo cáo về điều tra hình sự, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo tổ chức việc xây dựng báo cáo; cập nhật thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về điều tra hình sự;
b) Nghiên cứu, tổng hợp báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng báo cáo và thống kê số liệu trong phạm vi cả nước. Định kỳ gửi báo cáo về điều tra hình sự đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều tra hình sự trong phạm vi cả nước trước ngày 15 tháng 02 đối với báo cáo 03 tháng; trước ngày 15 tháng 5 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 15 tháng 8 đối với báo cáo 09 tháng và trước ngày 15 tháng 11 đối với báo cáo năm;
c) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng đề cương báo cáo và biểu mẫu thống kê về điều tra hình sự;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo tổ chức việc xây dựng báo cáo; cập nhật thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu;
b) Xây dựng báo cáo về điều tra hình sự trên phạm vi cả nước thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình gửi Chính phủ (qua Bộ Công an) trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo 03 tháng; trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 09 tháng; trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo năm;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
2. Giao đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
1. Chỉ đạo tổ chức việc xây dựng báo cáo; cập nhật thông tin và chịu trách nhiệm về độ chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu;
2. Xây dựng báo cáo và thống kê số liệu về điều tra hình sự theo quy định tại khoản 6 Điều 67 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Định kỳ gửi báo cáo về điều tra hình sự cho Chính phủ (qua Bộ Công an) trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo 03 tháng; trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 09 tháng; trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo năm.
3. Giao đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Viện trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.