CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6
năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 2: Nghị quyết số 09/2002/QH11
ngày 28 tháng 11 năm 2002 "Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2003" và
Nghị quyết số 14/2002/QH11 ngày 16 tháng 12
năm 2002 "Về nhiệm vụ năm 2003";
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nâng mức lương tối thiểu từ 210.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ lên 290.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
2. Tăng thêm mức sinh hoạt phí hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang công tác và đã nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ tương ứng với mức tăng lương tối thiểu từ 210.000 đồng/tháng lên 290.000 đồng/tháng.
3. Tăng thêm lương hưu và trợ cấp xã hội hàng tháng so với quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ như sau:
a) Tăng thêm 46% lương hưu đối với những người nghỉ hưu theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ, Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung ban hành trước ngày 18 tháng 9 năm 1985.
b) Tăng thêm 42% lương hưu đối với những người nghỉ hưu theo Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
c) Tăng thêm 38,1% lương hưu đối với những người nghỉ hưu theo Nghị định số 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993, Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993, Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.
d) Tăng thêm 38,1% trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với những người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
4. Tăng thêm 38,1% quỹ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công so với quỹ hiện hành (đối tượng của năm 2003) tính theo quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ.
1. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương trong phân bổ ngân sách phải giao nhiệm vụ tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp để thực hiện điều chỉnh tiền lương.
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu (gồm cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ) sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại cho đơn vị (riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu là 35%) để thực hiện điều chỉnh tiền lương.
3. Các cơ quan hành chính có nguồn thu theo quy định sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ để thực hiện điều chỉnh tiền lương.
4. Ngân sách địa phương bố trí 50% số tăng thu năm 2002 (chênh lệch giữa số thu thực nộp ngân sách đến 31 tháng 12 năm 2002 so với dự toán thu do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố giao đầu năm) và 50% số tăng dự toán thu do Thủ tướng Chính phủ giao năm 2003 so với dự toán thu do Thủ tướng Chính phủ giao năm 2002 để thực hiện điều chỉnh tiền lương; dành 50% số tăng thu năm 2003 so với dự toán do Thủ tướng Chính phủ giao năm 2003 để thực hiện điều chỉnh tiền lương và gối đầu cho năm 2004.
5. Bộ Tài chính bố trí ngân sách Trung ương bảo đảm chi trả lương hưu đối với những người nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (đối với những người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau do Bảo hiểm xã hội chi trả); chi trả trợ cấp ưu đãi người có công; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung nguồn cho các Bộ, ngành, địa phương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này mà vẫn còn thiếu.
1. Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, hành chính của Đảng, đoàn thể, mở rộng thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định tại Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp, thực hiện quyền tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, về sử dụng biên chế và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị theo các quy định hiện hành.
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu và mức sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp và sinh hoạt phí thuộc ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 của Nghị định này.
b) Hướng dẫn việc quản lý biên chế và trả lương đối với các cơ quan hành chính quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
c) Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, về sử dụng biên chế và trả lương đối với các đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
a) Hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
b) Hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 1 của Nghị định này.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc bảo đảm nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
b) Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao số bổ sung nguồn còn thiếu để thực hiện chi tiền lương tăng thêm ở các bộ, ngành và địa phương quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị định này.
c) Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm nguồn thực hiện chi tiền lương tăng thêm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 2 của Nghị định này.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, để thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
b) Triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo và các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm:
a) Trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí và Nghị định số 33/CP ngày 23 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về việc sửa đổi khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 95/CP, để thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
b) Triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ đối với các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm:
a) Sửa đổi hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi chế độ thu, phân phối và sử dụng các khoản thu, các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền, để thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Nghị định này từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
b) Triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý.
7. Văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định này (nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này) và các văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi (nêu tại các điểm a của các khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) phải được ban hành trong quý I năm 2003.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
a) Triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 2 của Nghị định này.
b) Triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
2. Mức tiền lương điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này được sử dụng để tính khoản trợ cấp thôi việc theo thời gian đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ và đối với người thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ cho số năm làm việc từ năm 2003, số năm làm việc từ năm 2002 trở về trước tính toán theo hướng dẫn trước ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Quy định về tính trợ cấp thôi việc theo thời gian đối với lao động dôi dư tại Nghị định này thay thế các quy định về tính trợ cấp đối với lao động dôi dư và lao động thôi việc do tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ và Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ.
3. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương hoặc sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước được tính lại tương ứng với việc điều chỉnh mức lương tối thiểu và mức sinh hoạt phí quy định tại Nghị định này.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.