CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP).
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê nhà nước.
Điều 2. Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
1. Nội dung của mỗi chỉ tiêu thống kê gồm: Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu của chỉ tiêu thống kê và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.
2. Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
Quy trình biên soạn chỉ tiêu GDP, GRDP gồm 6 bước như sau:
1. Thu thập thông tin đầu vào phục vụ biên soạn GDP, GRDP.
2. Tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GDP, GRDP.
3. Biên soạn số liệu GDP, GRDP.
4. Rà soát, đánh giá lại GDP, GRDP.
5. Công bố, phổ biến số liệu GDP, GRDP.
6. Lưu trữ số liệu GDP, GRDP.
1. Bảo đảm thực hiện tập trung, thống nhất tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2. Bảo đảm tính thống nhất và minh bạch trong biên soạn, công bố số liệu GDP, GRDP; đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP, GRDP dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng.
3. Bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống và kết nối ở tất cả các bước của quy trình biên soạn.
4. Bảo đảm tính logic, tương thích, phù hợp giữa số liệu GDP, GRDP và các chỉ tiêu vĩ mô khác.
1. Số liệu GDP được biên soạn trên phạm vi toàn quốc.
2. Số liệu GRDP được biên soạn trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Số liệu biên soạn gồm số liệu ước tính, số liệu sơ bộ và số liệu chính thức.
1. Số liệu GDP được biên soạn theo phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng đối với kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng, năm; phương pháp thu nhập đối với kỳ 5 năm.
2. Số liệu GRDP biên soạn theo phương pháp sản xuất đối với kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
3. Các chỉ tiêu biên soạn chủ yếu gồm: Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng GDP, GRDP.
1. Thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập, xử lý và tổng hợp.
2. Thông tin do bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu thập, xử lý và tổng hợp.
3. Thông tin do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước xử lý và tổng hợp.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.
2. Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu số 01/TKQG, Biểu số 02/TKQG, Biểu số 03/NLTS, Biểu số 04/NLTS, Biểu số 05/CNXD và Biểu số 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu số 01/TCT, Biểu số 02/TCT, Biểu số 03/TCT, Biểu số 04/TCT, Biểu số 05/TCT, Biểu số 06/TCT, Biểu số 07/TCT, Biểu số 08/TCT, Biểu số 09/TCT và Biểu số 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:
1. Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập ở Điều 8 Nghị định này.
2. Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:
a) Tích lũy tài sản;
b) Tiêu dùng cuối cùng;
c) Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Giá trị sản xuất;
e) Chi phí trung gian;
g) Hệ thống chỉ số giá;
h) Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
3. Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
a) Giá trị sản xuất;
b) Chi phí trung gian;
c) Hệ thống chỉ số giá;
d) Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
4. Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện biên soạn:
1. Số liệu GDP giá hiện hành và giá so sánh theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng; kiểm tra tính logic, tương thích giữa số liệu GDP với số liệu các chỉ tiêu vĩ mô khác có liên quan.
2. Số liệu GRDP giá hiện hành và giá so sánh theo phương pháp sản xuất; kiểm tra tính logic, tương thích giữa số liệu GRDP với số liệu GDP và các chỉ tiêu vĩ mô khác có liên quan; hoàn thiện, giải trình kết quả tính toán sau khi thống nhất số liệu GRDP giữa trung ương và địa phương.
1. Định kỳ hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện rà soát GDP, GRDP.
2. Định kỳ 5 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương rà soát quy mô GDP, GRDP; báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô GDP, GRDP.
3. Rà soát, đánh giá lại quy mô GDP, GRDP gồm 5 bước như sau:
a) Rà soát, cập nhật số liệu giá trị sản xuất;
b) Rà soát, hoàn thiện hệ thống chỉ số giá;
c) Rà soát, cập nhật hệ số chi phí trung gian;
d) Đánh giá lại quy mô GDP, GRDP theo giá trị sản xuất, hệ thống chỉ số giá và hệ số chi phí trung gian đã được rà soát;
đ) Hoàn thiện kết quả đánh giá lại số liệu GDP, GRDP.
1. Số liệu GDP được công bố như sau:
a) Số liệu ước tính quý I: Ngày 29 tháng 3 hằng năm;
b) Số liệu ước tính quý II và 6 tháng; sơ bộ quý I: Ngày 29 tháng 6 hằng năm;
c) Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 29 tháng 9 hằng năm;
d) Số liệu ước tính quý IV và cả năm; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 29 tháng 12 hằng năm;
đ) Số liệu sơ bộ quý IV và cả năm: Ngày 29 tháng 3 năm kế tiếp;
e) Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.
2. Số liệu GRDP được công bố như sau:
a) Số liệu ước tính quý I: Ngày 25 tháng 3 hằng năm;
b) Số liệu ước tính quý II và 6 tháng; sơ bộ quý I: Ngày 29 tháng 5 hằng năm;
c) Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 25 tháng 9 hằng năm;
d) Số liệu ước tính quý IV và cả năm; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 25 tháng 11 hằng năm;
đ) Số liệu sơ bộ quý IV và cả năm: Ngày 25 tháng 3 năm kế tiếp;
e) Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.
3. Số liệu GDP, GRDP đã được công bố phải được phổ biến kịp thời, đầy đủ, rộng rãi, công khai và minh bạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) số hóa, lưu trữ tập trung số liệu GDP, GRDP và số liệu các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GDP, GRDP.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương:
a) Xây dựng, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin của các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
b) Thu thập, tổng hợp, công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, khai thác, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia; quy trình biên soạn GDP, GRDP;
d) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện quy trình biên soạn GDP, GRDP và rà soát, đánh giá lại quy mô GDP, GRDP.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan:
a) Xây dựng, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công;
b) Thu thập, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công;
c) Chia sẻ dữ liệu hành chính với cơ quan thống kê trung ương; chú trọng xây dựng, ký kết, thực hiện có hiệu quả quy chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan thống kê trung ương với thống kê bộ, ngành;
d) Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống báo cáo thống kê điện tử; gửi báo cáo số liệu thống kê cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) theo quy định của pháp luật về thống kê.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo sở, ban, ngành thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin cho cơ quan thống kê cấp tỉnh;
b) Sử dụng thống nhất số liệu, thông tin thống kê do cơ quan thống kê công bố trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống báo cáo thống kê điện tử từ sở, ban, ngành cho cơ quan thống kê cấp tỉnh để thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia.
4. Tập đoàn, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin theo quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
2. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.
|
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.