CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2024 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan đối với các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:
“3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật liên quan đối với:
a) Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập;
b) Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quản lý hoặc được giao trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, bao gồm cả các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có hiệu lực thi hành và không có tên tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
c) Phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.
3. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 6 như sau:
“c) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến thẩm định của bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo thẩm định, gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nội dung chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP.”
4. Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 9 như sau:
“c) Việc giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.”
5. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 10 như sau:
“b) Phê duyệt để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc, Giám đốc; phê duyệt chủ trương theo đề nghị của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo xin ý kiến Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi có văn bản chấp thuận để Hội đồng thành viên của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bổ nhiệm Tổng giám đốc theo quy định, tại điều lệ của doanh nghiệp.”
6. Sửa đổi khoản 2 Điều 10 như sau:
“2. Đối với kiểm soát viên:
a) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật.
b) Căn cứ quy mô của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban Kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức do mình quản lý làm Kiểm soát viên và có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho cán bộ, công chức khi thôi làm Kiểm soát viên”.
7. Sửa đổi khoản 3 Điều 11 như sau:
“3. Xem xét, phê duyệt theo đề nghị của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với những nội dung sau đây:
a) Phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động trên mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Việc huy động vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng và pháp luật có liên quan.
b) Phương án huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Đối với khoản vay nước ngoài theo phương thức doanh nghiệp tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, trừ khoản vay vốn nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Việc huy động vốn của doanh nghiệp theo phương thức doanh nghiệp tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
c) Dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
d) Dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án và phương án quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”.
8. Sửa đổi khoản 4 Điều 11 như sau:
“4. Quyết định để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ký hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.”
9. Sửa đổi điểm e khoản 5 Điều 13 như sau:
“e) Chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết.”
10. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 13 như sau:
“g) Chủ trương mua, bán tài sản cố định và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;”
11. Sửa đổi điểm i khoản 5 Điều 13 như sau:
“i) Kế hoạch sử dụng lao động, phương án tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người quản lý;”
12. Sửa đổi khoản 5 Điều 14 như sau:
“5. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu biết trong vòng 180 ngày kể từ ngày thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.
Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp.”
13. Sửa đổi khoản 6 Điều 14 như sau:
“6. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con 100% vốn của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”
14. Sửa đổi khoản 8 Điều 14 như sau:
“8. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn hoặc không tiếp tục đầu tư vốn bổ sung vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định đầu tư sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư.”
15. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 15 như sau:
“a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp. Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp;”
16. Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 15 như sau:
“e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật;”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:
“1. Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng và thực hiện quy chế nội bộ về tổ chức thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
b) Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài chính trong trường hợp tổ chức lại (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) và giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội vận dụng quy định của Nghị định này để tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu.”
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2024.
2. Nghị định này bãi bỏ quy định tại khoản 11 Điều 11 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.
3. Trường hợp có quy định khác nhau về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Nghị định số 11/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Nghị định số 11/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hết hiệu lực thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện vốn Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC DOANH NGHIỆP DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP VÀ THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Nghị định số 97/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2024 của
Chính phủ)
1. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
6. Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.
7. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
8. Doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn để thành lập mới theo quy định tại Điều 11 Luật số 69/2014/QH13.
DANH MỤC BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH CHIẾN LƯỢC,
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 05 NĂM CỦA DOANH
NGHIỆP DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP VÀ THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH
NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Nghị định số 97/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ)
STT |
Tên doanh nghiệp |
Bộ quản lý ngành thực hiện thẩm định |
1 |
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội |
Bộ Quốc phòng |
2 |
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
3 |
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam |
Bộ Công Thương |
4 |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam |
Bộ Công Thương |
5 |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam |
Bộ Công Thương |
6 |
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam |
Bộ Công Thương |
7 |
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước |
Bộ Tài chính |
8 |
Doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn để thành lập mới theo quy định tại Điều 11 Luật số 69/2014/QH13 |
Bộ quản lý ngành (căn cứ theo ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.