CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.
Tổng cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây :
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngành hải quan; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan :
a) Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan;
Thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;
c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong ngành hải quan;
5. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về hải quan;
6. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện thống kê nhà nước về hải quan;
7. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
9. Quản lý tài chính và tài sản của ngành hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 3. Hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan
Tổng cục Hải quan được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
1. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm :
a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan :
1. Vụ Giám sát quản lý về hải quan;
2. Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
9. Cục Điều tra chống buôn lậu;
10. Cục Kiểm tra sau thông quan;
11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan :
1. Viện Nghiên cứu Hải quan;
2. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc;
3. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Trung;
4. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam;
5. Trường Cao đẳng Hải quan;
d) Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan địa phương.
2. Việc quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức của các đơn vị nêu tại điểm a, b, c, d Điều này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các Cục Hải quan địa phương và các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, đặc thù của hoạt động hải quan và quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
6. Tổng cục Hải quan có con dấu có hình quốc huy.
Điều 4. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan
Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và một số Phó Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Hải quan.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về nhiệm vụ được phân công.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Nghị định số 16/CP ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.