NGÂN
HÀNG QUỐC GIA |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******** |
Số: 90-VP/NGĐ |
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 1959 |
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KHO PHÁT HÀNH MỚI
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
Căn cứ Sắc lệnh số 15-SL ngày
6/5/1951 thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 94-TTG ngày 27-5-1951 của Thủ tướng Chính phủ ấn định chi
tiết tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam;
Xét theo nhu cầu công tác;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành chế độ Kho phát hành mới kèm theo Nghị định này.
Điều 2. Các quy định về Kho phát hành đã ban hành trước và trái với chế độ mới này đều bãi bỏ.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM |
MỤC ĐÍCH VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHO PHÁT HÀNH
Kho phát hành chỉ làm công việc xuất nhập tiền mặt với quỹ ngân hàng cấp tương đương, không làm công việc giao dịch tiền tệ trực tiếp với nhân dân hay tổ chức kinh tế.
Điều 4. Kho phát hành là một bộ phận thuộc tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam gồm 3 cấp:
- Ở Ngân hàng trung ương, có Tổng kho phát hành.
- Ở các Ngân hàng tỉnh, thành phố, khu tự trị, có Phân kho phát hành.
- Ở các Ngân hàng huyện, có Chi kho phát hành. Đối với những nơi chưa đủ điều kiện tổ chức Kho phát hành thì thành lập Kho bảo quản.
NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CÁC CẤP KHO
Mục 1. Những nguyên tắc căn bản
Về nhập kho, các Phân kho có trách nhiệm đôn đốc các Chi kho và Kho bảo quản chấp hành đầy đủ và vượt mức kế hoạch tiền mặt được duyệt y và coi kế hoạch đó là một nhiệm vụ mà Kho phát hành phải thu hồi.
Mục II. Nhiệm vụ cụ thể các cấp kho
Điều 17. Tổng kho có nhiệm vụ:
1. Lập và xét duyệt kế hoạch xuất nhập kho, quản lý, theo dõi, kiểm tra mọi việc xuất nhập kho của các Phân, Chi kho và Kho bảo quản, điều động tiền giữa các Phân kho.
2. Giám đốc và kiểm tra mọi mặt công tác về Kho phát hành của các kho cấp dưới.
3. Bảo quản các loại tiền, các loại kim khí quý, các loại tem, séc có tính chất đặc biệt quan trọng để trong kho được an toàn phẩm chất tốt.
4. Giữ sổ sách kế toán của Tổng kho, sổ sách xuất nhập các loại kim khí quý, các loại tem, séc gửi trong kho và làm báo cáo tổng hợp.
Điều 18. Các Phân kho có nhiệm vụ:
1. Căn cứ vào lệnh điều chuyển vốn của Tổng kho, làm các việc phân phối và thủ tục xuất nhập vận chuyển tiền cho các Chi kho và Kho bảo quản.
2. Căn cứ vào thông tri xuất kho của Tổng kho và kế hoạch phát hành, thu hồi từng tuần kỳ đã được xét duyệt làm các việc xuất nhập kho và ra lệnh cho các Chi kho và Kho bảo quản thực hiện. Phân kho tuyệt đối không được ra lệnh xuất vượt quá số tiền trong lệnh Tổng kho cho phép Phân kho được xuất.
3. Kiểm tra mọi mặt công tác về Kho phát hành của các kho cấp dưới.
4. Bảo quản tiền trong kho, các loại kim khí quý, các loại tem, séc gửi trong kho được an toàn và phẩm chất tốt.
5. Giữ sổ sách kế toán của Phân kho, sổ sách xuất nhập các loại kim khí quý, các loại tem, séc gửi trong kho và làm các nghiệp vụ kho phát hành do mình phụ trách tổng hợp hoạt động của các kho cấp dưới báo cáo lên Tổng kho.
Điều 19. Các Chi kho có nhiệm vụ:
1. Căn cứ vào lệnh điều chuyển của Phân kho, làm các việc xuất nhập kho và vận chuyển tiền.
2. Căn cứ vào thông tri xuất kho của Phân kho và kế hoạch phát hành, thu hồi từng tuần kỳ đã được xét duyệt, làm các việc xuất nhập kho.
3. Bảo quản tiền trong kho, các loại kim khí quý và các loại tem, séc để trong kho được an toàn và phẩm chất tốt.
4. Giữ sổ sách kế toán của Chi kho, sổ sách xuất nhập các loại kim khí quý, và các loại tem séc, gửi trong kho và làm các nghiệp vụ kho phát hành do mình phụ trách báo cáo lên Phân kho.
NHỮNG THỦ TỤC VỀ KHO PHÁT HÀNH
MỤC 1. THỦ TỤC VỀ VIỆC ĐIỀU CHUYỂN TIỀN TỪ KHO NÀY SANG KHO KHÁC.
- Nếu là điều chuyển tiền về theo nhu cầu của địa phương để đảm bảo kế hoạch thì Ngân hàng nhận được lệnh nhập phải tổ chức kịp thời việc vận chuyển và phụ trách việc áp tải.
- Nếu là điều chuyển để giải quyết số tiền vượt mức được giữ, thì Kho nhận được lệnh xuất phụ trách việc tổ chức vận chuyển áp tải.
- Nếu là điều chuyển tiền rách nát thì tiền của Kho nào do kho ấy phụ trách vận chuyển, áp tải.
- Trường hợp đặc biệt, kho ra lệnh có quyền chỉ định cho một kho nào có trách nhiệm tổ chức áp tải và vận chuyển. Trường hợp này, kho nhận được lệnh nhất thiết phải thi hành.
MỤC II. THỦ TỤC VỀ VIỆC PHÁT HÀNH VÀ THU HỒI TIỀN
Thủ tục giấy tờ về việc đổi tiền ở Kho phát hành có nói rõ trong phần chế độ kế toán Kho phát hành.
MỤC III. THỦ TỤC XỬ LÝ TIỀN THỪA THIẾU TRONG VIỆC XUẤT NHẬP KHO PHÁT HÀNH
Mỗi khi xuất kho giao sang quỹ nếu thiếu thì Ngân hàng tạm thời xuất quỹ, cho vay đủ số và ghi vào tài khoản cá nhân người chịu trách nhiệm bó bạc bị thiếu phải nợ, đồng thời tiến hành điều tra và xử lý. Nếu xẩy ra thừa thì làm đề nghị cho nhập quỹ. Việc giải quyết tiền thừa thiếu phải làm ngay sau khi phát hiện để cho sổ sách ăn khớp với tiền mặt.
Trường hợp điều chuyển tiền từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác thì Ngân hàng nhận tiền phải lập Hội đồng đếm lại từng tờ toàn bộ số tiền của Ngân hàng giao. Đếm xong, phải lập biên bản. Biên bản thừa hay thiếu tiền phải làm thành 4 bản: 1 bản giao cho người chứng kiến cầm tay mang về kèm theo các niêm phong có tên người đếm thừa thiếu, 1 bản gửi về kho ra lệnh, để báo cáo, 1 bản giao cho bộ phận kế toán tại Ngân hàng địa phương để theo dõi thanh toán và 1 bản lưu ở bộ phận thu phát.
Nếu thừa tiền thì Ngân hàng nhận cho nhập quỹ rồi chuyển trả cho Ngân hàng giao, chứ không nên giao cho người chứng kiến cầm tay mang về.
Nếu chỉ thừa lẻ tẻ dưới một đồng (1đ00) thì Ngân hàng nhận không cần trả lại cho Ngân hàng giao mà chỉ ghi trong biên bản để Ngân hàng giao biết và cho nhập quỹ.
Nếu thiếu thì Ngân hàng nhận tạm thời xuất quỹ cho vay để nhập kho cho đủ số tiền theo lệnh rồi làm giấy tờ đòi lại Ngân hàng giao. Ngân hàng giao khi nhận được giấy tờ thanh toán và các niêm phong do người chứng kiến mang về thì phải thanh toán ngay với Ngân hàng có nợ, đồng thời ghi nợ kiểm ngân đã đếm bó bạc bị thiếu và tiến hành xử lý để thu hồi số tiền ấy.
Trường hợp một khoản tiền điều chuyển mà vừa có thừa vừa có thiếu thì Ngân hàng nhận, nhập quỹ hoặc xuất quỹ cho vay số chênh lệch và giải quyết theo một trong hai trường hợp nói trên và trong biên bản cần ghi rõ các số tiền thừa, các số tiền thiếu thuộc niêm phong nào để tiện cho việc xử lý.
MỤC IV. THỦ TỤC TẬP TRUNG VÀ TIÊU HỦY TIỀN NÁT
Khi nhận tiền rách nát của quỹ đổi vào kho, thủ kho phát hành có trách nhiệm kiểm soát đúng tiêu chuẩn tiền rách nát và đếm lại; nếu không đúng tiêu chuẩn thì đề nghị Hội đồng kiểm soát tiền nát cho chọn lọc lại trước khi chặt góc và cho nhập kho.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.